[In trang]
Đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng tại các doanh nghiệp ngành gạch, gốm và thủy sản thông qua Chương trình hỗ trợ đầu tư xanh
Thứ năm, 28/05/2015
Dự án Chuyển hóa carbon thấp trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng (LCEE) là một sáng kiến năm 2012 từ quan hệ hợp tác dài hạn giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đan Mạch về tăng trưởng xanh trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam. Dự án hỗ trợ Chương trình Mục tiêu quốc gia về Sử dụng Năng lượng Tiết kiệm và Hiệu quả (VNEEP) và được thực hiện trên cơ sở đối tác giữa Bộ Khí hậu, Năng lượng và Tòa nhà Đan Mạch, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Xây dựng Việt Nam.

Dự án Chuyển hóa carbon thấp trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng (LCEE) là một sáng kiến năm 2012 từ quan hệ hợp tác dài hạn giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đan Mạch về tăng trưởng xanh trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam. Dự án hỗ trợ Chương trình Mục tiêu quốc gia về Sử dụng Năng lượng Tiết kiệm và Hiệu quả (VNEEP) và được thực hiện trên cơ sở đối tác giữa Bộ Khí hậu, Năng lượng và Tòa nhà Đan Mạch, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Xây dựng Việt Nam.

Mục tiêu phát triển của dự án là đóng góp vào sự phát triển bền vững và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp của Việt Nam thông qua tăng cường hiệu quả năng lượng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ và trong các công trình xây dựng.

Trong khuôn khổ dự án, Chương trình Hỗ trợ đầu tư xanh (GIF) ra đời nhằm khuyến khích các khoản đầu tư vào lĩnh vực tiết kiệm năng lượng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc 3 lĩnh vực gạch, gốm và chế biến thực phẩm tại Việt Nam.

1. Quy mô quỹ GIF: 110 tỷ đồng

2. Đối tượng

Doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc 3 lĩnh vực gạch, gốm và chế biến thực phẩm (các ngành nghề khác có thể được xem xét) áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng có khả năng đóng góp vào mục tiêu tiết kiệm năng lượng (TKNL) theo Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

3. Các địa phương được áp dụng

Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Nam, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP.HCM, Bình Dương.

4. Mục tiêu

Hỗ trợ khoảng 100-130 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong 2 năm 2015 và 2016.

5. Quy trình của dự án

Bước 1: Ý tưởng dự án

Doanh nghiệp nộp ý tưởng dự án về GIF theo biểu mẫu hồ sơ đề nghị bảo lãnh tín dụng để được xác nhận hợp lệ, đồng thời liên hệ với ngân hàng địa phương.

Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ

Doanh nghiệp chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện hồ sơ đề nghị theo yêu cầu và nộp lại cho GIF cùng với văn bản đồng thuận hoặc phê duyệt cấp vốn vay từ phía ngân hàng cho vay.

Bước 3: Thẩm định tiền dự án

Doanh nghiệp có hồ sơ dự sơ dự án đạt yêu cầu sẽ được chuyên gia tiến hành thẩm định các nội dung kỹ thuật và kinh tế đề xuất trong dự án.

Bước 4: Vay ngân hàng & bảo lãnh tín dụng

Sau khi dự án của doanh nghiệp được thẩm định là hợp lệ và doanh nghiệp nhận được phê duyệt cho vay, GIF sẽ phát hành bảo lãnh tín dụng cho ngân hàng cho vay ở mức 50% giá trị khoản vay, nhờ đó giảm áp lực về tài sản thế chấp cho doanh nghiệp.

Bước 5: Thực hiện dự án

Doanh nghiệp ký thỏa thuận vay vốn với ngân hàng cho vay và triển khai dự án tiết kiệm năng lượng theo các nội dung được đề xuất trong hồ sơ đề nghị.

Bước 6: Thẩm định hậu dự án

Sau khi doanh nghiệp triển khai và vận hành toàn diện trong vòng 4-6 tháng, các chuyên gia sẽ tiến hành thẩm định lại dự án và đánh giá mức năng lượng tiết kiệm được/mức giảm phát thải khí CO2 nhằm ra quyết định quy mô trả thưởng.

Bước 7: Trả thưởng

Căn cứ vào báo cáo thẩm định hậu dự án. GIF sẽ trả thưởng cho doanh nghiệp ở mức 10 – 30% giá trị khoản vay, giúp giảm trực tiếp giá trị khoản vay mà doanh nghiệp cần phải trả cho ngân hàng.

