Tình hình triển khai Chiến lược SXSH tại tỉnh Kon Tum giai đoạn 2009-2015
Thứ ba, 26/05/2015
UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành văn bản pháp lý tạo điều kiện cho việc triển khai áp dụng các hoạt động liên quan đến SXSH tại tỉnh, bố trí kinh phí thực hiện Chiến lược SXSH và thành lập Tổ hỗ trợ áp dụng SXSH thuộc Sở Công Thương.
UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành văn bản pháp lý tạo điều kiện cho việc triển khai áp dụng các hoạt động liên quan đến SXSH tại tỉnh, bố trí kinh phí thực hiện Chiến lược SXSH và thành lập Tổ hỗ trợ áp dụng SXSH thuộc Sở Công Thương.
Hiện nay, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum chủ yếu là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Lĩnh vực sản xuất chủ yếu là chế biến mủ cao su, tinh bột sắn, đường, cà phê, chế biến gỗ….Nhận thức được tầm quan trọng của việc áp dụng SXSH vào sản xuất công nghiệp sẽ mang lại lợi ích hết sức to lớn, UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành văn bản pháp lý tạo điều kiện triển khai áp dụng các hoạt động liên quan đến SXSH tại tỉnh, bố trí kinh phí thực hiện Chiến lược SXSH và thành lập Tổ hỗ trợ áp dụng SXSH thuộc Sở Công Thương.
Tích cực thực hiện nội dung của Chiến lược SXSH trong công nghiệp
Ngày 7/9/2009 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 1419/QĐ-TTg về việc thực hiện chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 với các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể. Để triển khai chiến lược tại tỉnh, Sở Công Thương tỉnh Kon Tum đã xây dựng, tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 835/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Trong quá trình thực hiện Chiến lược, Sở Công Thương đã xây dựng đơn vị đầu mối về SXSH tại tỉnh là Tổ hỗ trợ áp dụng SXSH thuộc Sở Công Thương; tuyên truyền, nâng cao nhận thức về SXSH bằng việc tổ chức 01 hội thảo, 02 lớp tập huấn về SXSH, phối hợp xây dựng các bài báo, bản tin, và 2 phóng sự với chủ đề “SXSH trong công nghiệp – chiến lược của Phát triển bền vững” và chủ đề “Công nghiệp Kon Tum trước yêu cầu SXSH”. Song song đó, Sở đã in 200 tờ rơi giới thiệu về một số điển hình áp dụng phát cho các đơn vị tham khảo thêm. Ngoài ra, Sở đã chỉ đạo Trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp thực hiện một số đề án hỗ trợ các doanh nghiệp như: hỗ trợ xây dựng 01 mô hình trình diễn kỹ thuật chế biến bã sắn để sản xuất thức ăn gia súc, 01 mô hình trình diễn sản xuất gạch không nung, 02 đề án hỗ trợ nâng cấp thiết bị sản xuất rượu, 01 mô hình trình diễn chế biến cà phê sạch, 01 mô hình trình diễn xử lý nước thải của nhà máy chế biến mủ cao su,… Trong năm 2015, UBND tỉnh tiếp tục phân bổ kinh phí để thực hiện một số nội dung về SXSH đã đặt ra trong Kế hoạch hành động nhằm đạt được các chỉ tiêu đã đề ra.
Tuy nhiên, qua quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược SXSH của tỉnh và Chiến lược SXSH của Thủ tướng chính phủ, việc áp dụng thực hiện SXSH tại tỉnh đã gặp phải một số khó khăn nhất định: (i) Cán bộ phụ trách thực hiện SXSH còn mỏng, khả năng tư vấn áp dụng SXSH vào sản xuất cho các doanh nghiệp còn hạn chế; (ii) việc huy động kinh phí từ các nguồn Kinh phí sự nghiệp môi trường, sự nghiệp khoa học công nghệ của tỉnh rất khó khăn, không thường xuyên vì nguồn kinh phí này quá nhỏ so với nhu cầu thực tế, do đó việc trích kinh phí từ các nguồn này để phục vụ cho mục đích áp dụng SXSH còn hạn chế; (iii) chưa nhận được kinh phí hàng năm từ Trung ương để thực hiện các nhiệm vụ đăng ký của Sở với Bộ Công Thương; (iv) còn có doanh nghiệp có nhận thức nhưng chưa đầy đủ về SXSH, ngoài ra, khi đã hiểu về SXSH và các lợi ích mà SXSH có thể mang lại thì các doanh nghiệp lại trông chờ vào các nguồn vốn hỗ trợ từ nhà nước.
