Sản xuất sạch hơn: Bài toán còn bỏ ngỏ của doanh nghiệp
Thứ tư, 23/10/2013
Trước sự biến đổi của khí hậu, khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, việc áp dụng sản xuất sạch hơn vào sản xuất công nghiệp là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện nay chưa có đơn vị nào cam kết sẽ áp dụng sản xuất sạch hơn.
Trước sự biến đổi của khí hậu, khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, việc áp dụng sản xuất sạch hơn vào sản xuất công nghiệp là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện nay chưa có đơn vị nào cam kết sẽ áp dụng sản xuất sạch hơn.
Sản xuất sạch hơn là cải tiến liên tục quá trình sản xuất công nghiệp, sản phẩm và dịch vụ để giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phòng ngừa ô nhiễm không khí, nước và đất, giảm phát sinh chất thải tại nguồn, giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường. Đối với quá trình sản xuất, sản xuất sạch hơn bao gồm tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc của các dòng thải trước khi đi ra khỏi quá trình sản xuất. Đối với sản phẩm, sản xuất sạch hơn làm giảm ảnh hưởng trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm từ khâu chế biến nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng. Để đưa sản xuất sạch hơn vào thực tế, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 7/9/2009 về “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020” với mục tiêu cụ thể là đến năm 2015, 50% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; 25% cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn; các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn tiết kiệm được từ 5 – 8% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm. Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, 90% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; 50% cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn; các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn tiết kiệm được từ 8 – 13% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm; 90% doanh nghiệp vừa và lớn có bộ phận chuyên trách về sản xuất sạch hơn.
Quyết định đã được đề ra gần 4 năm, nhưng thực tế đến nay hầu như các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn còn rất thờ ơ với sản xuất sạch hơn. Điều này do nhiều nguyên nhân, ông Nguyên Đắc Thủy, Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết: thứ nhất, từ khi có Chỉ thị số 08/CT-BCN về áp dụng sản xuất sạch hơn trong các cơ sở sản xuất công nghiệp của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) và Quyết định số 1419/QĐ-TTg, đến nay Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển Công nghiệp của tỉnh mới triển khai được một đợt tuyên truyền, tập huấn cho lãnh đạo, quản lý một số các doanh nghiệp trên địa bàn do không có kinh phí để thực hiện. Vì vậy, còn nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ về sản xuất sạch hơn. Thứ hai, Lạng Sơn vốn không có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất công nghiệp đa ngành nghề. Trên địa bàn chỉ có một số rất ít doanh nghiệp sản xuất công nghiệp lớn, còn lại là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí siêu nhỏ, tổ chức sản xuất kinh doanh mang tính chất thời vụ, tự phát. Do vậy thiếu chiến lược lâu dài dẫn đến ngần ngại đầu tư thay đổi công nghệ, thiết bị, máy móc sản xuất. Hầu như các đơn vị còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, đợi các dự án hỗ trợ của nước ngoài. Thứ ba, thực tế về vấn đề về môi trường chưa thực sự bức thiết trên địa bàn tỉnh. Ông Vũ Đức Hạ, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Kim loại màu Bắc Bộ chia sẻ: năm 2012, lãnh đạo công ty đã được tập huấn về sản xuất sạch hơn, nhưng với tính chất sản phẩm chỉ thỏi mà công ty đang sản xuất thì công ty không đáp ứng được những yêu cầu của sản xuất sạch hơn đề ra. Bởi, để đáp ứng những yêu cầu đó, công ty cần thay đổi toàn bộ dây chuyền sản xuất, điều này cần một sự đầu tư rất lớn và đòi hỏi một quá trình lâu dài. Do đó, đến nay ban lãnh đạo công ty vẫn chưa ký cam kết áp dụng sản xuất sạch hơn vào sản xuất.
Bên cạnh đó, Lạng Sơn cũng đã có một số ít các doanh nghiệp mặc dù chưa ký cam kết thực hiện sản xuất sạch hơn, nhưng công nghệ của công ty đang sử dụng cơ bản đáp ứng được những yêu cầu của sản xuất sạch hơn. Đơn cử là các doanh nghiệp áp dụng công nghệ sản xuất gạch xây không nung như gạch bê tông Phú Lộc, Hồng Phong. Kế đến những doanh nghiệp đầu tư thay đổi dây chuyền sản xuất gạch đất nung truyền thống sang công nghệ gạch nung tuynel. Nhưng với một vài đơn vị doanh nghiệp nêu trên thì Lạng Sơn còn rất xa với mục tiêu mà Quyết định số 1419/QĐ-TTg đề ra. Ông Trần Anh Thuần, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển Công nghiệp cho biết: những năm tới, Lạng Sơn cần chú trọng xây dựng kế hoạch cụ thể và đầu tư kinh phí để thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp tỉnh cam kết áp dụng sản xuất sạch hơn vào sản xuất. Đồng thời tăng cường kiểm tra, rà soát xem trên địa bàn tỉnh có những đơn vị nào có khả năng đầu tư áp dụng ngay sản xuất sạch hơn vào sản xuất để vận động thực hiện. Cùng với đó là thanh tra, kiểm tra việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, xử lý chất thải và môi trường lao động của các doanh nghiệp, nếu phát hiện vi phạm sẽ nghiêm túc xử lý theo quy định. Có như vậy mới hy vọng đạt được mục tiêu sản xuất sạch hơn mà Chính phủ đề ra.