6. Mức độ trả thưởng

Theo nguyên tắc, bất kỳ dự án trong 3 ngành nói trên đều có cơ hội nhận hỗ trợ nếu đáp ứng được tiêu chí tiết kiệm tối thiểu 20% năng lượng sau khi dự án được triển khai. Kết thúc dự án, căn cứ vào kết quả thẩm định hậu dự án mà Ban điều hành và Quản lý cơ chế hỗ trợ tài chính sẽ quyết định quy mô trả thưởng. Trả thưởng được trừ trực tiếp vào giá trị khoản vay mà doanh nghiệp đã vay ngân hàng.

Mức độ trả thưởng tùy thuộc vào tiềm năng tiết kiệm năng lượng của doanh nghiêp và dao động từ 10-30% giá trị khoản vay của ngân hàng. Xem chi tiết ở bảng bên dưới:

 Mức tiết kiệm năng lượng
Trả thưởng
 50% 30%
 40% 23%
 30% 16%
 20% 10%

7. Tiêu chuẩn đánh giá lựa chọn dự án

Ban điều hành và quản lý cơ chế hỗ trợ tài chính (AMU) của Dự án đưa ra các tiêu chí để lựa chọn và đánh giá Hồ sơ đề xuất của doanh nghiệp như sau:
  1. Vốn điều lệ 100% trong nước và dưới 100 tỉ đồng
  2. Quy mô dưới 300 nhân viên
  3. Doanh nghiệp đã được thành lập và đi vào hoạt động
  4. Dự án đề xuất chưa được khởi động
  5. Dự án đề xuất sẽ giảm ít nhất 20% lượng năng lượng tiêu thụ hoặc khí thải CO2, trong một công đoạn sản xuất cụ thể hoặc đối với thiết bị cụ thể và phải cao hơn mức quy định tối thiểu cho phép (nếu có áp dụng)
  6. Tổng mức đầu tư vào dự án đề xuất phải trên 20.000 USD
  7. Tổng mức tài trợ doanh nghiệp nhận được từ GIF (bao gồm trả thưởng tiết kiệm năng lượng) và cơ chế và/hoặc nhà tài trợ khác không vượt quá 30% khoản vay dùng cho dự án.
  8. Doanh nghiệp cam kết tiếp các đoàn khách thăm quan học hỏi kinh nghiệm thực hiện dự án và công bố các ví dụ thực tế nhằm khích lệ sự nhân rộng của dự án.
8. Năng lực thực hiện dự án của doanh nghiệp
  1. Năng lực về kỹ thuật và nhân sự
  2. Năng lực tài chính nhằm huy động vốn tự đầu tư của doanh nghiệp và sử dụng tài sản thế chấp cho 50% khoản vay
9. Ngân hàng cho vay
  1. Ngân hàng Doanh nghiệp nộp hồ sơ vay vốn nằm trong danh sách ngân hàng cho vay đã ký kết thỏa thuận với Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam (EDK)
  2. Ngân hàng cho vay hứng thú với việc cấp tín dụng đầu tư vào tiết kiệm năng lượng (có xác nhận bằng văn bản)
  3. Tên chi nhánh ngân hàng cho vay
10. Thời gian thực hiện: Tháng 1/2013 – Tháng 6/2017

11. Danh sách các hoạt động tiêu biểu đã được dự án LCEE triển khai
  1. Thay thế lò nung gốm đốt than bằng lò nung gốm đốt khí hóa lỏng (LPG);
  2. Thay thế xe goòng tiết kiệm năng lượng tại các lò gạch tuy-nen;
  3. Lắp đặt hệ thống kiểm soát hiệu quả năng lượng cho hệ thống làm lạnh trong ngành chế biến thực phẩm;
  4. Thay thế hệ thống chiếu sáng mới và tiết kiệm năng lượng hơn tại các nhà máy;
  5. Thay thế nồi hơi đốt than bằng nồi hơi sử dụng nhiên liệu biomass;
  6. Thu hồi nhiệt thải từ hệ thống lạnh để làm nóng nước.
12. Thông tin liên hệ

Chương trình hỗ trợ đầu tư xanh
Tầng 11, Tòa nhà BIDV, 194 Trần Quang Khải, Hà Nội
Điện thoại: 0432041616
Email: fm.info@lcee.vn
Website: www.lcee.vn
Đỗ Đức Tuệ