Tiềm năng của thị trường công nghệ sạch ở Việt Nam là rất lớn
Thứ hai, 17/01/2011
Với mong muốn giúp Việt Nam tạo dựng một thị trường công nghiệp môi trường chuyên nghiệp thông qua đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sạch, hội thảo “Công nghệ sạch vì môi trường và phát triển bền vững” đã được Đại sứ quán Phần Lan tổ chức với sự phối hợp của Bộ Công Thương.
Với mong muốn giúp Việt Nam tạo dựng một thị trường công nghiệp môi trường chuyên nghiệp thông qua đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sạch, hội thảo “Công nghệ sạch vì môi trường và phát triển bền vững” đã được Đại sứ quán Phần Lan tổ chức với sự phối hợp của Bộ Công Thương.
Nhân dịp này, phóng viên báo Kinh tế Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Cảnh Cường - Phó vụ trưởng Vụ châu Âu - Bộ Công Thương.
Ông có thể đánh giá tiềm năng phát triển của thị trường công nghệ sạch ở Việt Nam?
Theo đánh giá của các chuyên gia, công nghiệp Việt Nam mới chỉ chuyển biến bước đầu về lượng mà chưa có những thay đổi quan trọng về chất, vẫn đang trong thời kỳ gia công lắp ráp, đặc trưng bởi giá trị gia tăng thấp và trình độ công nghệ còn lạc hậu. Trong giai đoạn hiện nay, công nghiệp có mức tiêu hao năng lượng và nguyên liệu trên đơn vị sản phẩm là rất cao, từ 1,2-1,5 lần so với các nước trong khu vực, cường độ năng lượng Việt Nam gấp 1,5 lần Thái Lan và gấp 2 lần so với mức bình quân trên thế giới. Do vậy, muốn công nghiệp Việt Nam phát triển, đạt được mục tiêu mà Chiến lược quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đề ra thì việc đổi mới công nghệ là tất yếu, do vậy có thể coi tiềm năng của thị trường công nghệ sạch ở Việt Nam là rất lớn.
Theo ông, rào cản lớn nhất hiện nay đối với các DN muốn thay đổi công nghệ là gì?
Hiện nay, tốc độ đổi mới công nghệ ở Việt Nam vào khoảng 10-11%, tuy nhiên theo đánh giá của nhiều chuyên gia, con số này còn cao hơn nhiều so với thực tế. Có rất nhiều vấn đề khiến cho các DN chậm đổi mới công nghệ, trong đó yếu tố đầu tiên phải kể đến là vốn. Thực tế hiện nay, các DN, ngoại trừ các DN có vốn đầu tư nước ngoài, đều gặp khó khăn về vốn và khó huy động vốn cho sản xuất kinh doanh cũng như đổi mới công nghệ, trong khi thị trường vốn trung và dài hạn của Việt Nam lại chưa phát triển, chưa có tác dụng hỗ trợ DN. Tiếp theo vốn là vấn đề thông tin và nhân lực. Theo đó, thiếu thông tin và nhiễu thông tin cũng đang cản trở các DN, rồi đổi mới công nghệ thì trước hết phải đổi mới con người, đội ngũ cán bộ kỹ thuật chứ không chỉ đơn thuần là vấn đề thiết bị máy móc. Theo tôi, 3 lý do trên là những nhân tố chính khiến cho quá trình đầu tư đổi mới công nghệ có thể gặp nhiều rủi ro. Tuy nhiên, còn một số lý do mà rất nhiều DN tại Việt Nam ít đề cập đến, đó là việc thực thi các quy định pháp luật liên quan đến môi trường chưa nghiêm và chưa đồng bộ ở các địa phương dẫn đến tình trạng các công nghệ cũ, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường không những tồn tại mà còn tiếp tục được du nhập vào Việt Nam.
Vậy ông có kỳ vọng hay đánh giá như thế nào về chương trình hội thảo lần này?
Hội thảo lần này sẽ là cơ hội cho các DN Việt Nam tìm hiểu thêm về các công nghệ sạch hiện đại trên thế giới, nhất là tại Phần Lan - một quốc gia hàng đầu trên thế giới về nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ sạch. Hội thảo cũng góp phần tăng cường mạng lưới liên kết hiện có và thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa Việt Nam và Phần Lan cũng như giữa các tổ chức nhà nước và tư nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các bên có liên quan khác thông qua các công cụ hỗ trợ của Chính phủ Phần Lan cho các đối tác Việt Nam trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ sạch.
Theo ông, để thị trường công nghệ sạch Việt Nam phát triển trong thời gian tới, chúng ta phải có những bước đi như thế nào?
Như trên tôi đã nói, có 3 vấn đề lớn cản trở quá trình phát triển công nghệ sạch ở các DN, do đó, để quá trình đổi mới công nghệ diễn ra nhanh chóng cần phải có những động lực thúc đẩy. Theo đó, phải phát huy vai trò điều phối của Nhà nước đối với phát triển công nghệ sạch, bởi không chỉ lĩnh vực công nghệ sạch mà tất cả các hoạt động của DN đều chịu sự tác động của Nhà nước, hơn nữa DN cũng là đối tượng hưởng mọi sự khuyến khích và hỗ trợ của Nhà nước thông qua các hình thức cụ thể như động viên khen thưởng, giúp đỡ và hỗ trợ thông qua các chương trình dự án; hỗ trợ tài chính và phát triển dịch vụ: Vì vốn là vấn đề lớn của DN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ, do đó cần phải có sự hỗ trợ phù hợp, bên cạnh đó có thể giúp các DN giảm bớt chi phí thông qua việc hỗ trợ và phát triển các dịch vụ như đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ xây dựng kế hoạch - chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường, hỗ trợ trong việc cấp chứng nhận ISO 14000, nhãn sinh thái, nhãn môi trường…; hỗ trợ kỹ thuật cung cấp thông tin chính thức về công nghệ sạch, thân thiện môi trường: Các DN có thể thông qua các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ quốc tế và các trung tâm tư vấn có uy tín, từ đó tránh được hiện tượng nhiễu thông tin như hiện nay./.
