Doanh nghiệp tư nhân Lâm Đồng: Một điển hình về SXSH của tỉnh Bến Tre
Thứ ba, 24/08/2010
Doanh nghiệp tư nhân Lâm Đồng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất thạch dừa thô tại tỉnh Bến Tre. Sản lượng hàng năm đạt 950 tấn, doanh thu vào khoảng 1,3 tỷ đồng. Đầu năm 2008, được sự giúp đỡ của Sở Công Thương Bến Tre, DNTN Lâm Đồng bắt đầu tham gia dự án trình diễn SXSH của Hợp phần CPI, Bộ Công Thương.
Doanh nghiệp tư nhân Lâm Đồng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất thạch dừa thô tại tỉnh Bến Tre. Sản lượng hàng năm đạt 950 tấn, doanh thu vào khoảng 1,3 tỷ đồng. Đầu năm 2008, được sự giúp đỡ của Sở Công Thương Bến Tre, DNTN Lâm Đồng bắt đầu tham gia dự án trình diễn SXSH của Hợp phần CPI, Bộ Công Thương.
Trong giai đoạn 1 của dự án, doanh nghiệp đã thành lập đội SXSH. Cùng với các chuyên gia tư vấn về Sản xuất sạch hơn, đội đã khảo sát hiện trạng, quy trình sản xuất và nghiên cứu đưa ra 13 giải pháp SXSH, bao gồm: 1 giải pháp quản lý nội vi; 2 giải pháp về kiểm soát quá trình; 10 giải pháp về cải tiến quy trình và cải tiến thiết bị đầu tư mới.
DN đã chủ động đầu tư 63 triệu đồng cho 10 giải pháp như: Trang bị máy rửa áp lực và quản lý sử dụng nước hợp lý từ các quá trình vệ sinh; Làm lại lưới lọc mới gắn khớp với thùng chứa, giúp cho việc tháo dỡ dễ dàng hơn; Trang bị đèn, quạt, cửa cách ly để điều chỉnh quá trình lên men ở nhiệt độ tối ưu... Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, những giải pháp đầu tư này đã giúp DN tiết kiệm được 23 triệu đồng mỗi năm.
Giám đốc Nguyễn Thị Lâm Đồng cho biết: “Sau khi thực hiện các giải pháp SXSH, DN đã giảm được nguyên, nhiên liệu trong quá trình sản xuất như: nguyên liệu nước dừa trong giảm 4,2%; nước cấp giảm 12%; nhiên liệu gáo đốt trong một mẻ giảm 28%; tiêu thụ điện giảm 18,89%; thời gian quá trình làm nguội giảm xuống 50%. Về mặt môi trường, lượng nước thải ra môi trường giảm 10,23%. Ngoài ra, lượng chất đốt cũng giảm đáng kể. Khói bụi trong quá trình sản xuất cũng được thu gom để giảm thải lượng khí CO2 thải ra môi trường trong quá trình nấu. Nhờ đó, môi trường làm việc cũng thông thoáng, sạch sẽ hơn, tạo điều kiện tốt cho nhân viên làm việc”.
Ông Nguyễn Văn Đấu - Phó Giám đốc Sở Công Thương Bến Tre cho biết phần lớn các DN tại Bến Tre, đặc biệt là DN nhỏ và vừa còn hoạt động theo hướng ưu tiên sản xuất rồi mới tính đến xử lý môi trường. Nhiều doanh nghiệp muốn giảm chi phí,nên đã xả các chất thải trực tiếp ra môi trường. Trong năm 2008, Sở Công Thương đã phối hợp với CPI thực hiện 3 dự án trình diễn SXSH tại Nhà máy chế biến dừa Thành Vinh, Công ty Thuốc lá Bến Tre và DNTN Lâm Đồng. Với sự hỗ trợ của CPI và quyết tâm của các DN tham gia dự án đã đem lại những hiệu quả lớn về kinh tế và môi trường.
"Để thực hiện Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020, Sở Công Thương sẽ chỉ đạo các bộ phận chuyên môn phối hợp với các Sở, ngành nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích DN trên địa bàn tỉnh chủ động áp dụng SXSH. Đồng thời, Sở sẽ phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng thường xuyên kiểm tra, kiểm soát môi trường đối với các DN"- ông nói.
Bà Nguyễn Thị Lâm Đồng- Giám đốc DNTN Lâm Đồng cho hay: "Chúng tôi đã có nhận thức đúng đắn về SXSHTham gia dự án trình diễn của Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (CPI), Bộ Công Thương, DN chúng tôi không chỉ đạt được mục đích bảo vệ môi trường tại nơi sản xuất mà còn thu được một nguồn lợi kinh tế lớn. Đặc biệt, lãnh đạo DN và người lao động đã có nhận thức đúng đắn về SXSH, đó là: Không nên hiểu lầm các giải pháp SXSH là những giải pháp phức tạp đòi hỏi chi phí đầu tư lớn. Trên thực tế, có những giải pháp SXSH không tốn chi phí hoặc chi phí thấp nhưng hiệu quả rất cao. SXSH có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở công nghiệp dù lớn hay nhỏ, dù tiêu thụ nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng nhiều hay ít. Quan trọng là mọi quá trình sản xuất đều phải được thường xuyên theo dõi để kiểm soát mức tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu, phát hiện những thay đổi bất thường để xử lý kịp thời, nhằm giảm thiểu thất thoát, giảm phát thải ô nhiễm "
DN đã chủ động đầu tư 63 triệu đồng cho 10 giải pháp như: Trang bị máy rửa áp lực và quản lý sử dụng nước hợp lý từ các quá trình vệ sinh; Làm lại lưới lọc mới gắn khớp với thùng chứa, giúp cho việc tháo dỡ dễ dàng hơn; Trang bị đèn, quạt, cửa cách ly để điều chỉnh quá trình lên men ở nhiệt độ tối ưu... Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, những giải pháp đầu tư này đã giúp DN tiết kiệm được 23 triệu đồng mỗi năm.