Quyết định đã được đề ra gần 4 năm, nhưng thực tế đến nay hầu như các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn còn rất thờ ơ với sản xuất sạch hơn. Điều này do nhiều nguyên nhân, ông Nguyên Đắc Thủy, Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết: thứ nhất, từ khi có Chỉ thị số 08/CT-BCN về áp dụng sản xuất sạch hơn trong các cơ sở sản xuất công nghiệp của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) và Quyết định số 1419/QĐ-TTg, đến nay Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển Công nghiệp của tỉnh mới triển khai được một đợt tuyên truyền, tập huấn cho lãnh đạo, quản lý một số các doanh nghiệp trên địa bàn do không có kinh phí để thực hiện. Vì vậy, còn nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ về sản xuất sạch hơn. Thứ hai, Lạng Sơn vốn không có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất công nghiệp đa ngành nghề. Trên địa bàn chỉ có một số rất ít doanh nghiệp sản xuất công nghiệp lớn, còn lại là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí siêu nhỏ, tổ chức sản xuất kinh doanh mang tính chất thời vụ, tự phát. Do vậy thiếu chiến lược lâu dài dẫn đến ngần ngại đầu tư thay đổi công nghệ, thiết bị, máy móc sản xuất. Hầu như các đơn vị còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, đợi các dự án hỗ trợ của nước ngoài. Thứ ba, thực tế về vấn đề về môi trường chưa thực sự bức thiết trên địa bàn tỉnh. Ông Vũ Đức Hạ, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Kim loại màu Bắc Bộ chia sẻ: năm 2012, lãnh đạo công ty đã được tập huấn về sản xuất sạch hơn, nhưng với tính chất sản phẩm chỉ thỏi mà công ty đang sản xuất thì công ty không đáp ứng được những yêu cầu của sản xuất sạch hơn đề ra. Bởi, để đáp ứng những yêu cầu đó, công ty cần thay đổi toàn bộ dây chuyền sản xuất, điều này cần một sự đầu tư rất lớn và đòi hỏi một quá trình lâu dài. Do đó, đến nay ban lãnh đạo công ty vẫn chưa ký cam kết áp dụng sản xuất sạch hơn vào sản xuất.
Bên cạnh đó, Lạng Sơn cũng đã có một số ít các doanh nghiệp mặc dù chưa ký cam kết thực hiện sản xuất sạch hơn, nhưng công nghệ của công ty đang sử dụng cơ bản đáp ứng được những yêu cầu của sản xuất sạch hơn. Đơn cử là các doanh nghiệp áp dụng công nghệ sản xuất gạch xây không nung như gạch bê tông Phú Lộc, Hồng Phong. Kế đến những doanh nghiệp đầu tư thay đổi dây chuyền sản xuất gạch đất nung truyền thống sang công nghệ gạch nung tuynel. Nhưng với một vài đơn vị doanh nghiệp nêu trên thì Lạng Sơn còn rất xa với mục tiêu mà Quyết định số 1419/QĐ-TTg đề ra. Ông Trần Anh Thuần, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển Công nghiệp cho biết: những năm tới, Lạng Sơn cần chú trọng xây dựng kế hoạch cụ thể và đầu tư kinh phí để thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp tỉnh cam kết áp dụng sản xuất sạch hơn vào sản xuất. Đồng thời tăng cường kiểm tra, rà soát xem trên địa bàn tỉnh có những đơn vị nào có khả năng đầu tư áp dụng ngay sản xuất sạch hơn vào sản xuất để vận động thực hiện. Cùng với đó là thanh tra, kiểm tra việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, xử lý chất thải và môi trường lao động của các doanh nghiệp, nếu phát hiện vi phạm sẽ nghiêm túc xử lý theo quy định. Có như vậy mới hy vọng đạt được mục tiêu sản xuất sạch hơn mà Chính phủ đề ra.