Tuyên Quang: Kinh nghiệm quý từ quỹ khuyến công
Thứ tư, 13/11/2013
Căn cứ vào các đề án sau khi thẩm định, qua xét duyệt, nếu đủ điều kiện, đề án sẽ được hỗ trợ kinh phí từ nguồn quỹ khuyến công. Cách làm này của Tuyên Quang đã giúp đối tượng thụ hưởng nhận được sự hỗ trợ kịp thời, hạn chế đáng kể thời gian, chi phí phát sinh trong quá trình hoàn thành các thủ tục hành chính.
Căn cứ vào các đề án sau khi thẩm định, qua xét duyệt, nếu đủ điều kiện, đề án sẽ được hỗ trợ kinh phí từ nguồn quỹ khuyến công. Cách làm này của Tuyên Quang đã giúp đối tượng thụ hưởng nhận được sự hỗ trợ kịp thời, hạn chế đáng kể thời gian, chi phí phát sinh trong quá trình hoàn thành các thủ tục hành chính.
Theo ông Trương Xuân Quý, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang, khuyến công Tuyên Quang không xây dựng kế hoạch hàng năm, nguồn kinh phí hỗ trợ bao gồm cả khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương được dồn về Quỹ khuyến công. Trên cơ sở những đề án có được, sau khi thẩm định, xét duyệt đủ điều kiện sẽ được hỗ trợ kinh phí từ Quỹ.
Giải thích vì sao Tuyên Quang sử dụng quỹ khuyến công thay cho kế hoạch hàng năm, ông Trương Xuân Quý cho biết: Là một tỉnh miền núi, ngành công nghiệp nông thôn của Tuyên Quang còn lạc hậu, kém phát triển. Hầu hết các cơ sở công nghiệp nông thôn đều có quy mô nhỏ lẻ, phân bố rải rác, sức cạnh tranh của sản phẩm rất hạn chế, thiếu vốn cho mở rộng sản xuất…Vì vậy, không phải năm nào Tuyên Quang cũng tìm được các cơ sở công nghiệp nông thôn đáp ứng đủ điều kiện để nhận hỗ trợ, nhất là đối với các nội dung xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Hơn nữa, do hạn chế về trình độ, việc hoàn thành các thủ tục bắt buộc như xây dựng, đánh giá hiệu quả của đề án, thủ tục thanh quyết toán… đối với các cơ sở công nghiệp nông thôn thực sự là trở ngại lớn và đã tạo tâm lý e ngại cho các đối tượng thụ hưởng. “Thậm chí phải vừa giúp đỡ vừa động viên mà vẫn có những cơ sở không đồng ý tham gia”.
“Việc sử dụng quỹ khuyến công giúp Tuyên Quang chủ động hơn trong việc hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn, kinh phí hỗ trợ cũng tăng lên do không phải san sẻ. Quan trọng nhất là giúp các đối tượng thụ hưởng tránh được việc mất nhiều thời gian, công sức, chi phí phát sinh trong quá trình hoàn thiện các thủ tục do quy trình xét duyệt đề án được tổ chức rất tinh gọn”, ông Quý nhấn mạnh.
Thực tế những năm qua, thông qua quỹ khuyến công, Tuyên Quang đã từng bước giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng công nghệ, hiện đại hóa sản xuất, kinh doanh. Trong 8 năm (2006-2013), Tuyên Quang đã dành 5,14 tỷ đồng cho quỹ khuyến công, bao gồm cả khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương, thực hiện trên 73 đề án, đặc biệt ưu tiên cho các đề án hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất mới, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Các đề án đã góp phần đáng kể thay đổi diện mạo của các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Tiêu biểu, thông qua quỹ khuyến công, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Tuyên Quang đã hỗ trợ Hợp tác xã Hải Bình (huyện Na Hang) đầu tư máy uốn ống trong gia công cơ khí. Đến nay, hợp tác xã đã phát triển ổn định, đạt doanh thu 1,5 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân của người lao động đạt khoảng 5 triệu đồng/người/tháng. Trung tâm cũng hỗ trợ đầu tư thêm máy móc cho xưởng sản xuất mành cọ của gia đình chị Nguyễn Thị Hằng (thôn Thái Bình, xã Thái Sơn, huyện Hàm Yên). Thời điểm hiện tại, xưởng sản xuất của gia đình chị Hằng đã mở rộng quy mô với 8 máy sản xuất, thu hút 10-15 lao động với thu nhập 2 triệu đồng/người/tháng.