"Không nên hiểu lầm các giải pháp SXSH
là những giải pháp phức tạp đòi hỏi chi phí đầu tư lớn. Trên thực tế, có những giải pháp SXSH không tốn chi phí hoặc chi phí thấp nhưng hiệu quả rất cao..." |
Cuối năm 2008, DNTN Lâm Đồng bước vào giai đoạn 2 của dự án. Để tạo điều kiện thuận lợi cho DN áp dụng SXSH, Hợp phần CPI, Bộ Công Thương đã hỗ trợ 50% trong tổng vốn đầu tư 2,4 tỷ đồng cho 3 giải pháp, bao gồm: Xây dựng lại lò nấu mới có tận dụng nhiệt của khói đốt vào quá trình nấu; Đầu tư mới nhà xưởng phục vụ công tác di dời sản xuất; Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Đến tháng 7/2009, DN đã hoàn thành giai đoạn 2. Việc thực hiện các giải pháp SXSH đã đem lại những hiệu quả thiết thực cả về kinh tế và môi trường cho DN.
Đến tháng 7/2009, DN đã hoàn thành giai đoạn 2. Việc thực hiện các giải pháp SXSH đã đem lại những hiệu quả thiết thực cả về kinh tế và môi trường cho DN.
Giám đốc Nguyễn Thị Lâm Đồng cho biết: “Sau khi thực hiện các giải pháp SXSH, DN đã giảm được nguyên, nhiên liệu trong quá trình sản xuất như: nguyên liệu nước dừa trong giảm 4,2%; nước cấp giảm 12%; nhiên liệu gáo đốt trong một mẻ giảm 28%; tiêu thụ điện giảm 18,89%; thời gian quá trình làm nguội giảm xuống 50%. Về mặt môi trường, lượng nước thải ra môi trường giảm 10,23%. Ngoài ra, lượng chất đốt cũng giảm đáng kể. Khói bụi trong quá trình sản xuất cũng được thu gom để giảm thải lượng khí CO2 thải ra môi trường trong quá trình nấu. Nhờ đó, môi trường làm việc cũng thông thoáng, sạch sẽ hơn, tạo điều kiện tốt cho nhân viên làm việc”.
Ông Nguyễn Văn Đấu - Phó Giám đốc Sở Công Thương Bến Tre cho biết phần lớn các DN tại Bến Tre, đặc biệt là DN nhỏ và vừa còn hoạt động theo hướng ưu tiên sản xuất rồi mới tính đến xử lý môi trường. Nhiều doanh nghiệp muốn giảm chi phí,nên đã xả các chất thải trực tiếp ra môi trường. Trong năm 2008, Sở Công Thương đã phối hợp với CPI thực hiện 3 dự án trình diễn SXSH tại Nhà máy chế biến dừa Thành Vinh, Công ty Thuốc lá Bến Tre và DNTN Lâm Đồng. Với sự hỗ trợ của CPI và quyết tâm của các DN tham gia dự án đã đem lại những hiệu quả lớn về kinh tế và môi trường.
"Để thực hiện Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020, Sở Công Thương sẽ chỉ đạo các bộ phận chuyên môn phối hợp với các Sở, ngành nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích DN trên địa bàn tỉnh chủ động áp dụng SXSH. Đồng thời, Sở sẽ phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng thường xuyên kiểm tra, kiểm soát môi trường đối với các DN"- ông nói.
Bà Nguyễn Thị Lâm Đồng- Giám đốc DNTN Lâm Đồng cho hay: "Chúng tôi đã có nhận thức đúng đắn về SXSHTham gia dự án trình diễn của Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (CPI), Bộ Công Thương, DN chúng tôi không chỉ đạt được mục đích bảo vệ môi trường tại nơi sản xuất mà còn thu được một nguồn lợi kinh tế lớn. Đặc biệt, lãnh đạo DN và người lao động đã có nhận thức đúng đắn về SXSH, đó là: Không nên hiểu lầm các giải pháp SXSH là những giải pháp phức tạp đòi hỏi chi phí đầu tư lớn. Trên thực tế, có những giải pháp SXSH không tốn chi phí hoặc chi phí thấp nhưng hiệu quả rất cao. SXSH có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở công nghiệp dù lớn hay nhỏ, dù tiêu thụ nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng nhiều hay ít. Quan trọng là mọi quá trình sản xuất đều phải được thường xuyên theo dõi để kiểm soát mức tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu, phát hiện những thay đổi bất thường để xử lý kịp thời, nhằm giảm thiểu thất thoát, giảm phát thải ô nhiễm "