Hà Nội tăng cường các hoạt động thúc đẩy áp dụng sản xuất sạch hơn trong khu vực làng nghề
Thứ sáu, 05/09/2014
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hoàn toàn có thể khắc phục được nếu áp dụng các giải pháp sản xuất sạch. Việc Ứng dụng các giải pháp SXSH nhằm giảm ô nhiễm và tăng hiệu quả kinh tế tại các khu vực làng nghề là một trong những trọng tâm của hoạt động SXSH được triển khai trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2012 và được tiếp tục duy trì đến hiện nay.
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hoàn toàn có thể khắc phục được nếu áp dụng các giải pháp sản xuất sạch. Việc Ứng dụng các giải pháp SXSH nhằm giảm ô nhiễm và tăng hiệu quả kinh tế tại các khu vực làng nghề là một trong những trọng tâm của hoạt động SXSH được triển khai trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2012 và được tiếp tục duy trì đến hiện nay.
Với đặc trưng là tận dụng diện tích đất ở để làm nơi sản xuất, sử dụng nguồn vốn nhỏ, chủ yếu là vốn tự có để sản xuất kinh doanh nên trình độ công nghệ của các đơn vị sản xuất các sản phẩm nghề truyền thống chưa cao. Công đoạn sản xuất chính của một số ngành nghề như gốm sứ, mây tre đan, nón, gỗ mỹ nghệ… vẫn phải làm bằng tay, nhất là các sản phẩm đòi hỏi tính mỹ thuật cao. Theo thống kê của Sở Công Thương Hà Nội, hiện 70% thiết bị được sử dụng tại các làng nghề Hà Nội là máy móc, trang thiết bị đơn giản. Số máy móc hiện đại chỉ tập trung tại một số làng với những ngành nghề như dệt, may, gốm sứ. Bên cạnh đó, hệ thống xử lý nước thải tại các khu vực làng nghề nhìn chung vẫn chưa được quan tâm đầu tư xây dựng. Do vậy, ô nhiễm môi trường làng nghề đang trở thành tình trạng chung, là vấn đề nổi cộm của hầu hết các làng nghề ngoại thành Hà Nội và ngày càng đe dọa nghiêm trọng đến môi trường sống cũng như phát triển sản xuất. Cụ thể, không khí tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm thường bị ô nhiễm do đốt nhiên liệu, do sự phân hủy yếm khí các chất hữu cơ có trong nước thải, chất thải rắn như CO2, NH3, CH4. Không khí tại các làng nghề mây tre đan, làm nón, tăm hương… bị ô nhiễm do khâu sấy chống mốc dùng diêm sinh gây phát sinh một lượng lớn khí SO2. Không khí tại các làng nghề dệt nhuộm bị ô nhiễm do bụi bông, bụi than, hơi hóa chất, xút thải… Không những gây ảnh hưởng đến môi trường, ô nhiễm làng nghề còn khiến cho tỷ lệ mắc bệnh tại các làng nghề có xu hướng tăng cao, đặc biệt là các nhóm người trong độ tuổi lao động.
Để áp dụng các giải pháp SXSH nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong các làng nghề tại Hà Nội hiện nay thì điểm mấu chốt nhất trong áp dụng các giải pháp SXSH tại khu vực làng nghề là phải quản lý tốt nội vi, sau đó mới tính đến các giải pháp đòi hỏi công nghệ cao. Dựa trên đặc điểm đó, trên địa bàn thành phố đã triển khai 3 mô hình thí điểm áp dụng các công cụ SXSH gồm: Làng nghề cơ khí Thanh Thùy (năm 2012), Làng gốm Kim Lan (năm 2013) và Làng nghề rèn truyền thống Đa Sỹ (năm 2014).