Ông có thể đánh giá tiềm năng phát triển của thị trường công nghệ sạch ở Việt Nam?
Theo đánh giá của các chuyên gia, công nghiệp Việt Nam mới chỉ chuyển biến bước đầu về lượng mà chưa có những thay đổi quan trọng về chất, vẫn đang trong thời kỳ gia công lắp ráp, đặc trưng bởi giá trị gia tăng thấp và trình độ công nghệ còn lạc hậu. Trong giai đoạn hiện nay, công nghiệp có mức tiêu hao năng lượng và nguyên liệu trên đơn vị sản phẩm là rất cao, từ 1,2-1,5 lần so với các nước trong khu vực, cường độ năng lượng Việt Nam gấp 1,5 lần Thái Lan và gấp 2 lần so với mức bình quân trên thế giới. Do vậy, muốn công nghiệp Việt Nam phát triển, đạt được mục tiêu mà Chiến lược quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đề ra thì việc đổi mới công nghệ là tất yếu, do vậy có thể coi tiềm năng của thị trường công nghệ sạch ở Việt Nam là rất lớn.
Theo ông, rào cản lớn nhất hiện nay đối với các DN muốn thay đổi công nghệ là gì?
Hiện nay, tốc độ đổi mới công nghệ ở Việt Nam vào khoảng 10-11%, tuy nhiên theo đánh giá của nhiều chuyên gia, con số này còn cao hơn nhiều so với thực tế. Có rất nhiều vấn đề khiến cho các DN chậm đổi mới công nghệ, trong đó yếu tố đầu tiên phải kể đến là vốn. Thực tế hiện nay, các DN, ngoại trừ các DN có vốn đầu tư nước ngoài, đều gặp khó khăn về vốn và khó huy động vốn cho sản xuất kinh doanh cũng như đổi mới công nghệ, trong khi thị trường vốn trung và dài hạn của Việt Nam lại chưa phát triển, chưa có tác dụng hỗ trợ DN. Tiếp theo vốn là vấn đề thông tin và nhân lực. Theo đó, thiếu thông tin và nhiễu thông tin cũng đang cản trở các DN, rồi đổi mới công nghệ thì trước hết phải đổi mới con người, đội ngũ cán bộ kỹ thuật chứ không chỉ đơn thuần là vấn đề thiết bị máy móc. Theo tôi, 3 lý do trên là những nhân tố chính khiến cho quá trình đầu tư đổi mới công nghệ có thể gặp nhiều rủi ro. Tuy nhiên, còn một số lý do mà rất nhiều DN tại Việt Nam ít đề cập đến, đó là việc thực thi các quy định pháp luật liên quan đến môi trường chưa nghiêm và chưa đồng bộ ở các địa phương dẫn đến tình trạng các công nghệ cũ, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường không những tồn tại mà còn tiếp tục được du nhập vào Việt Nam.
Vậy ông có kỳ vọng hay đánh giá như thế nào về chương trình hội thảo lần này?
Hội thảo lần này sẽ là cơ hội cho các DN Việt Nam tìm hiểu thêm về các công nghệ sạch hiện đại trên thế giới, nhất là tại Phần Lan - một quốc gia hàng đầu trên thế giới về nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ sạch. Hội thảo cũng góp phần tăng cường mạng lưới liên kết hiện có và thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa Việt Nam và Phần Lan cũng như giữa các tổ chức nhà nước và tư nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các bên có liên quan khác thông qua các công cụ hỗ trợ của Chính phủ Phần Lan cho các đối tác Việt Nam trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ sạch.
Theo ông, để thị trường công nghệ sạch Việt Nam phát triển trong thời gian tới, chúng ta phải có những bước đi như thế nào?
Như trên tôi đã nói, có 3 vấn đề lớn cản trở quá trình phát triển công nghệ sạch ở các DN, do đó, để quá trình đổi mới công nghệ diễn ra nhanh chóng cần phải có những động lực thúc đẩy. Theo đó, phải phát huy vai trò điều phối của Nhà nước đối với phát triển công nghệ sạch, bởi không chỉ lĩnh vực công nghệ sạch mà tất cả các hoạt động của DN đều chịu sự tác động của Nhà nước, hơn nữa DN cũng là đối tượng hưởng mọi sự khuyến khích và hỗ trợ của Nhà nước thông qua các hình thức cụ thể như động viên khen thưởng, giúp đỡ và hỗ trợ thông qua các chương trình dự án; hỗ trợ tài chính và phát triển dịch vụ: Vì vốn là vấn đề lớn của DN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ, do đó cần phải có sự hỗ trợ phù hợp, bên cạnh đó có thể giúp các DN giảm bớt chi phí thông qua việc hỗ trợ và phát triển các dịch vụ như đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ xây dựng kế hoạch - chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường, hỗ trợ trong việc cấp chứng nhận ISO 14000, nhãn sinh thái, nhãn môi trường…; hỗ trợ kỹ thuật cung cấp thông tin chính thức về công nghệ sạch, thân thiện môi trường: Các DN có thể thông qua các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ quốc tế và các trung tâm tư vấn có uy tín, từ đó tránh được hiện tượng nhiễu thông tin như hiện nay./.