Thực trạng áp dụng Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Cà Mau
Thứ hai, 21/10/2013
Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất ở ĐBSCL, góp phần quan trọng vào phát triển KT - XH toàn vùng.
Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất ở ĐBSCL, góp phần quan trọng vào phát triển KT - XH toàn vùng.
Ước tính, mỗi năm các nhà máy đông lạnh khu vực ĐBSCL cho xuất xưởng khoảng 700 ngàn tấn thành phẩm thuỷ sản các loại, phần lớn là cá tra và tôm, chủ yếu dành cho xuất khẩu.
Để sản xuất được lượng hàng hoá nói trên, các nhà máy phải sử dụng gần 40 triệu mét khối nước, phần nhiều được thải ra môi trường mà không qua xử lý đạt chuẩn cho phép. Nước thải ô nhiễm đã bắt đầu huỷ diệt môi trường sống của con cá, con tôm và của cả con người. Việc hình thành các khu công nghiệp là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng vấn đề quan trọng là làm sao giải quyết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và hạn chế ô nhiễm môi trường. Trong đó, môi trường tại các cơ sở chế biến thủy sản ở Cà Mau là vấn đề cần quan tâm, Không phải cho đến bây giờ, từ nhiều năm trước, khi bắt đầu xuất hiện nhà máy chế biến thuỷ sản, việc xử lý chất thải từ các dây chuyền chế biến con tôm, con cá đã được đề cập đến. Những yêu cầu đặt ra đối với việc xử lý chất thải cứ bị "treo lơ lửng", thậm chí càng lúc càng tệ hại hơn. Đã có kiểm tra, xử phạt nhưng rồi đâu lại vào đấy, tình trạng vi phạm cứ lặp đi, lặp lại...
Cà Mau hiện là địa phương có tốc độ phát triển kinh tế tương đối cao nhờ vào tiềm năng trong nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản. Tiềm năng kinh tế đã và đang đóng góp vào sự tăng trưởng chung của tỉnh. Tuy nhiên, Cà Mau đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường, bởi sự hình thành các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhà máy chế biến thủy hải sản trên địa bàn. Đây là thực trạng đáng báo động mà nhiều năm nay chính quyền địa phương, các ngành chức năng dù đã cố gắng, nhưng chưa tìm ra biện pháp khắc phục hiệu quả. Hiện nay tỉnh có 17 cơ sở chế biến thủy sản đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải và đưa vào hoạt động; 7 cơ sở chế biến thủy sản đang xây dựng trong giai đoạn lắp đặt thiết bị và vận hành thử nghiệm; 10 cơ sở chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Về chương trình giám sát môi trường và đề án xin cấp phép xả nước thải vào nguồn nước hầu hết các đơn vị chưa thực hiện, vì chưa nắm được quy định, hoặc có làm nhưng chỉ vận hành một cách mang tính chất đối phó.
Bảo vệ môi trường là một trong những mục tiêu quan trọng để phát triển bền vững. Mục tiêu bảo vệ môi trường là không ngừng bảo vệ và cải thiện môi trường để nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân ngày càng an toàn hơn.
Để bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường cần tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò quan trọng của môi trường. Tuyên truyền sâu rộng tới mỗi công dân chấp hành nghiêm chỉnh Luật bảo vệ môi trường, dần dần trở thành thói quen tốt về bảo vệ môi trường. Thông qua các phong trào quần chúng để giáo dục ý thức tự giác trong cơ quan, trường học, bệnh viện... thực hiện và chấp hành nghiêm chỉnh Luật pháp.
Đưa tiêu chuẩn về tổ chức, quản lý môi trường vào các doanh nghiệp; sắp xếp các doanh nghiệp theo chuẩn ISO để từng bước hội nhập thị trường thương mại quốc tế và khu vực.
Trong thẩm định luận chứng các dự án kinh tế - xã hội, cần đưa tiêu thức bảo vệ môi trường là một trong những tiêu chí để thẩm định. Đối với các dự án có thể gây ô nhiễm lớn như chế biến thủy sản, cảng biển, phân hóa học, hóa chất, du lịch ven biển nhất thiết phải có hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường.
Trong khi quy hoạch đô thị cần chú ý đến quy hoạch hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, rác thải. Đối với những khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh như Cà Mau, các huyện lỵ: Thị trấn Sông Đốc, Cái Đôi Vàm, có qui chế đồng bộ về thu gom, xử lý nước thải, các chất thải rắn; chấm dứt tình trạng xả rác xuống sông, biển ở các khu du lịch bãi biển, ven biển như: Khai Long, Đất Mũi, Đá Bạc. Xây dựng hoàn chỉnh bãi xử lý chôn lấp rác thải của thành phố Cà Mau và tất cả các thị trấn. Ngoài ra, cần chú ý khuyến khích mạnh mẽ xử lý rác theo các công nghệ khác, như tái chế, chế biến phân bón....
