Bình Dương: 8.800 tỉ đồng để bảo vệ môi trường giai đoạn 2011-2015
Thứ ba, 02/11/2010
Hơn 8.800 tỉ đồng là số tiền sẽ dùng vào kế hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2011-2015. Thông tin này được các ngành chức năng tỉnh Bình Dương thông báo chiều ngày 27/10. Theo đó, nguồn vốn sẽ được cấp cho các công trình đầu tư xây dựng hạ tầng về cấp nước sạch, các dự án cải tạo, xử lý môi trường
Hơn 8.800 tỉ đồng là số tiền sẽ dùng vào kế hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2011-2015. Thông tin này được các ngành chức năng tỉnh Bình Dương thông báo chiều ngày 27/10. Theo đó, nguồn vốn sẽ được cấp cho các công trình đầu tư xây dựng hạ tầng về cấp nước sạch, các dự án cải tạo, xử lý môi trường
Theo ông Phạm Danh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, chỉ tính giai đoạn 2007-2010 gồm 33 dự án ưu tiên đầu tư cho công tác cải bảo vệ môi trường là hơn 4.400 tỷ đồng, ước giá trị thực hiện đến cuối năm nay là hơn 2.550 tỉ đồng, đạt hơn 56%.
Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Hà, Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh thì việc ưu tiên quá đại trà vô hình chung công trình nào cũng trở thành ưu tiên trở nên đầu tư dàn trải, thiếu tập trung quyết liệt nên khó hoàn thành đúng tiến độ. Theo bà Hà, cần đẩy mạnh các dự án nào cần thiết, bức xúc nhất để nguồn vốn đổ vào có phát huy hiệu quả.
Bức xúc nhất hiện nay là các công trình thoát nước đô thị cũng như ở các khu công nghiệp, xử lý nước thải sinh hoạt, các khu vực bị ô nhiễm, di dời các máy gây ô nhiễm trong khu dân cư, thu gom và xử lý rác thải nguy hại, nước thải công nghiệp…
Mục tiêu Bình Dương đưa ra trong giai đoạn mới này là cải thiện tối đa môi trường sống, giảm thiểu cơ sở gây ô nhiễm. Theo đó, phải đầu tư có chọn lọc, thẩm định ngay từ đầu các dự án thu hút đầu tư, ngăn ngừa kịp thời khâu xây dựng và phê duyệt dự án, không cấp phép các dự án có tác động xấu đến môi trường. Bình Dương phấn đấu thu gom và xử lý chất thải rắn đạt 90%, 100% cơ sở gây ô nhiễm được xử lý triệt để, tất cả các khu đô thị có hệ thống thoát nước và xử lý nước sinh hoạt và 100 khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải... Tuy vậy, đối diện thực tế hiện nay thì tình trạng ô nhiễm ở Bình Dương vẫn còn ở mức rất cao, trong đó nhiều khu vực, doanh nghiệp còn xả thải bừa bải rác, nước bẩn ra môi trường tự nhiên với mức báo động.
Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Hà, Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh thì việc ưu tiên quá đại trà vô hình chung công trình nào cũng trở thành ưu tiên trở nên đầu tư dàn trải, thiếu tập trung quyết liệt nên khó hoàn thành đúng tiến độ. Theo bà Hà, cần đẩy mạnh các dự án nào cần thiết, bức xúc nhất để nguồn vốn đổ vào có phát huy hiệu quả.
Bức xúc nhất hiện nay là các công trình thoát nước đô thị cũng như ở các khu công nghiệp, xử lý nước thải sinh hoạt, các khu vực bị ô nhiễm, di dời các máy gây ô nhiễm trong khu dân cư, thu gom và xử lý rác thải nguy hại, nước thải công nghiệp…
Mục tiêu Bình Dương đưa ra trong giai đoạn mới này là cải thiện tối đa môi trường sống, giảm thiểu cơ sở gây ô nhiễm. Theo đó, phải đầu tư có chọn lọc, thẩm định ngay từ đầu các dự án thu hút đầu tư, ngăn ngừa kịp thời khâu xây dựng và phê duyệt dự án, không cấp phép các dự án có tác động xấu đến môi trường. Bình Dương phấn đấu thu gom và xử lý chất thải rắn đạt 90%, 100% cơ sở gây ô nhiễm được xử lý triệt để, tất cả các khu đô thị có hệ thống thoát nước và xử lý nước sinh hoạt và 100 khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải... Tuy vậy, đối diện thực tế hiện nay thì tình trạng ô nhiễm ở Bình Dương vẫn còn ở mức rất cao, trong đó nhiều khu vực, doanh nghiệp còn xả thải bừa bải rác, nước bẩn ra môi trường tự nhiên với mức báo động.