Tiên phong trong sản xuất sạch hơn ở Thái Nguyên
Thứ tư, 10/11/2010
Là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của Thái Nguyên được lựa chọn tham gia Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (CPI), Nhà máy Xi măng Lưu Xá đã hoàn thành hợp phần và thu được những thành công đáng kể.
Là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của Thái Nguyên được lựa chọn tham gia Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (CPI), Nhà máy Xi măng Lưu Xá đã hoàn thành hợp phần và thu được những thành công đáng kể.
Nhà máy Xi măng Lưu Xá - Thái Nguyên là đơn vị thành viên của Công ty CP đầu tư và sản xuất công nghiệp Thái Nguyên. Sản phẩm chính của nhà máy là clinke, xi măng PCB 30, PCB 40. Trước đây, do đặc trưng của ngành nghề sản xuất xi măng, nhà máy đã gặp phải những vấn đề về môi trường như khói thải sinh ra từ lò nung trong quá trình nung luyện clinke, của hệ thống sấy nguyên liệu thải qua hệ thống dập bụi nước vào môi trường; lượng bụi thải cao do các rò rỉ thiết bị trong quá trình sản xuất.
Để sản xuất 1 tấn xi măng, dây chuyền sấy liệu thải ra 13kg đất nguyên liệu và than; khâu đập hàm, đập búa, nghiền hỗn hợp và vận chuyển thải ra 5kg bụi đá; lò nung thải ra 10kg bụi, khí thải các loại; khâu định lượng trước khi nghiền xi măng thải ra 1,5kg bụi clinke; khâu đóng bao thải ra 1,5kg bụi xi măng. Lượng bụi thải này mang theo nguyên liệu không những ảnh hưởng đến môi trường mà còn gây hao hụt nguyên liệu sản xuất.
Từ những khó khăn đó, Nhà máy Xi măng Lưu Xá đã rất chú trọng việc ứng dụng SXSH vào sản xuất. Bắt đầu từ những năm 2002, những giải pháp đầu tiên đã được đề ra, tuy nhiên do chưa có nhiều kinh nghiệm nên kết quả thu được không đáng kể. Năm 2007, sau khi nhận được sự hỗ trợ của Bộ Công Thương và Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam, nhà máy đã bắt đầu tham gia vào hợp phần SXSH. Từ đó, hàng loạt những giải pháp SXSH đã được áp dụng tại nhà máy. Cụ thể, tình trạng phát thải bụi tại nhà máy có nhiều nguyên nhân như hỏng đệm bít kín; thao tác công nhân vận hành gây rơi vãi nhiều, tháo clinke ra sân sau đó xúc thủ công lên ôtô… Để giải quyết tình trạng này, một loạt các giải pháp như thay thế và sửa chữa các đệm bị hỏng; cải tiến tháo clinke cấp trực tiếp lên ôtô; quét, thu hồi nguyên liệu rơi vãi… đã được tiến hành. Nhờ những giải pháp này, lượng bụi đã giảm đáng kể.
Trước khi áp dụng SXSH, tình trạng tổn thất điện năng ở công ty xảy ra khá cao do các nguyên nhân như sự cố gây dừng lò; ý thức công nhân kém khi để các thiết bị chạy không tải; sử dụng đèn chiếu sáng không có chức năng tiết kiệm điện... Để giải quyết vấn đề này, các giải pháp tiết kiệm điện như thay tụ bù tại các tủ đầu xưởng; lắp biến tần tại các vị trí băng tải thích hợp; thay đèn chiếu sáng bằng đèn compact tiết kiệm điện; giáo dục ý thức tiết kiệm điện cho công nhân… đã được triển khai. Với 245 triệu đồng đầu tư cho những thay đổi này, nhà máy đã tiết kiệm được 390 triệu đồng tiền điện/năm.
Giống như điện, trước đây, hàng năm, nhà máy thường bị thất thoát khoảng 45 tấn than/năm do thao tác của công nhân không đúng, cấp than quá nhiều hoặc quá khô, hay mở cửa hầm lò… Do vậy, nhà máy đã tiến hành triển khai các giải pháp quản lý nội vi như quy định thao tác vận hành lò đốt cho sấy, lượng nước trộn than, hạn chế mở cửa lò cấp liệu, chế độ quạt gió… Nhờ những giải pháp này, mỗi năm, nhà máy tiết kiệm được 40 tấn than.
