[In trang]
Hà Tĩnh: Hợp tác Đánh giá nhanh Sản xuất sạch hơn các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Thứ năm, 04/09/2014
Trong khuôn khổ chương trình hợp tác đánh giá sản xuất sạch hơn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giữa Sở Công Thương Hà Tĩnh và Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và Sản xuất sạch hơn thành phố Hải Phòng, có 05 doanh nghiệp được lựa chọn làm đối tượng thực hiện đánh giá nhanh sản xuất sạch hơn.

Trong khuôn khổ chương trình hợp tác đánh giá sản xuất sạch hơn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giữa Sở Công Thương Hà Tĩnh và Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và Sản xuất sạch hơn thành phố Hải Phòng, có 05 doanh nghiệp được lựa chọn làm đối tượng thực hiện đánh giá nhanh sản xuất sạch hơn.

Chương trình giúp cho các doanh nghiệp được đánh giá hiện trạng sảnh xuất tỉnh hình sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng tại công ty, nhận diện các giải pháp tiết kiệm nguyên vật liệu và năng lượng hao phí góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất và bảo vệ môi trường.

Chương trình hợp tác kỹ thuật không chỉ giúp cho các doanh nghiệp nhận diện được các giải pháp tiết kiệm nguyên vật liệu và năng lượng trong sản xuất mà còn là một cơ hội cho các cán bộ, chuyên gia tư vấn sản xuất sạch hơn tại các tỉnh thành được giao lưu, cùng làm việc và nâng cao năng lực tư vấn sản xuất sạch hơn.

Những doanh nghiệp được lựa chọn đánh giá thuộc các ngành chế biến quặng, sản xuất gỗ và luyện thép. Qua đánh giá, khảo sát tại các doanh nghiệp, các chuyên gia tư vấn đã nhận định rằng tiềm năng và cơ hội sản xuất sạch hơn của các doanh nghiệp này nói riêng và của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói chung là rất lớn.


Đối với các doanh nghiệp chế biền đồ gỗ nội thất: phế thải bao gồm mạt cưa và các đầu mẩu, ba via có kích thước nhỏ đến trung bình, chất lượng gỗ rất tốt ( thường là gổ có chất lượng loại A và các loại gộ hiếm) hoàn toàn phù hợp cho việc sản xuất các sàn phẩm phụ như đồ chơi trẻ, hay viên gỗ nén làm nguyên liệu đốt. Dự tính doanh nghiệp có thể cung cấp tới 200 tấn viên đốt gỗ nén cho thị trường/ năm. Ngoài ra các giải pháp đầu tư công nghệ tự động hóa cũng làm tăng chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. với tổng mức đầu tư cho các dự án sản xuất sạch hơn khoảng, 1,2 tỷ sẽ đem lại lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng mỗi năm.


Đối với doanh nghiệp đúc, luyện thép: tiêu hao điện tại mức 1350kWh/ tấn sản phẩm thì công ty đang có mức tiêu hao cao so với ngành đúc trong nước, nguyên do tạicác công đoạn sản xuất còn mang tính thủ công, nhiệt dư từ các quá trình nạp liệu, rót, hay đổ khuônước tính thất thoát lên tới 450 MJ/ tấn sản phẩm. qua tính toán các giải pháp từ thay đổi thao tác nạp liệu tới tiết kiệm cho các động cơ, tận dụng nhiệt bức xạ từ phôi thép để sấy nguyên liệu, lượng tiết kiệmtương đương với 318.210 kWh/ năm. Góp phần giảm 139 tấn CO2 mỗi năm.


Tại các doanh nghiệp chế biến quặng: khâu sấy quặng trước khi đưa vào phân tách hiện tại doanh nghiệp đang sử dụng lò sấy đốt dầu. Bằng việc cải tạo lò thay thế nguyên liệu đốt sang dùng viên gỗ nén với suất đầu tư 500 triệu đồng hàng năm doanh nghiệp dự tính tiết kiệm được 121.906 lít dầu, tương đương với 2.612.449.224 ₫. Góp phần giảm phát thải 320 tấn CO2/ năm. Cũng với các giải pháp quản lý nội vi, bằng việc tận dụng các tháng mùa nắng để phơi sấy quặng thì lượng tiết kiệm điện năng và chất đốt tương đương 780.912kWh/ năm giảm phát thải 336,5 tấn CO2/ năm.

Những đánh giá chuyên sâu được thực hiện bởi các chuyên gia, cán bộ của Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và Sản xuất sạch hơn và Sở Công Thương Hà Tĩnh đã góp phần chỉ ra tiềm năng sản xuất sạch hơn tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh là rất lớn. Chỉ với 5 doanh nghiệp vừa và nhỏ được khảo sát, tiềm năng tiết kiệm có thể lên tới hàng tỷ đồng mỗi năm. Sự phối hợp giữa các tỉnh thành trong việc thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn không chỉ nâng cao năng lực tư vấn của các chuyên gia, cán bộ mà còn là điều kiện cho các cán bộ có cơ hội trao đổi kinh nghiệm, kiến thức về các mô hình giải pháp sản xuất sạch hơn đã được thực hiện tại các địa phương khác.

Hoàng Phúc