Làng nghề cơ kim khí Thanh Thùy
Làng nghề cơ kim khí Thanh Thùy, huyện Thanh Oai (Hà Nội), là một minh chứng của sự ô nhiễm. Thanh Thùy có sáu thôn thì bốn thôn sản xuất cơ kim khí, một thôn làm trống, thôn còn lại sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, điêu khắc gỗ. Các làng nghề của xã thu hút 1.787 hộ tham gia, nhờ vậy cơ cấu kinh tế địa phương chuyển dịch đáng kể, giá trị sản xuất nông nghiệp giảm xuống chỉ còn 16,5%, tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp chiếm 83,5%. Tuy nhiên, người dân nơi đây luôn sống trong cảnh lo âu do hệ thống xử lý chất thải trong thời gian dài chưa bảo đảm an toàn, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân luôn thường trực. Trong nhiều chương trình, dự án của thành phố Hà Nội và các tổ chức xã hội tài trợ, nhằm khắc phục ô nhiễm đang triển khai, phải kể đến dự án quản lý nhà nước về môi trường cấp tỉnh VPEG do Chính phủ Canada tài trợ triển khai tại xã Thanh Thùy. Hơn 5 tháng thí điểm áp dụng sản xuất sạch hơn (5S) tại 5 hộ sản xuất, bao gồm 3 hộ chuyên mạ kim loại và 2 hộ đột dập, đã tạo sự thay đổi rõ rệt tại Thanh Thùy. Thực hiện theo 5S, công nhân trong các xưởng sản xuất đỡ tốn công sức khi sản xuất; di chuyển nguyên vật liệu nhanh gọn hơn, hạn chế rơi vãi hóa chất và sản phẩm trong quá trình sản xuất; việc xuất, nhập nguyên liệu, sản phẩm cũng trở nên thuận tiện và đơn giản hơn. Các hộ làm nghề và doanh nghiệp nhỏ đã ký cam kết áp dụng công nghệ sản xuất theo 5S để bảo vệ môi trường.
Làng nghề gốm Kim Lan
Nằm đối diện với Bát Tràng qua con kênh Bắc Hưng Hải, làng gốm Kim Lan có lịch sử lâu đời và hiện có đến 300 hộ gia đình làm nghề gốm. Sản phẩm của làng gốm được bán rộng rãi ở thị trường trong nước và xuất khẩu sang các nước trên thế giới. Tuy nhiên, do đặc thù sản xuất gốm sứ nên phần lớn lượng chất thải phát sinh của các lò gốm như khí thải từ các hoạt động của lò nung gốm truyền thống, chất thải rắn gồm xỉ than, sản phẩm hỏng, khuôn hỏng và nước thải sản xuất được thải ra môi trường đã gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng dân cư nơi đây. Để kiểm soát ô nhiễm từ đầu nguồn, Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Hà Nội (ECC Hà Nội) đã tham gia đánh giá, tư vấn sản xuất sạch hơn và tiến đến triển khai mô hình thí điểm tại làng nghề nhằm giúp các hộ dân nhận thức được lợi ích từ các hoạt động sản xuất sạch hơn.
Đối với giải pháp có chi phí đầu tư thấp thông qua thay đổi phương thức quản lý nội vi, các chuyên gia tư vấn của ECC Hà Nội đã tư vấn và hướng dẫn người lao động khắc phục các điểm rò rỉ của thiết bị, máy móc, van nước hay tắt nguồn điện khi không sử dụng cũng như thường xuyên bảo dưỡng máy móc, thiết bị. Thay thế dần bóng đèn chiếu sáng hiện tại bằng các bóng đèn tuýp gầy có công suất 36W.
Đồng thời, nhóm chuyên gia tư vấn cũng giới thiệu và hướng dẫn chủ cơ sở sản xuất phương pháp quản lý 5S của Nhật Bản (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng). Theo đó, chủ cơ sở sản xuất có thể sàng lọc xem cái gì còn phục vụ sản xuất được, cái gì sẽ thải bỏ, đồng thời sắp xếp lại quy trình sản xuất, thiết bị, phương tiện, nguyên vật liệu sao cho hợp lý và thuận tiện nhằm tiết kiệm thời gian, công lao động. Đặc biệt, khu vực sản xuất luôn được vệ sinh sạch sẽ, máy móc thiết bị luôn được bảo dưỡng và kiểm tra rồi mới sẵn sàng cho công đoạn sản xuất.