Sau những thành công khi tiến hành những giải pháp đơn giản, nhà máy bắt đầu tiến hành những giải pháp cần sự đầu tư lớn hơn. Cụ thể, để giải quyết triệt để tình trạng bụi thải, nguyên nhân chính do hệ thống đập hàm và đập búa trong hệ hở, không có hút lọc bụi. Do đó, hệ thống đập hàm và đập búa hệ hở đã được thay bằng hệ thống đập hàm, đập búa hệ kín có hút lọc bụi túi nhằm đưa nồng độ bụi trong khí thải đạt tiêu chuẩn và tận dụng được nguyên liệu trong lượng bụi thu hồi trước đây phải bỏ đi. Với 1,3 tỷ đồng đầu tư, hàng năm, nhà máy giảm chi phí sản xuất 27,6 triệu đồng. Bên cạnh đó, lượng khí thải ra môi trường đã đạt TCVN 5939:2005.
Ngoài ra, trước khi tiến hành SXSH, nhà máy dùng hệ dập bụi nước trong hệ thống sấy liệu nên hiệu suất đạt được rất thấp. Nhằm giải quyết tình trạng này, nhà máy đã đề ra những phương án cải tạo như bổ sung hệ thống tự động điều khiển nhiệt độ khí nóng cung cấp cho máy sấy thông qua điều khiển tốc độ quạt đẩy của lò sấy phản xạ; Tối ưu hóa máy sấy thông qua việc bổ sung và bố trí lại các cánh xới trong máy sấy nhằm tăng khả năng trao đổi nhiệt, khả năng mang hơi ẩm đi của dòng khí sấy; Bảo ôn các đường ống dẫn khí, thân thùng máy sấy quay làm giảm nhiệt lượng phát ra môi trường xung quanh, từ đó nâng cao hiệu suất công đoạn; Lắp đặt hệ thống lọc bụi túi nhằm đưa nồng độ bụi trong khí thải đạt tiêu chuẩn và tận dụng được lượng bụi thu hồi đang phải bỏ đi. Với tổng giá trị đầu tư cho một loạt giải pháp này là 1,513 tỷ đồng, lợi ích kinh tế hàng năm đạt được là 167,4 triệu đồng nhờ thu hồi, tái sử dụng nguyên, nhiên liệu. Đồng thời, những giải pháp này đã giúp giảm phát thải 48 tấn bụi/năm, giảm sử dụng 55.000m3 nước tuần hoàn/năm.
Nhờ những giải pháp triệt để, từ một doanh nghiệp gặp nhiều vấn đề về môi trường, nhà máy xi măng Lưu Xá đã trở thành một trong những điển hình về SXSH trong ngành xi măng của tỉnh Thái Nguyên./.
Để sản xuất 1 tấn xi măng, dây chuyền sấy liệu thải ra 13kg đất nguyên liệu và than; khâu đập hàm, đập búa, nghiền hỗn hợp và vận chuyển thải ra 5kg bụi đá; lò nung thải ra 10kg bụi, khí thải các loại; khâu định lượng trước khi nghiền xi măng thải ra 1,5kg bụi clinke; khâu đóng bao thải ra 1,5kg bụi xi măng. Lượng bụi thải này mang theo nguyên liệu không những ảnh hưởng đến môi trường mà còn gây hao hụt nguyên liệu sản xuất.
Từ những khó khăn đó, Nhà máy Xi măng Lưu Xá đã rất chú trọng việc ứng dụng SXSH vào sản xuất. Bắt đầu từ những năm 2002, những giải pháp đầu tiên đã được đề ra, tuy nhiên do chưa có nhiều kinh nghiệm nên kết quả thu được không đáng kể. Năm 2007, sau khi nhận được sự hỗ trợ của Bộ Công Thương và Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam, nhà máy đã bắt đầu tham gia vào hợp phần SXSH. Từ đó, hàng loạt những giải pháp SXSH đã được áp dụng tại nhà máy. Cụ thể, tình trạng phát thải bụi tại nhà máy có nhiều nguyên nhân như hỏng đệm bít kín; thao tác công nhân vận hành gây rơi vãi nhiều, tháo clinke ra sân sau đó xúc thủ công lên ôtô… Để giải quyết tình trạng này, một loạt các giải pháp như thay thế và sửa chữa các đệm bị hỏng; cải tiến tháo clinke cấp trực tiếp lên ôtô; quét, thu hồi nguyên liệu rơi vãi… đã được tiến hành. Nhờ những giải pháp này, lượng bụi đã giảm đáng kể.
