Quỹ Ủy thác tín dụng xanh: Cơ hội cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất sạch hơn
Thứ tư, 06/11/2013
Các DN sản xuất sẽ có cơ hội đổi mới công nghệ sản xuất để sử dụng hiệu quả nguyên, nhiên liệu, năng lượng, hướng đến sản xuất sạch hơn (SXSH) nhờ nguồn vốn từ Quỹ Ủy thác tín dụng xanh.
Các DN sản xuất sẽ có cơ hội đổi mới công nghệ sản xuất để sử dụng hiệu quả nguyên, nhiên liệu, năng lượng, hướng đến sản xuất sạch hơn (SXSH) nhờ nguồn vốn từ Quỹ Ủy thác tín dụng xanh.
Theo các chuyên gia, SXSH đang ngày càng trở thành xu hướng chung của DN bởi SXSH có thể giúp các DN tiết kiệm tài chính thông qua giảm lãng phí năng lượng, nguyên nhiên vật liệu, phụ gia… từ đó giúp DN nâng cao hiệu suất hoạt động, nâng cao sự ổn định của sản xuất và chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, SXSH còn giúp các DN thu hồi phế liệu, phế phẩm, cải thiện môi trường làm việc, cải thiện hình ảnh DN, tiết kiệm chi phí… Tuy nhiên, rào cản lớn nhất của SXSH chính là khoản đầu tư để đổi mới công nghệ tương đối cao.
Quỹ Ủy thác tín dụng xanh (GCTF) được thành lập từ một sáng kiến hỗ trợ tài chính của Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) dành cho các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư trung và dài hạn vào công nghệ sạch hơn trong sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Tại Việt Nam, đối tượng được hỗ trợ tài chính của GCTF là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) bởi những DN này thường hay gặp phải những trở ngại như thiếu vốn, khó tiếp cận với nguồn tín dụng từ ngân hàng do không đủ tài sản thế chấp… khi đứng trước những hạng mục đầu tư lớn (đổi mới thiết bị/công nghệ). Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam (VNCPC) là đơn vị điều phối nguồn vốn của quỹ này.
Bà Nguyễn Lê Hằng – Điều phối viên GCTF cho biết, GCTF hoạt động theo hình thức phối hợp với 3 ngân hàng tại Việt Nam là ACB, Techcombank, VIB tiến hành thẩm định các dự án đổi mới công nghệ của các DN đăng ký tham gia để đánh giá mức hỗ trợ phù hợp. Nếu các dự án đổi mới thiết bị, công nghệ của DN đạt được các tiêu chí về giảm thiểu tác động đến môi trường (theo bảng đánh giá do VNCPC đưa ra) thì DN sẽ nhận được hỗ trợ tài chính từ quỹ theo 2 hình thức là bảo lãnh tối đa 50% tổng giá trị khoản vay và thưởng từ 15-25% tổng giá trị khoản vay. Ví dụ, một DN có nhu cầu vay 1 tỷ đồng để đổi mới thiết bị công nghệ, nếu tham gia vào quỹ và đạt được các tiêu chí đánh giá hỗ trợ tối đa thì sẽ được quỹ bảo lãnh 500 triệu đồng tiền thế chấp khi vay vốn ngân hàng và được thanh toán 250 triệu đồng tiền nợ gốc khi dự án hoàn thành và đi vào hoạt động.
Thời gian xem xét cho một dự án là 75 ngày, triển khai đầu tư trong 3-6 tháng. Đối tượng, ngành nghề được hỗ trợ là các DN sản xuất công nghiệp, dịch vụ và thương mại muốn thay đổi phương thức sản xuất, đầu tư thiết bị mang lại hiệu quả môi trường. Những loại hình công nghiệp tiềm năng là sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, chế biến thực phẩm, sản xuất thép, luyện kim, da và sản xuất hóa chất… “Do mục đích của quỹ là hướng đến các DN nhỏ và vừa nên các DN có vốn điều lệ dưới 5 triệu USD, số công nhân viên dưới 1.000 người, và có 51% vốn thuộc sở hữu trong nước đều có thể tiếp cận chương trình hỗ trợ của quỹ” – bà Hằng cho hay.
