Đẩy mạnh sản xuất sạch hơn trong công nghiệp
Thứ tư, 13/11/2013
Bến Tre là 1 trong 5 tỉnh được Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (CPI) chọn là tỉnh mục tiêu để thực hiện các giải pháp SXSH. Nhận thấy những lợi ích kinh tế không nhỏ khi áp dụng SXSH, ngay cả khi CPI kết thúc vào năm 2011, những giải pháp SXSH vẫn tiếp tục được Bến Tre khuyến khích các DN ứng dụng vào quá trình sản xuất.
Bến Tre là 1 trong 5 tỉnh được Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (CPI) chọn là tỉnh mục tiêu để thực hiện các giải pháp SXSH. Nhận thấy những lợi ích kinh tế không nhỏ khi áp dụng SXSH, ngay cả khi CPI kết thúc vào năm 2011, những giải pháp SXSH vẫn tiếp tục được Bến Tre khuyến khích các DN ứng dụng vào quá trình sản xuất.
Theo thống kê của Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Bến Tre, các DN sau khi áp dụng SXSH có đều có hiệu quả khả quan như giá trị sản phẩm tăng từ 30-40%, tỷ lệ sử dụng nước giảm đến hơn 30%, tỷ lệ sử dụng điện giảm trung bình 20%, tỷ lệ nhiên liệu giảm từ 10-30%, tỷ lệ lao động giảm trung bình khoảng 20%. Đặc biệt, chưa kể đến việc ứng dụng các thiết bị sản xuất với công nghệ hiện đại, hiệu quả SXSH vẫn có thể thu được chỉ nhờ các giải pháp nội vi đơn giản như huấn luyện lại thao tác công nhân, thay đổi phương pháp vận hành, thay đổi những thói quen sử dụng điện lãng phí… Ngay cả những giải pháp đòi hỏi đầu tư công nghệ tốn kém cũng có thể hoàn vốn chỉ sau vài năm.
Nhà máy chế biến dừa Thành Vinh là một trong những DN đầu tiên và cũng là DN thành công điển hình trên địa bàn tỉnh Bến Tre áp dụng các giải pháp SXSH. Thành công này đã trở thành tiền đề để Bến Tre thúc đẩy các giải pháp ứng dụng SXSH vào quá trình sản xuất. Cụ thể, nhận được sự trợ giúp của CPI, Nhà máy chế biến dừa Thành Vinh đã đầu tư trên 6,5 tỷ đồng để thực hiện các giải pháp từ đơn giản đến phức tạp như quản lý giám sát tiêu thụ hơi nước hiệu quả; Bố trí lại các van khóa/mở hợp lý, thuận lợi cho thao tác của công nhân; Thu hồi và tái sử dụng tối đa lượng nước trong sản xuất; Thay đổi lò hơi đốt trấu bằng lò hơi đốt gáo dừa để tận dụng làm than hoạt tính; Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung… Với những giải pháp đó, mỗi năm, nhà máy giảm được 30% lượng nước tiêu thụ, giảm nhiên liệu hơi 10-15%, giảm tiêu thụ điện 4%, tận thu than hoạt tính từ lò hơi đốt gáo dừa…
Nhận thức được những hiệu quả lớn từ SXSH, DN tư nhân chế biến thực phẩm Thiên Long cũng đã tự bỏ vốn đầu tư các giải pháp SXSH. Cụ thể, DN đã thực hiện cải thiện hệ thống chiếu sáng bằng các thiết bị hiệu suất cao, thu hồi nhiệt thải từ các ống khói của lò nấu kẹo để cấp nhiệt cho công đoạn sấy bánh phồng thay thế cho than tổ ong, sử dụng hiệu quả nước cho sản xuất, quản lý tiêu thụ nhiên liệu vỏ gáo dừa chặt chẽ hơn, thay thế các động cơ có hiệu suất thấp, tập huấn về tiết kiệm nguyên liệu và áp dụng sản xuất sạch hơn… Những giải pháp này đã giúp DN tiết kiệm 1,5 triệu đồng tiền điện/tháng. Bên cạnh đó, việc tận dụng nhiệt điện thải ra từ ống khói các bếp nấu kẹo để sấy bánh đã tiết kiệm hơn 50% chi phí năng lượng cho quá trình sấy...