Trước khi áp dụng SXSH, tình trạng tổn thất điện năng ở công ty xảy ra khá cao do các nguyên nhân như sự cố gây dừng lò; ý thức công nhân kém khi để các thiết bị chạy không tải; sử dụng đèn chiếu sáng không có chức năng tiết kiệm điện... Để giải quyết vấn đề này, các giải pháp tiết kiệm điện như thay tụ bù tại các tủ đầu xưởng; lắp biến tần tại các vị trí băng tải thích hợp; thay đèn chiếu sáng bằng đèn compact tiết kiệm điện; giáo dục ý thức tiết kiệm điện cho công nhân… đã được triển khai. Với 245 triệu đồng đầu tư cho những thay đổi này, nhà máy đã tiết kiệm được 390 triệu đồng tiền điện/năm.
Giống như điện, trước đây, hàng năm, nhà máy thường bị thất thoát khoảng 45 tấn than/năm do thao tác của công nhân không đúng, cấp than quá nhiều hoặc quá khô, hay mở cửa hầm lò… Do vậy, nhà máy đã tiến hành triển khai các giải pháp quản lý nội vi như quy định thao tác vận hành lò đốt cho sấy, lượng nước trộn than, hạn chế mở cửa lò cấp liệu, chế độ quạt gió… Nhờ những giải pháp này, mỗi năm, nhà máy tiết kiệm được 40 tấn than.
Sau những thành công khi tiến hành những giải pháp đơn giản, nhà máy bắt đầu tiến hành những giải pháp cần sự đầu tư lớn hơn. Cụ thể, để giải quyết triệt để tình trạng bụi thải, nguyên nhân chính do hệ thống đập hàm và đập búa trong hệ hở, không có hút lọc bụi. Do đó, hệ thống đập hàm và đập búa hệ hở đã được thay bằng hệ thống đập hàm, đập búa hệ kín có hút lọc bụi túi nhằm đưa nồng độ bụi trong khí thải đạt tiêu chuẩn và tận dụng được nguyên liệu trong lượng bụi thu hồi trước đây phải bỏ đi. Với 1,3 tỷ đồng đầu tư, hàng năm, nhà máy giảm chi phí sản xuất 27,6 triệu đồng. Bên cạnh đó, lượng khí thải ra môi trường đã đạt TCVN 5939:2005.
Ngoài ra, trước khi tiến hành SXSH, nhà máy dùng hệ dập bụi nước trong hệ thống sấy liệu nên hiệu suất đạt được rất thấp. Nhằm giải quyết tình trạng này, nhà máy đã đề ra những phương án cải tạo như bổ sung hệ thống tự động điều khiển nhiệt độ khí nóng cung cấp cho máy sấy thông qua điều khiển tốc độ quạt đẩy của lò sấy phản xạ; Tối ưu hóa máy sấy thông qua việc bổ sung và bố trí lại các cánh xới trong máy sấy nhằm tăng khả năng trao đổi nhiệt, khả năng mang hơi ẩm đi của dòng khí sấy; Bảo ôn các đường ống dẫn khí, thân thùng máy sấy quay làm giảm nhiệt lượng phát ra môi trường xung quanh, từ đó nâng cao hiệu suất công đoạn; Lắp đặt hệ thống lọc bụi túi nhằm đưa nồng độ bụi trong khí thải đạt tiêu chuẩn và tận dụng được lượng bụi thu hồi đang phải bỏ đi. Với tổng giá trị đầu tư cho một loạt giải pháp này là 1,513 tỷ đồng, lợi ích kinh tế hàng năm đạt được là 167,4 triệu đồng nhờ thu hồi, tái sử dụng nguyên, nhiên liệu. Đồng thời, những giải pháp này đã giúp giảm phát thải 48 tấn bụi/năm, giảm sử dụng 55.000m3 nước tuần hoàn/năm.
Nhờ những giải pháp triệt để, từ một doanh nghiệp gặp nhiều vấn đề về môi trường, nhà máy xi măng Lưu Xá đã trở thành một trong những điển hình về SXSH trong ngành xi măng của tỉnh Thái Nguyên./.
Bảo Ngọc