Hà Nội: Đẩy mạnh hoạt động sản xuất sạch hơn tại các cụm công nghiệp
Thứ sáu, 29/08/2014
Giai đoạn 2012-2015, Hà Nội sẽ có trên 300 cơ sở sản xuất thuộc các ngành công nghiệp mũi nhọn trên địa bàn có cán bộ kỹ thuật chuyên trách về sản xuất sạch hơn. Đồng thời cũng đến năm 2015 sẽ có trên 200 DN áp dụng sản xuất sạch hơn với mức năng lượng, nguyên nhiên vật liệu tiêu thụ đầu vào tiết kiệm từ 5-8%/1 đơn vị sản phẩm. Phóng viên báo Kinh tế Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Minh An - Phó Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Hà Nội (ECC Hà Nội) để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này.
Giai đoạn 2012-2015, Hà Nội sẽ có trên 300 cơ sở sản xuất thuộc các ngành công nghiệp mũi nhọn trên địa bàn có cán bộ kỹ thuật chuyên trách về sản xuất sạch hơn. Đồng thời cũng đến năm 2015 sẽ có trên 200 DN áp dụng sản xuất sạch hơn với mức năng lượng, nguyên nhiên vật liệu tiêu thụ đầu vào tiết kiệm từ 5-8%/1 đơn vị sản phẩm. Phóng viên báo Kinh tế Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Minh An - Phó Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Hà Nội (ECC Hà Nội) để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này.
Ông có thể cho biết hiện trạng của các cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội hiện nay?
Hiện trên địa bàn thủ đô Hà Nội đã và đang triển khai xây dựng 107 cụm công nghiệp (CCN) tại 21 quận, huyện, thị xã với tổng diện tích 3.192,9ha, trong đó có 42 CCN với diện tích 759,2ha đã lấp đầy diện tích quy hoạch và hoạt động ổn định. Còn 41 cụm với diện tích 1.041,9ha đang đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và thu hút các dự án thứ phát; 24 cụm với diện tích 1.391,8ha đang chuẩn bị đầu tư xây dựng. Trong tổng số 107 CCN đã và đang triển khai xây dựng thì chỉ có 59 cụm có quy hoạch hệ thống xử lý nước thải tập trung đang hoạt động. Vẫn còn một số CCN không có quy hoạch hệ thống xử lý nước thải tập trung hoặc có nhưng không được triển khai đồng bộ. Một mặt, do chí phí đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các CCN không nhỏ so với một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật khác, mặt khác các chủ đầu tư hạ tầng muốn giảm suất đầu tư nhằm thu hút doanh nghiệp thứ phát vào cụm nên chưa thực hiện đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung.
UBND TP. Hà Nội đã có những chính sách như thế nào để hỗ trợ các DN trong công tác kiểm soát ô nhiễm tại nguồn, thưa ông?
Ngày 2/12/2013, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 7209/QĐ-UBND phê duyệt đề án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các CCN trên địa bàn thành phố giai đoạn 2014-2015. Theo đó, sẽ đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung tại 16 CCN đã đi vào hoạt động ổn định với các hạng mục chủ yếu như: Hệ thống thu gom, bể chứa, lắng, lọc, nhà vận hành và hàng rào bảo vệ trạm xử lý nước thải. Về phía các chủ đầu tư CCN sẽ thực hiện đầu tư thiết bị, công nghệ, nguyên liệu đảm bảo vận hành thường xuyên hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn.
Ngoài ra, để kiểm soát ô nhiễm tại nguồn, Sở Công Thương Hà Nội cũng đang thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường tại các CCN và cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm. Cụ thể, từ năm 2011 đến hết năm 2013, Sở Công Thương đã giao cho ECC Hà Nội đầu tư xây dựng 4 công trình xử lý nước thải tại 4 khu giết mổ tập trung, công nghiệp với tổng kinh phí là 98,125 tỷ đồng. Đây là 4 mô hình thí điểm xử lý nước thải tập trung trong hàng rào nhà máy cho các cơ sở giết mổ gia súc.
Ông có thể cho biết những đánh giá về sự chuyển biến của các DN tại các KCN, CCN trên địa bàn thành phố đối với hoạt động sản xuất sạch hơn?
Nếu như năm 2013, có 30 DN được tiến hành điều tra khảo sát tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn, thì chỉ trong 6 tháng đầu năm 2014, ECC Hà Nội đã triển khai hoạt động này tới 30 DN sản xuất công nghiệp và làng nghề. Đồng thời chúng tôi cũng đã tổ chức tư vấn hỗ trợ đánh giá sản xuất sạch hơn cho 12/15 cơ sở sản xuất và xây dựng được mô hình thí điểm ở Làng nghề rèn truyền thống Đa Sỹ.