Hiệu quả từ SXSH đã thấy rõ, tuy nhiên thực tế số lượng DN trên địa bàn tỉnh Bến Tre áp dụng các giải pháp SXSH vẫn chưa nhiều mà nguyên nhân chính là DN chưa đủ lực để tự bỏ vốn đầu tư. Do đó, để khuyến khích DN thực hiện áp dụng SXSH, Văn phòng SXSH đã chính thức được Sở Công Thương Bến Tre thành lập. Bên cạnh đó, Chỉ thị số 03/2010/CT-UBND nhằm đẩy mạnh triển khai thực hiện Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn cũng đã được ban hành. Theo chỉ thị này, tỉnh sẽ cân đối nguồn vốn từ ngân sách hàng năm kết hợp với hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở tiếp cận các nguồn vốn khác để trợ giúp DN thực hiện các giải pháp SXSH. Đồng thời, tăng cường hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học nhằm đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, chuyển giao các đề tài, dự án khoa học công nghệ đã nghiên cứu, nghiệm thu; nghiên cứu bổ sung vào chương trình đào tạo tại các trường dạy nghề, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp… Những động thái này sẽ đưa hoạt động SXSH trở nên phổ biến hơn trên địa bàn tỉnh Bến Tre - địa phương được đánh giá còn tiềm năng khá lớn về SXSH./.
Nhà máy chế biến dừa Thành Vinh là một trong những DN đầu tiên và cũng là DN thành công điển hình trên địa bàn tỉnh Bến Tre áp dụng các giải pháp SXSH. Thành công này đã trở thành tiền đề để Bến Tre thúc đẩy các giải pháp ứng dụng SXSH vào quá trình sản xuất. Cụ thể, nhận được sự trợ giúp của CPI, Nhà máy chế biến dừa Thành Vinh đã đầu tư trên 6,5 tỷ đồng để thực hiện các giải pháp từ đơn giản đến phức tạp như quản lý giám sát tiêu thụ hơi nước hiệu quả; Bố trí lại các van khóa/mở hợp lý, thuận lợi cho thao tác của công nhân; Thu hồi và tái sử dụng tối đa lượng nước trong sản xuất; Thay đổi lò hơi đốt trấu bằng lò hơi đốt gáo dừa để tận dụng làm than hoạt tính; Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung… Với những giải pháp đó, mỗi năm, nhà máy giảm được 30% lượng nước tiêu thụ, giảm nhiên liệu hơi 10-15%, giảm tiêu thụ điện 4%, tận thu than hoạt tính từ lò hơi đốt gáo dừa…
Nhận thức được những hiệu quả lớn từ SXSH, DN tư nhân chế biến thực phẩm Thiên Long cũng đã tự bỏ vốn đầu tư các giải pháp SXSH. Cụ thể, DN đã thực hiện cải thiện hệ thống chiếu sáng bằng các thiết bị hiệu suất cao, thu hồi nhiệt thải từ các ống khói của lò nấu kẹo để cấp nhiệt cho công đoạn sấy bánh phồng thay thế cho than tổ ong, sử dụng hiệu quả nước cho sản xuất, quản lý tiêu thụ nhiên liệu vỏ gáo dừa chặt chẽ hơn, thay thế các động cơ có hiệu suất thấp, tập huấn về tiết kiệm nguyên liệu và áp dụng sản xuất sạch hơn… Những giải pháp này đã giúp DN tiết kiệm 1,5 triệu đồng tiền điện/tháng. Bên cạnh đó, việc tận dụng nhiệt điện thải ra từ ống khói các bếp nấu kẹo để sấy bánh đã tiết kiệm hơn 50% chi phí năng lượng cho quá trình sấy...
Hiệu quả từ SXSH đã thấy rõ, tuy nhiên thực tế số lượng DN trên địa bàn tỉnh Bến Tre áp dụng các giải pháp SXSH vẫn chưa nhiều mà nguyên nhân chính là DN chưa đủ lực để tự bỏ vốn đầu tư. Do đó, để khuyến khích DN thực hiện áp dụng SXSH, Văn phòng SXSH đã chính thức được Sở Công Thương Bến Tre thành lập. Bên cạnh đó, Chỉ thị số 03/2010/CT-UBND nhằm đẩy mạnh triển khai thực hiện Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn cũng đã được ban hành. Theo chỉ thị này, tỉnh sẽ cân đối nguồn vốn từ ngân sách hàng năm kết hợp với hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở tiếp cận các nguồn vốn khác để trợ giúp DN thực hiện các giải pháp SXSH. Đồng thời, tăng cường hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học nhằm đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, chuyển giao các đề tài, dự án khoa học công nghệ đã nghiên cứu, nghiệm thu; nghiên cứu bổ sung vào chương trình đào tạo tại các trường dạy nghề, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp… Những động thái này sẽ đưa hoạt động SXSH trở nên phổ biến hơn trên địa bàn tỉnh Bến Tre - địa phương được đánh giá còn tiềm năng khá lớn về SXSH./.