Vai trò của khuyến công trong phát triển ngành Cơ khí tại Nam Định
Thứ năm, 11/09/2014
Cơ khí là ngành công nghiệp nền tảng, có vị trí quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.. Nhìn lại 10 năm qua, VN đã đạt được nhiều thành tựu, kết quả trong phát triển ngành cơ khí. Giá trị của cơ khí chế tạo, xuất khẩu liên tục tăng; sức cạnh tranh của các sản phẩm cơ khí ở thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu không ngừng được nâng lên.
Cơ khí là ngành công nghiệp nền tảng, có vị trí quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.. Nhìn lại 10 năm qua, VN đã đạt được nhiều thành tựu, kết quả trong phát triển ngành cơ khí. Giá trị của cơ khí chế tạo, xuất khẩu liên tục tăng; sức cạnh tranh của các sản phẩm cơ khí ở thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu không ngừng được nâng lên.
Năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành đạt 228.000 tỷ đồng, tăng 6 lần so với giá trị sản xuất công nghiệp ngành cơ khí đạt được năm 2000; năm 2013 ước đạt 251.000 tỷ đồng. Cùng với Hà Nội và Hải Phòng, Nam Định là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về sản xuất cơ khí. Tỉnh Nam Định có kế hoạch trong năm nay sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các doanh nghiệp, tăng cường các hoạt động Khuyến công để hỗ trợ lĩnh vực sản xuất cơ khí trên 2 phương diện: nguồn vốn và nhân lực, từ đó đưa ngành cơ khí trở thành mũi nhọn của tỉnh Nam Định.
Nằm cách thị trấn Xuân Trường, huyện Xuân Trường – tỉnh Nam Định không xa, làng nghề cơ khí Xuân Tiến đang có một cú chuyển mình mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất cơ khí. Hàng loạt các nhà máy, phân xưởng sản xuất cơ khí lớn nhỏ được dựng lên ngày càng nhiều. Từ năm 1997 đến nay, nhiều cơ sở sản xuất nhỏ của xã đã phát triển, trở thành các công ty cổ phần, TNHH, doanh nghiệp… Tính đến nay, trên địa bàn xã có khoảng 30 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có quy mô lớn hoạt động trong và ngoài Cụm công nghiệp Xuân Tiến. Con số này chưa kể đến hơn 200 cơ sở sản xuất cơ khí nhỏ lẻ khác. Trên con đường dẫn vào xã Xuân Tiến, hàng trăm sản phẩm cơ khí như máy trộn bê tông, máy tuốt lúa, hay máy ép gạch được xếp thành hàng để chờ được bán ra thị trường
Theo Ông Trần Quốc Hùng, PGĐ Sở Công Thương, tỉnh Nam Định thì: hiện nay về cơ khí Nam Định, có thể nói phát triển sau Hà Nội, Hải Phòng. Có rất nhiều loại sản phẩm trong đó có sản phẩm đáp ứng được nhu cầu xóa bỏ gạch đất nung. Các DN đã nhanh chóng nghiên cứu các máy ép gạch để phục vụ sản xuất gạch không nung theo lộ trình của Chính phủ, của UBND tỉnh Nam Định. Việc này tạo điều kiện cho các DN đầu tư phát triển.