Đối với giải pháp đầu tư có chi phí cao, hộ ông Đào Việt Bình đã quyết định đầu tư chuyển đổi lò nung gốm truyền thống đốt than sang lò nung gốm đốt gas hiện đại với tổng mức đầu tư 300 triệu đồng. Sở Công Thương Hà Nội hỗ trợ 90 triệu đồng tương đương với 30% chi phí đầu tư. Công nghệ sản xuất mới đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm phát thải ô nhiễm môi trường, giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng xuống còn 2-5% trong khi trước kia với lò thủ công thì con số này khá cao khoảng 20%. Đồng thời, môi trường làm việc của công nhân đã được cải thiện cũng như giảm được 20% lượng chất thải ra môi trường, hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm được nâng cao.
Theo nhận định của Hiệp hội Làng nghề gốm Kim Lan, mô hình chuyển đổi công nghệ lò than sang lò gas là giải pháp mang lại hiệu quả lớn. Trong khoảng 300 hộ chuyên sản xuất gốm thì hiện đã có 56 hộ chuyển sang lò gas. Xã cũng đã quy hoạch khu sản xuất 4,9 ha, chuẩn bị đầu tư xây dựng lò gas và trung tâm giới thiệu làng nghề góp phần quảng bá sản phẩm, giải quyết việc làm và hơn hết là lợi ích kinh tế - môi trường cũng như sức khỏe của người dân được đảm bảo. Từ đó, không chỉ môi trường dần được hồi sinh mà gốm Kim Lan với chất lượng tốt hơn sẽ dần chiếm được niềm tin của người tiêu dùng.
Làng nghề rèn truyền thống Đa Sỹ
Làng dao kéo Đa Sỹ (phường Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội) có 800 hộ dân vẫn duy trì mô hình sản xuất hộ gia đình, tiểu thủ công nghiệp là một trong ít nơi nghề truyền thống còn được tiếp truyền và phát triển. Thường xuyên tiếp xúc với đồ cơ khí có tính sát thương cao (dao, kéo, búa máy, máy mài, máy cắt...), môi trường làm việc khắc nghiệt, nhưng người thợ rèn ít tuân thủ các nguyên tắc an toàn lao động.
Tháng 5 năm nay Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng Hà Nội đã tổ chức buổi đào tạo giới thiệu SXSH cho các hộ dân trong làng nghề nhằm nâng cao nhận thức các lợi ích từ các hoạt động sản xuất sạch hơn, đặc biệt là công cụ 5S và quản lý nội vi góp phần hạn chế các tai nạn lao động.
Cùng với đó, Trung tâm hỗ trợ xây dựng mô hình điển hình áp dụng sản xuất sạch hơn cho Hộ sản xuất Nguyễn Thị Huệ thuộc Làng nghề rèn truyền thống Đa Sỹ. Đầu tư thiết bị cơ khí hóa thay cho việc sản xuât thủ công nâng cao năng suất lao động chất lượng sản phẩm và cải thiện môi trường làm việc công nhân. Theo nhận định của Hiệp hội Làng nghề rèn truyền thống Đa Sỹ, bước đầu mô hình áp dụng SXSH nâng cao hiệu quả sản xuất cải thiện môi trường là giải pháp mang lại hiệu quả lớn và sẽ được triển khai nhân rộng trong thời gian tới.
Việc triển khai áp dụng SXSH tại các làng nghề tuy mới chỉ ở bước đầu và chỉ ở các giai đoạn quản lý nhưng đã mang lại hiệu quả tích cực về môi trường làm việc, giảm thiểu tai nạn lao động, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm. Qua các mô hình điển hình này, các làng nghề cũng như các cấp chính quyền trên địa bàn thành phố Hà Nội có các biện pháp hướng tới phát triển bền vững.
Để áp dụng các giải pháp SXSH nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong các làng nghề tại Hà Nội hiện nay thì điểm mấu chốt nhất trong áp dụng các giải pháp SXSH tại khu vực làng nghề là phải quản lý tốt nội vi, sau đó mới tính đến các giải pháp đòi hỏi công nghệ cao. Dựa trên đặc điểm đó, trên địa bàn thành phố đã triển khai 3 mô hình thí điểm áp dụng các công cụ SXSH gồm: Làng nghề cơ khí Thanh Thùy (năm 2012), Làng gốm Kim Lan (năm 2013) và Làng nghề rèn truyền thống Đa Sỹ (năm 2014).