Tích cực thực hiện nội dung của Chiến lược SXSH trong công nghiệp
Ngày 7/9/2009 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 1419/QĐ-TTg về việc thực hiện chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 với các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể. Để triển khai chiến lược tại tỉnh, Sở Công Thương tỉnh Kon Tum đã xây dựng, tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 835/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Trong quá trình thực hiện Chiến lược, Sở Công Thương đã xây dựng đơn vị đầu mối về SXSH tại tỉnh là Tổ hỗ trợ áp dụng SXSH thuộc Sở Công Thương; tuyên truyền, nâng cao nhận thức về SXSH bằng việc tổ chức 01 hội thảo, 02 lớp tập huấn về SXSH, phối hợp xây dựng các bài báo, bản tin, và 2 phóng sự với chủ đề “SXSH trong công nghiệp – chiến lược của Phát triển bền vững” và chủ đề “Công nghiệp Kon Tum trước yêu cầu SXSH”. Song song đó, Sở đã in 200 tờ rơi giới thiệu về một số điển hình áp dụng phát cho các đơn vị tham khảo thêm. Ngoài ra, Sở đã chỉ đạo Trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp thực hiện một số đề án hỗ trợ các doanh nghiệp như: hỗ trợ xây dựng 01 mô hình trình diễn kỹ thuật chế biến bã sắn để sản xuất thức ăn gia súc, 01 mô hình trình diễn sản xuất gạch không nung, 02 đề án hỗ trợ nâng cấp thiết bị sản xuất rượu, 01 mô hình trình diễn chế biến cà phê sạch, 01 mô hình trình diễn xử lý nước thải của nhà máy chế biến mủ cao su,… Trong năm 2015, UBND tỉnh tiếp tục phân bổ kinh phí để thực hiện một số nội dung về SXSH đã đặt ra trong Kế hoạch hành động nhằm đạt được các chỉ tiêu đã đề ra.
Tuy nhiên, qua quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược SXSH của tỉnh và Chiến lược SXSH của Thủ tướng chính phủ, việc áp dụng thực hiện SXSH tại tỉnh đã gặp phải một số khó khăn nhất định: (i) Cán bộ phụ trách thực hiện SXSH còn mỏng, khả năng tư vấn áp dụng SXSH vào sản xuất cho các doanh nghiệp còn hạn chế; (ii) việc huy động kinh phí từ các nguồn Kinh phí sự nghiệp môi trường, sự nghiệp khoa học công nghệ của tỉnh rất khó khăn, không thường xuyên vì nguồn kinh phí này quá nhỏ so với nhu cầu thực tế, do đó việc trích kinh phí từ các nguồn này để phục vụ cho mục đích áp dụng SXSH còn hạn chế; (iii) chưa nhận được kinh phí hàng năm từ Trung ương để thực hiện các nhiệm vụ đăng ký của Sở với Bộ Công Thương; (iv) còn có doanh nghiệp có nhận thức nhưng chưa đầy đủ về SXSH, ngoài ra, khi đã hiểu về SXSH và các lợi ích mà SXSH có thể mang lại thì các doanh nghiệp lại trông chờ vào các nguồn vốn hỗ trợ từ nhà nước.
Kết quả triển khai Chiến lược SXSH trong công nghiệp giai đoạn 2009 - 2015
Với các hạn chế về nguồn lực kỹ thuật và tài chính, tính đến hết năm 2014, hoạt động SXSH của tỉnh Kon Tum đã đạt được các kết quả khả quan so với mục tiêu của Chiến lược SXSH trong giai đoạn đến năm 2015.
Mục | Mục tiêu hết năm 2015 | Kết quả thực hiện đến cuối năm 2014 |
Tỷ lệ cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp | 50% | 50% |
Tỷ lệ cơ sở sản xuất công nghiệp sẽ áp dụng SXSH | 25% | 15% |
Mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu tiết kiệm được trên đơn vị sản phẩm tại những cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng SXSH | 5-8% | 3-5% |
Có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng SXSH trong công nghiệp. | Có cán bộ | Đã có* |
Các doanh nghiệp công nghiệp của tỉnh Kon Tum chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 97%, có công nghệ lạc hậu, nhưng với sự quan tâm, tích cực triển khai Chiến lược SXSH tại tỉnh và nhận thức của doanh nghiệp về lợi ích của việc áp dụng SXSH, tỉnh Kon Tum có tiềm năng đạt được các chỉ tiêu của Chiến lược, đồng thời giúp cho các doanh nghiệp giải quyết được các vấn đề môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Minh Công