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 60 DN tại Việt Nam gửi hồ sơ tham gia chương trình hỗ trợ của GCTF, trong đó 40 hồ sơ đã đạt đủ các điều kiện sàng lọc ban đầu, 30 dự án đã được phê duyệt kỹ thuật và 12 dự án đã được ngân hàng giải ngân cho vay.
Bà Hằng cho biết thêm, trong thời điểm hiện nay, quy mô hỗ trợ tín dụng của quỹ đối với 1 dự án mới chỉ dao động từ 10.000 đến 1 triệu USD. Tuy nhiên, các ngân hàng có thể cung cấp khoản tín dụng lớn hơn và sẽ có những ưu tiên cho các DN chứng minh được hiệu quả dự án vay đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường./.
Quỹ Ủy thác tín dụng xanh (GCTF) được thành lập từ một sáng kiến hỗ trợ tài chính của Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) dành cho các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư trung và dài hạn vào công nghệ sạch hơn trong sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Tại Việt Nam, đối tượng được hỗ trợ tài chính của GCTF là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) bởi những DN này thường hay gặp phải những trở ngại như thiếu vốn, khó tiếp cận với nguồn tín dụng từ ngân hàng do không đủ tài sản thế chấp… khi đứng trước những hạng mục đầu tư lớn (đổi mới thiết bị/công nghệ). Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam (VNCPC) là đơn vị điều phối nguồn vốn của quỹ này.
Bà Nguyễn Lê Hằng – Điều phối viên GCTF cho biết, GCTF hoạt động theo hình thức phối hợp với 3 ngân hàng tại Việt Nam là ACB, Techcombank, VIB tiến hành thẩm định các dự án đổi mới công nghệ của các DN đăng ký tham gia để đánh giá mức hỗ trợ phù hợp. Nếu các dự án đổi mới thiết bị, công nghệ của DN đạt được các tiêu chí về giảm thiểu tác động đến môi trường (theo bảng đánh giá do VNCPC đưa ra) thì DN sẽ nhận được hỗ trợ tài chính từ quỹ theo 2 hình thức là bảo lãnh tối đa 50% tổng giá trị khoản vay và thưởng từ 15-25% tổng giá trị khoản vay. Ví dụ, một DN có nhu cầu vay 1 tỷ đồng để đổi mới thiết bị công nghệ, nếu tham gia vào quỹ và đạt được các tiêu chí đánh giá hỗ trợ tối đa thì sẽ được quỹ bảo lãnh 500 triệu đồng tiền thế chấp khi vay vốn ngân hàng và được thanh toán 250 triệu đồng tiền nợ gốc khi dự án hoàn thành và đi vào hoạt động.
Thời gian xem xét cho một dự án là 75 ngày, triển khai đầu tư trong 3-6 tháng. Đối tượng, ngành nghề được hỗ trợ là các DN sản xuất công nghiệp, dịch vụ và thương mại muốn thay đổi phương thức sản xuất, đầu tư thiết bị mang lại hiệu quả môi trường. Những loại hình công nghiệp tiềm năng là sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, chế biến thực phẩm, sản xuất thép, luyện kim, da và sản xuất hóa chất… “Do mục đích của quỹ là hướng đến các DN nhỏ và vừa nên các DN có vốn điều lệ dưới 5 triệu USD, số công nhân viên dưới 1.000 người, và có 51% vốn thuộc sở hữu trong nước đều có thể tiếp cận chương trình hỗ trợ của quỹ” – bà Hằng cho hay.
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 60 DN tại Việt Nam gửi hồ sơ tham gia chương trình hỗ trợ của GCTF, trong đó 40 hồ sơ đã đạt đủ các điều kiện sàng lọc ban đầu, 30 dự án đã được phê duyệt kỹ thuật và 12 dự án đã được ngân hàng giải ngân cho vay.
Bà Hằng cho biết thêm, trong thời điểm hiện nay, quy mô hỗ trợ tín dụng của quỹ đối với 1 dự án mới chỉ dao động từ 10.000 đến 1 triệu USD. Tuy nhiên, các ngân hàng có thể cung cấp khoản tín dụng lớn hơn và sẽ có những ưu tiên cho các DN chứng minh được hiệu quả dự án vay đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường./.