Để sản xuất được lượng hàng hoá nói trên, các nhà máy phải sử dụng gần 40 triệu mét khối nước, phần nhiều được thải ra môi trường mà không qua xử lý đạt chuẩn cho phép. Nước thải ô nhiễm đã bắt đầu huỷ diệt môi trường sống của con cá, con tôm và của cả con người. Việc hình thành các khu công nghiệp là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng vấn đề quan trọng là làm sao giải quyết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và hạn chế ô nhiễm môi trường. Trong đó, môi trường tại các cơ sở chế biến thủy sản ở Cà Mau là vấn đề cần quan tâm, Không phải cho đến bây giờ, từ nhiều năm trước, khi bắt đầu xuất hiện nhà máy chế biến thuỷ sản, việc xử lý chất thải từ các dây chuyền chế biến con tôm, con cá đã được đề cập đến. Những yêu cầu đặt ra đối với việc xử lý chất thải cứ bị "treo lơ lửng", thậm chí càng lúc càng tệ hại hơn. Đã có kiểm tra, xử phạt nhưng rồi đâu lại vào đấy, tình trạng vi phạm cứ lặp đi, lặp lại...
Cà Mau hiện là địa phương có tốc độ phát triển kinh tế tương đối cao nhờ vào tiềm năng trong nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản. Tiềm năng kinh tế đã và đang đóng góp vào sự tăng trưởng chung của tỉnh. Tuy nhiên, Cà Mau đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường, bởi sự hình thành các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhà máy chế biến thủy hải sản trên địa bàn. Đây là thực trạng đáng báo động mà nhiều năm nay chính quyền địa phương, các ngành chức năng dù đã cố gắng, nhưng chưa tìm ra biện pháp khắc phục hiệu quả. Hiện nay tỉnh có 17 cơ sở chế biến thủy sản đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải và đưa vào hoạt động; 7 cơ sở chế biến thủy sản đang xây dựng trong giai đoạn lắp đặt thiết bị và vận hành thử nghiệm; 10 cơ sở chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Về chương trình giám sát môi trường và đề án xin cấp phép xả nước thải vào nguồn nước hầu hết các đơn vị chưa thực hiện, vì chưa nắm được quy định, hoặc có làm nhưng chỉ vận hành một cách mang tính chất đối phó.
Bảo vệ môi trường là một trong những mục tiêu quan trọng để phát triển bền vững. Mục tiêu bảo vệ môi trường là không ngừng bảo vệ và cải thiện môi trường để nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân ngày càng an toàn hơn.
Để bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường cần tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò quan trọng của môi trường. Tuyên truyền sâu rộng tới mỗi công dân chấp hành nghiêm chỉnh Luật bảo vệ môi trường, dần dần trở thành thói quen tốt về bảo vệ môi trường. Thông qua các phong trào quần chúng để giáo dục ý thức tự giác trong cơ quan, trường học, bệnh viện... thực hiện và chấp hành nghiêm chỉnh Luật pháp.
Đưa tiêu chuẩn về tổ chức, quản lý môi trường vào các doanh nghiệp; sắp xếp các doanh nghiệp theo chuẩn ISO để từng bước hội nhập thị trường thương mại quốc tế và khu vực.
Trong thẩm định luận chứng các dự án kinh tế - xã hội, cần đưa tiêu thức bảo vệ môi trường là một trong những tiêu chí để thẩm định. Đối với các dự án có thể gây ô nhiễm lớn như chế biến thủy sản, cảng biển, phân hóa học, hóa chất, du lịch ven biển nhất thiết phải có hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường.
Trong khi quy hoạch đô thị cần chú ý đến quy hoạch hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, rác thải. Đối với những khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh như Cà Mau, các huyện lỵ: Thị trấn Sông Đốc, Cái Đôi Vàm, có qui chế đồng bộ về thu gom, xử lý nước thải, các chất thải rắn; chấm dứt tình trạng xả rác xuống sông, biển ở các khu du lịch bãi biển, ven biển như: Khai Long, Đất Mũi, Đá Bạc. Xây dựng hoàn chỉnh bãi xử lý chôn lấp rác thải của thành phố Cà Mau và tất cả các thị trấn. Ngoài ra, cần chú ý khuyến khích mạnh mẽ xử lý rác theo các công nghệ khác, như tái chế, chế biến phân bón....