Còn theo Ông Đinh Thanh Bằng, Giám đốc công ty cổ phần Thanh Bằng thì ông vốn được sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghề cơ khí. Sau một thời gian tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu của thị trường, mà đặc biệt là của ngành cơ khí vật liệu xây dựng, ông cùng những người thợ cơ khí ở đây đã dành một năm nghiên cứu để chế tạo ra những chiếc máy ép gạch không khung đầu tiên, phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Chiếc máy ép gạch này đã giúp cải thiện công suất lên gấp 5 lần so với các lò gạch truyền thống… Nếu 5 người làm máy thủ công trước thì được khoảng 3000 viên. Bây giờ 5 người làm thì có thể đạt công suất 15000 viên/ngày
Là một ngành nghề trọng điểm , năm 2013, sản xuất cơ khí của Nam Định tăng trưởng 30%, trong đó riêng lĩnh vực đóng mới tàu thuyền và sản xuất sản phẩm phục vụ ngành xây dựng tăng tới 40%. Ngoài ra với thương hiệu và tính năng ưu việt, nhiều sản phẩm cơ khí được sản xuất tại Nam Định đã có vị thế, chỗ đứng trên thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Nhiều chủ cơ sở, xưởng sản xuất trên địa bàn những năm gần đây làm ăn rất phát đạt. Hơn 1.000 lao động địa phương, chưa kể số lao động các địa phương lân cận, đã có công ăn việc làm ổn định góp phần ngăn chặn, giảm thiểu đáng kể tệ nạn xã hội phát sinh.
Tuy nhiên theo Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghệp 1 (IPC1) xác định, sản xuất cơ khí tại Nam Định vẫn còn gặp phải một số khó khăn khiến cho hàm lượng công nghệ ở những sản phẩm sản xuất ra chưa cao, giá trị gia tăng còn thấp. Nguyên nhân khó khăn thứ nhất vẫn là về vốn. Khó khăn thứ hai là về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực tay nghề cao. Khó khăn thứ ba là về công nghệ và tiếp xúc với công nghệ, thiết bị hiện đại. Đây là một hạn chế của các DN trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Trước những ý kiến và nhu cầu của các DN sản xuất cơ khí trên địa bàn tỉnh Nam Định, IPC1 khẳng định trong thời gian tới, sẽ tăng cường việc rà soát các DN cơ khí, để từ đó nắm bắt được xu thế phát triển của ngành, để từ đó đề xuất với Cục Công nghiệp địa phương và Bộ Công Thương trích thêm nguồn kinh phí để hỗ trợ các DN từ nguồn kinh phí Khuyến công quốc gia. Mặt khác, để khắc phục những hạn chế trên, trong thời gian vừa qua, IPC1 cũng đã cùng với Sở Công Thương tỉnh Nam Định đã đưa ra nhiều giải pháp để nâng cao tay nghề và hỗ trợ vốn cho các DN sản xuất cơ khí, tạo điều kiện cho các DN đầu tư nghiên cứu và mở rộng sản xuất. Cụ thể, trung tâm KC cũng sẽ nghiên cứu và đồng hành cùng các DN trong hai nhiệm vụ cụ thể, thứ nhất là đào tạo để nâng cao tay nghề đội ngũ công nhân để cung cấp cho các đơn vị sản xuất cơ khí; thứ hai là hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để sản xuất ra những sản phẩm mới có chất lượng cao trên địa bàn đáp ứng ngay nhu cầu của xã hội.
Nằm cách thị trấn Xuân Trường, huyện Xuân Trường – tỉnh Nam Định không xa, làng nghề cơ khí Xuân Tiến đang có một cú chuyển mình mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất cơ khí. Hàng loạt các nhà máy, phân xưởng sản xuất cơ khí lớn nhỏ được dựng lên ngày càng nhiều. Từ năm 1997 đến nay, nhiều cơ sở sản xuất nhỏ của xã đã phát triển, trở thành các công ty cổ phần, TNHH, doanh nghiệp… Tính đến nay, trên địa bàn xã có khoảng 30 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có quy mô lớn hoạt động trong và ngoài Cụm công nghiệp Xuân Tiến. Con số này chưa kể đến hơn 200 cơ sở sản xuất cơ khí nhỏ lẻ khác. Trên con đường dẫn vào xã Xuân Tiến, hàng trăm sản phẩm cơ khí như máy trộn bê tông, máy tuốt lúa, hay máy ép gạch được xếp thành hàng để chờ được bán ra thị trường
Theo Ông Trần Quốc Hùng, PGĐ Sở Công Thương, tỉnh Nam Định thì: hiện nay về cơ khí Nam Định, có thể nói phát triển sau Hà Nội, Hải Phòng. Có rất nhiều loại sản phẩm trong đó có sản phẩm đáp ứng được nhu cầu xóa bỏ gạch đất nung. Các DN đã nhanh chóng nghiên cứu các máy ép gạch để phục vụ sản xuất gạch không nung theo lộ trình của Chính phủ, của UBND tỉnh Nam Định. Việc này tạo điều kiện cho các DN đầu tư phát triển.