Ngoài ra, Trung tâm cũng đã hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư dây chuyền máy nén phân NK cho hộ sản xuất của bà Hoàng Thị Loan (xã Phúc Thịnh, huyện Chiêm Hóa); hỗ trợ một phần kinh phí cho máy dập đinh tại Công ty Cổ phần cơ khí Tuyên Quang; ứng dụng máy cắt 2 đầu tự động trong sản xuất ván gỗ ghép thanh tại Công ty TNHH một thành viên Anh Hoàng (xã Đức Ninh huyện Hàm Yên)…
Mặc dù nguồn kinh phí khuyến công hàng năm của Tuyên Quang khá nhỏ bé (700 triệu đồng/năm) so với 28 tỉnh, thành khu vực phía Bắc nhưng với cách làm sáng tạo, khuyến công Tuyên Quang đã khắc phục được những trở ngại lớn, đồng thời, đây cũng là kinh nghiệm quý giá cho công tác khuyến công cả nước.
Giải thích vì sao Tuyên Quang sử dụng quỹ khuyến công thay cho kế hoạch hàng năm, ông Trương Xuân Quý cho biết: Là một tỉnh miền núi, ngành công nghiệp nông thôn của Tuyên Quang còn lạc hậu, kém phát triển. Hầu hết các cơ sở công nghiệp nông thôn đều có quy mô nhỏ lẻ, phân bố rải rác, sức cạnh tranh của sản phẩm rất hạn chế, thiếu vốn cho mở rộng sản xuất…Vì vậy, không phải năm nào Tuyên Quang cũng tìm được các cơ sở công nghiệp nông thôn đáp ứng đủ điều kiện để nhận hỗ trợ, nhất là đối với các nội dung xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Hơn nữa, do hạn chế về trình độ, việc hoàn thành các thủ tục bắt buộc như xây dựng, đánh giá hiệu quả của đề án, thủ tục thanh quyết toán… đối với các cơ sở công nghiệp nông thôn thực sự là trở ngại lớn và đã tạo tâm lý e ngại cho các đối tượng thụ hưởng. “Thậm chí phải vừa giúp đỡ vừa động viên mà vẫn có những cơ sở không đồng ý tham gia”.
“Việc sử dụng quỹ khuyến công giúp Tuyên Quang chủ động hơn trong việc hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn, kinh phí hỗ trợ cũng tăng lên do không phải san sẻ. Quan trọng nhất là giúp các đối tượng thụ hưởng tránh được việc mất nhiều thời gian, công sức, chi phí phát sinh trong quá trình hoàn thiện các thủ tục do quy trình xét duyệt đề án được tổ chức rất tinh gọn”, ông Quý nhấn mạnh.
Thực tế những năm qua, thông qua quỹ khuyến công, Tuyên Quang đã từng bước giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng công nghệ, hiện đại hóa sản xuất, kinh doanh. Trong 8 năm (2006-2013), Tuyên Quang đã dành 5,14 tỷ đồng cho quỹ khuyến công, bao gồm cả khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương, thực hiện trên 73 đề án, đặc biệt ưu tiên cho các đề án hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất mới, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Các đề án đã góp phần đáng kể thay đổi diện mạo của các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Tiêu biểu, thông qua quỹ khuyến công, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Tuyên Quang đã hỗ trợ Hợp tác xã Hải Bình (huyện Na Hang) đầu tư máy uốn ống trong gia công cơ khí. Đến nay, hợp tác xã đã phát triển ổn định, đạt doanh thu 1,5 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân của người lao động đạt khoảng 5 triệu đồng/người/tháng. Trung tâm cũng hỗ trợ đầu tư thêm máy móc cho xưởng sản xuất mành cọ của gia đình chị Nguyễn Thị Hằng (thôn Thái Bình, xã Thái Sơn, huyện Hàm Yên). Thời điểm hiện tại, xưởng sản xuất của gia đình chị Hằng đã mở rộng quy mô với 8 máy sản xuất, thu hút 10-15 lao động với thu nhập 2 triệu đồng/người/tháng.
Ngoài ra, Trung tâm cũng đã hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư dây chuyền máy nén phân NK cho hộ sản xuất của bà Hoàng Thị Loan (xã Phúc Thịnh, huyện Chiêm Hóa); hỗ trợ một phần kinh phí cho máy dập đinh tại Công ty Cổ phần cơ khí Tuyên Quang; ứng dụng máy cắt 2 đầu tự động trong sản xuất ván gỗ ghép thanh tại Công ty TNHH một thành viên Anh Hoàng (xã Đức Ninh huyện Hàm Yên)…
Mặc dù nguồn kinh phí khuyến công hàng năm của Tuyên Quang khá nhỏ bé (700 triệu đồng/năm) so với 28 tỉnh, thành khu vực phía Bắc nhưng với cách làm sáng tạo, khuyến công Tuyên Quang đã khắc phục được những trở ngại lớn, đồng thời, đây cũng là kinh nghiệm quý giá cho công tác khuyến công cả nước.