Làng nghề cơ kim khí Thanh Thùy
Làng nghề cơ kim khí Thanh Thùy, huyện Thanh Oai (Hà Nội), là một minh chứng của sự ô nhiễm. Thanh Thùy có sáu thôn thì bốn thôn sản xuất cơ kim khí, một thôn làm trống, thôn còn lại sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, điêu khắc gỗ. Các làng nghề của xã thu hút 1.787 hộ tham gia, nhờ vậy cơ cấu kinh tế địa phương chuyển dịch đáng kể, giá trị sản xuất nông nghiệp giảm xuống chỉ còn 16,5%, tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp chiếm 83,5%. Tuy nhiên, người dân nơi đây luôn sống trong cảnh lo âu do hệ thống xử lý chất thải trong thời gian dài chưa bảo đảm an toàn, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân luôn thường trực. Trong nhiều chương trình, dự án của thành phố Hà Nội và các tổ chức xã hội tài trợ, nhằm khắc phục ô nhiễm đang triển khai, phải kể đến dự án quản lý nhà nước về môi trường cấp tỉnh VPEG do Chính phủ Canada tài trợ triển khai tại xã Thanh Thùy. Hơn 5 tháng thí điểm áp dụng sản xuất sạch hơn (5S) tại 5 hộ sản xuất, bao gồm 3 hộ chuyên mạ kim loại và 2 hộ đột dập, đã tạo sự thay đổi rõ rệt tại Thanh Thùy. Thực hiện theo 5S, công nhân trong các xưởng sản xuất đỡ tốn công sức khi sản xuất; di chuyển nguyên vật liệu nhanh gọn hơn, hạn chế rơi vãi hóa chất và sản phẩm trong quá trình sản xuất; việc xuất, nhập nguyên liệu, sản phẩm cũng trở nên thuận tiện và đơn giản hơn. Các hộ làm nghề và doanh nghiệp nhỏ đã ký cam kết áp dụng công nghệ sản xuất theo 5S để bảo vệ môi trường.
Làng nghề gốm Kim Lan
Nằm đối diện với Bát Tràng qua con kênh Bắc Hưng Hải, làng gốm Kim Lan có lịch sử lâu đời và hiện có đến 300 hộ gia đình làm nghề gốm. Sản phẩm của làng gốm được bán rộng rãi ở thị trường trong nước và xuất khẩu sang các nước trên thế giới. Tuy nhiên, do đặc thù sản xuất gốm sứ nên phần lớn lượng chất thải phát sinh của các lò gốm như khí thải từ các hoạt động của lò nung gốm truyền thống, chất thải rắn gồm xỉ than, sản phẩm hỏng, khuôn hỏng và nước thải sản xuất được thải ra môi trường đã gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng dân cư nơi đây. Để kiểm soát ô nhiễm từ đầu nguồn, Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Hà Nội (ECC Hà Nội) đã tham gia đánh giá, tư vấn sản xuất sạch hơn và tiến đến triển khai mô hình thí điểm tại làng nghề nhằm giúp các hộ dân nhận thức được lợi ích từ các hoạt động sản xuất sạch hơn.
Đối với giải pháp có chi phí đầu tư thấp thông qua thay đổi phương thức quản lý nội vi, các chuyên gia tư vấn của ECC Hà Nội đã tư vấn và hướng dẫn người lao động khắc phục các điểm rò rỉ của thiết bị, máy móc, van nước hay tắt nguồn điện khi không sử dụng cũng như thường xuyên bảo dưỡng máy móc, thiết bị. Thay thế dần bóng đèn chiếu sáng hiện tại bằng các bóng đèn tuýp gầy có công suất 36W.
Đồng thời, nhóm chuyên gia tư vấn cũng giới thiệu và hướng dẫn chủ cơ sở sản xuất phương pháp quản lý 5S của Nhật Bản (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng). Theo đó, chủ cơ sở sản xuất có thể sàng lọc xem cái gì còn phục vụ sản xuất được, cái gì sẽ thải bỏ, đồng thời sắp xếp lại quy trình sản xuất, thiết bị, phương tiện, nguyên vật liệu sao cho hợp lý và thuận tiện nhằm tiết kiệm thời gian, công lao động. Đặc biệt, khu vực sản xuất luôn được vệ sinh sạch sẽ, máy móc thiết bị luôn được bảo dưỡng và kiểm tra rồi mới sẵn sàng cho công đoạn sản xuất.