Còn theo Ông Đinh Thanh Bằng, Giám đốc công ty cổ phần Thanh Bằng thì ông vốn được sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghề cơ khí. Sau một thời gian tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu của thị trường, mà đặc biệt là của ngành cơ khí vật liệu xây dựng, ông cùng những người thợ cơ khí ở đây đã dành một năm nghiên cứu để chế tạo ra những chiếc máy ép gạch không khung đầu tiên, phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Chiếc máy ép gạch này đã giúp cải thiện công suất lên gấp 5 lần so với các lò gạch truyền thống… Nếu 5 người làm máy thủ công trước thì được khoảng 3000 viên. Bây giờ 5 người làm thì có thể đạt công suất 15000 viên/ngày
Là một ngành nghề trọng điểm , năm 2013, sản xuất cơ khí của Nam Định tăng trưởng 30%, trong đó riêng lĩnh vực đóng mới tàu thuyền và sản xuất sản phẩm phục vụ ngành xây dựng tăng tới 40%. Ngoài ra với thương hiệu và tính năng ưu việt, nhiều sản phẩm cơ khí được sản xuất tại Nam Định đã có vị thế, chỗ đứng trên thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Nhiều chủ cơ sở, xưởng sản xuất trên địa bàn những năm gần đây làm ăn rất phát đạt. Hơn 1.000 lao động địa phương, chưa kể số lao động các địa phương lân cận, đã có công ăn việc làm ổn định góp phần ngăn chặn, giảm thiểu đáng kể tệ nạn xã hội phát sinh.
Tuy nhiên theo Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghệp 1 (IPC1) xác định, sản xuất cơ khí tại Nam Định vẫn còn gặp phải một số khó khăn khiến cho hàm lượng công nghệ ở những sản phẩm sản xuất ra chưa cao, giá trị gia tăng còn thấp. Nguyên nhân khó khăn thứ nhất vẫn là về vốn. Khó khăn thứ hai là về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực tay nghề cao. Khó khăn thứ ba là về công nghệ và tiếp xúc với công nghệ, thiết bị hiện đại. Đây là một hạn chế của các DN trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Trước những ý kiến và nhu cầu của các DN sản xuất cơ khí trên địa bàn tỉnh Nam Định, IPC1 khẳng định trong thời gian tới, sẽ tăng cường việc rà soát các DN cơ khí, để từ đó nắm bắt được xu thế phát triển của ngành, để từ đó đề xuất với Cục Công nghiệp địa phương và Bộ Công Thương trích thêm nguồn kinh phí để hỗ trợ các DN từ nguồn kinh phí Khuyến công quốc gia. Mặt khác, để khắc phục những hạn chế trên, trong thời gian vừa qua, IPC1 cũng đã cùng với Sở Công Thương tỉnh Nam Định đã đưa ra nhiều giải pháp để nâng cao tay nghề và hỗ trợ vốn cho các DN sản xuất cơ khí, tạo điều kiện cho các DN đầu tư nghiên cứu và mở rộng sản xuất. Cụ thể, trung tâm KC cũng sẽ nghiên cứu và đồng hành cùng các DN trong hai nhiệm vụ cụ thể, thứ nhất là đào tạo để nâng cao tay nghề đội ngũ công nhân để cung cấp cho các đơn vị sản xuất cơ khí; thứ hai là hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để sản xuất ra những sản phẩm mới có chất lượng cao trên địa bàn đáp ứng ngay nhu cầu của xã hội.