Bên cạnh đó, Sở Công Thương Hà Nội cũng đã tiến hành điều tra, khảo sát tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn tại các KCN, CCN, đã lựa chọn KCN Quang Minh là nơi để hỗ trợ kỹ thuật đánh giá và tìm kiếm các cơ hội áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn.
Ngoài các chương trình hỗ trợ của UBND TP. Hà Nội, trong những năm qua, thông qua các hội nghị tập huấn, đào tạo, cùng với công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đã góp phần làm thay đổi nhận thức của các DN sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các DN tại các KCN, CCN.
Những kết quả đó đã phần nào minh chứng sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức sang hành động của các DN trong việc sẵn sàng tiếp cận các hoạt động liên quan đến sản xuất sạch hơn.
Xin cảm ơn ông!
Hiện trên địa bàn thủ đô Hà Nội đã và đang triển khai xây dựng 107 cụm công nghiệp (CCN) tại 21 quận, huyện, thị xã với tổng diện tích 3.192,9ha, trong đó có 42 CCN với diện tích 759,2ha đã lấp đầy diện tích quy hoạch và hoạt động ổn định. Còn 41 cụm với diện tích 1.041,9ha đang đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và thu hút các dự án thứ phát; 24 cụm với diện tích 1.391,8ha đang chuẩn bị đầu tư xây dựng. Trong tổng số 107 CCN đã và đang triển khai xây dựng thì chỉ có 59 cụm có quy hoạch hệ thống xử lý nước thải tập trung đang hoạt động. Vẫn còn một số CCN không có quy hoạch hệ thống xử lý nước thải tập trung hoặc có nhưng không được triển khai đồng bộ. Một mặt, do chí phí đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các CCN không nhỏ so với một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật khác, mặt khác các chủ đầu tư hạ tầng muốn giảm suất đầu tư nhằm thu hút doanh nghiệp thứ phát vào cụm nên chưa thực hiện đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung.
UBND TP. Hà Nội đã có những chính sách như thế nào để hỗ trợ các DN trong công tác kiểm soát ô nhiễm tại nguồn, thưa ông?
Ngày 2/12/2013, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 7209/QĐ-UBND phê duyệt đề án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các CCN trên địa bàn thành phố giai đoạn 2014-2015. Theo đó, sẽ đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung tại 16 CCN đã đi vào hoạt động ổn định với các hạng mục chủ yếu như: Hệ thống thu gom, bể chứa, lắng, lọc, nhà vận hành và hàng rào bảo vệ trạm xử lý nước thải. Về phía các chủ đầu tư CCN sẽ thực hiện đầu tư thiết bị, công nghệ, nguyên liệu đảm bảo vận hành thường xuyên hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn.
Ngoài ra, để kiểm soát ô nhiễm tại nguồn, Sở Công Thương Hà Nội cũng đang thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường tại các CCN và cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm. Cụ thể, từ năm 2011 đến hết năm 2013, Sở Công Thương đã giao cho ECC Hà Nội đầu tư xây dựng 4 công trình xử lý nước thải tại 4 khu giết mổ tập trung, công nghiệp với tổng kinh phí là 98,125 tỷ đồng. Đây là 4 mô hình thí điểm xử lý nước thải tập trung trong hàng rào nhà máy cho các cơ sở giết mổ gia súc.
Ông có thể cho biết những đánh giá về sự chuyển biến của các DN tại các KCN, CCN trên địa bàn thành phố đối với hoạt động sản xuất sạch hơn?
Nếu như năm 2013, có 30 DN được tiến hành điều tra khảo sát tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn, thì chỉ trong 6 tháng đầu năm 2014, ECC Hà Nội đã triển khai hoạt động này tới 30 DN sản xuất công nghiệp và làng nghề. Đồng thời chúng tôi cũng đã tổ chức tư vấn hỗ trợ đánh giá sản xuất sạch hơn cho 12/15 cơ sở sản xuất và xây dựng được mô hình thí điểm ở Làng nghề rèn truyền thống Đa Sỹ.
Bên cạnh đó, Sở Công Thương Hà Nội cũng đã tiến hành điều tra, khảo sát tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn tại các KCN, CCN, đã lựa chọn KCN Quang Minh là nơi để hỗ trợ kỹ thuật đánh giá và tìm kiếm các cơ hội áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn.
Ngoài các chương trình hỗ trợ của UBND TP. Hà Nội, trong những năm qua, thông qua các hội nghị tập huấn, đào tạo, cùng với công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đã góp phần làm thay đổi nhận thức của các DN sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các DN tại các KCN, CCN.
Những kết quả đó đã phần nào minh chứng sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức sang hành động của các DN trong việc sẵn sàng tiếp cận các hoạt động liên quan đến sản xuất sạch hơn.
Xin cảm ơn ông!