Đối với giải pháp đầu tư có chi phí cao, hộ ông Đào Việt Bình đã quyết định đầu tư chuyển đổi lò nung gốm truyền thống đốt than sang lò nung gốm đốt gas hiện đại với tổng mức đầu tư 300 triệu đồng. Sở Công Thương Hà Nội hỗ trợ 90 triệu đồng tương đương với 30% chi phí đầu tư. Công nghệ sản xuất mới đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm phát thải ô nhiễm môi trường, giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng xuống còn 2-5% trong khi trước kia với lò thủ công thì con số này khá cao khoảng 20%. Đồng thời, môi trường làm việc của công nhân đã được cải thiện cũng như giảm được 20% lượng chất thải ra môi trường, hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm được nâng cao.
Theo nhận định của Hiệp hội Làng nghề gốm Kim Lan, mô hình chuyển đổi công nghệ lò than sang lò gas là giải pháp mang lại hiệu quả lớn. Trong khoảng 300 hộ chuyên sản xuất gốm thì hiện đã có 56 hộ chuyển sang lò gas. Xã cũng đã quy hoạch khu sản xuất 4,9 ha, chuẩn bị đầu tư xây dựng lò gas và trung tâm giới thiệu làng nghề góp phần quảng bá sản phẩm, giải quyết việc làm và hơn hết là lợi ích kinh tế - môi trường cũng như sức khỏe của người dân được đảm bảo. Từ đó, không chỉ môi trường dần được hồi sinh mà gốm Kim Lan với chất lượng tốt hơn sẽ dần chiếm được niềm tin của người tiêu dùng.
Làng nghề rèn truyền thống Đa Sỹ
Làng dao kéo Đa Sỹ (phường Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội) có 800 hộ dân vẫn duy trì mô hình sản xuất hộ gia đình, tiểu thủ công nghiệp là một trong ít nơi nghề truyền thống còn được tiếp truyền và phát triển. Thường xuyên tiếp xúc với đồ cơ khí có tính sát thương cao (dao, kéo, búa máy, máy mài, máy cắt...), môi trường làm việc khắc nghiệt, nhưng người thợ rèn ít tuân thủ các nguyên tắc an toàn lao động.
Tháng 5 năm nay Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng Hà Nội đã tổ chức buổi đào tạo giới thiệu SXSH cho các hộ dân trong làng nghề nhằm nâng cao nhận thức các lợi ích từ các hoạt động sản xuất sạch hơn, đặc biệt là công cụ 5S và quản lý nội vi góp phần hạn chế các tai nạn lao động.
Cùng với đó, Trung tâm hỗ trợ xây dựng mô hình điển hình áp dụng sản xuất sạch hơn cho Hộ sản xuất Nguyễn Thị Huệ thuộc Làng nghề rèn truyền thống Đa Sỹ. Đầu tư thiết bị cơ khí hóa thay cho việc sản xuât thủ công nâng cao năng suất lao động chất lượng sản phẩm và cải thiện môi trường làm việc công nhân. Theo nhận định của Hiệp hội Làng nghề rèn truyền thống Đa Sỹ, bước đầu mô hình áp dụng SXSH nâng cao hiệu quả sản xuất cải thiện môi trường là giải pháp mang lại hiệu quả lớn và sẽ được triển khai nhân rộng trong thời gian tới.
Việc triển khai áp dụng SXSH tại các làng nghề tuy mới chỉ ở bước đầu và chỉ ở các giai đoạn quản lý nhưng đã mang lại hiệu quả tích cực về môi trường làm việc, giảm thiểu tai nạn lao động, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm. Qua các mô hình điển hình này, các làng nghề cũng như các cấp chính quyền trên địa bàn thành phố Hà Nội có các biện pháp hướng tới phát triển bền vững.
Hương Dịu