Trên 3 triệu USD cho “Thúc đẩy hiệu quả năng lượng trong ngành xây dựng”
Thứ ba, 06/05/2014
Sáng nay, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã công bố Chương trình năng lượng sạch Việt Nam - Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong lĩnh vực xây dựng.
Sáng nay, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã công bố Chương trình năng lượng sạch Việt Nam - Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong lĩnh vực xây dựng.
Dự án kéo dài trong vòng 4 năm đã
được của Bộ Xây dựng (MOC) phê duyệt và USAID tài trợ 3.348.005 USD sẽ
hỗ trợ Chiến lược phát triển phát thải thấp nhất của Chính phủ Việt
Nam, còn gọi là Chiến lược tăng trưởng xanh; đơn vị thực hiện dự án là
Công ty Quốc tế Winrock (Hoa Kỳ), và chủ dự án là Vụ Khoa học Công nghệ
và Môi trường Bộ Xây dựng.
Theo đó, dự án phối hợp với Bộ Xây dựng nhằm giảm tiêu thụ điện trên cả nước bằng cách cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng trong lĩnh vực xây dựng thông qua triển khai bộ quy chuẩn xây dựng Việt Nam “Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả” (VBEEC) và thúc đẩy một chương trình xây dựng công trình xanh. Tuy nhiên, nhằm giảm phát thải nhà kính gây tác động đến biến đổi khí hậu, giảm mức tiêu thụ điện năng, dự án sẽ có sự hợp tác với Bộ Xây dựng và các sở xây dựng Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Thanh Hóa và Nghệ An - đây là những nơi có tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh.
Dự án chia thành 3 mục tiêu khác nhau: tăng cường năng lực thu thập, quản lý, phân tích và sử dụng dữ liệu năng lượng trong ngành xây dựng; thúc đẩy áp dụng bộ quy chuẩn VBEEC và các công nghệ công trình xanh; nâng cao năng lực triển khai VBEEC và xây dựng kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh cho ngành xây dựng.
Chuyên gia có kinh nghiệm - cho rằng, trước áp lực về chi phí năng lượng ngày càng tăng, việc quản lý năng lượng là giải pháp sống còn đối với doanh nghiệp (DN) phải được đặt lên hàng đầu. Thực tế cho thấy: Việc thiết lập hệ thống EMS mang lại những lợi ích lớn và duy trì hiệu quả trong sử dụng năng lượng, đặc biệt là trong các toà nhà. Nhưng đồng thời cũng diễn ra những bất cập, hiện nay đã có một số DN đã xây dựng hệ thống EMS, nhưng hầu hết toàn mang tính tự phát, thiếu tính hệ thống nên dẫn đến hoạt động EMS kém hiệu quả. Tuy nhiên, nếu triển khai hệ thống EMS (ISO 50001) lại được xem là một trong những giải pháp tiết kiệm năng lượng tối ưu hiện nay, giúp mang lại các lợi ích thiết thực cho DN, như: Quản lý chi phí năng lượng một cách có hệ thống; hợp lý hóa sản xuất, giảm chi phí vận hành và bảo trì; tăng nhận thức và nâng cao kiến thức của nhân viên về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả…
Theo đó, dự án phối hợp với Bộ Xây dựng nhằm giảm tiêu thụ điện trên cả nước bằng cách cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng trong lĩnh vực xây dựng thông qua triển khai bộ quy chuẩn xây dựng Việt Nam “Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả” (VBEEC) và thúc đẩy một chương trình xây dựng công trình xanh. Tuy nhiên, nhằm giảm phát thải nhà kính gây tác động đến biến đổi khí hậu, giảm mức tiêu thụ điện năng, dự án sẽ có sự hợp tác với Bộ Xây dựng và các sở xây dựng Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Thanh Hóa và Nghệ An - đây là những nơi có tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh.
Dự án chia thành 3 mục tiêu khác nhau: tăng cường năng lực thu thập, quản lý, phân tích và sử dụng dữ liệu năng lượng trong ngành xây dựng; thúc đẩy áp dụng bộ quy chuẩn VBEEC và các công nghệ công trình xanh; nâng cao năng lực triển khai VBEEC và xây dựng kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh cho ngành xây dựng.
Chuyên gia có kinh nghiệm - cho rằng, trước áp lực về chi phí năng lượng ngày càng tăng, việc quản lý năng lượng là giải pháp sống còn đối với doanh nghiệp (DN) phải được đặt lên hàng đầu. Thực tế cho thấy: Việc thiết lập hệ thống EMS mang lại những lợi ích lớn và duy trì hiệu quả trong sử dụng năng lượng, đặc biệt là trong các toà nhà. Nhưng đồng thời cũng diễn ra những bất cập, hiện nay đã có một số DN đã xây dựng hệ thống EMS, nhưng hầu hết toàn mang tính tự phát, thiếu tính hệ thống nên dẫn đến hoạt động EMS kém hiệu quả. Tuy nhiên, nếu triển khai hệ thống EMS (ISO 50001) lại được xem là một trong những giải pháp tiết kiệm năng lượng tối ưu hiện nay, giúp mang lại các lợi ích thiết thực cho DN, như: Quản lý chi phí năng lượng một cách có hệ thống; hợp lý hóa sản xuất, giảm chi phí vận hành và bảo trì; tăng nhận thức và nâng cao kiến thức của nhân viên về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả…