“Xanh hóa” sản xuất từ nguồn kinh phí khuyến công
Thứ hai, 21/10/2013
Từ nguồn kinh phí khuyến công, nhiều DN, làng nghề trên cả nước đã được hỗ trợ thúc đẩy hoạt động sản xuất sạch hơn (SXSH).
Từ nguồn kinh phí khuyến công, nhiều DN, làng nghề trên cả nước đã được hỗ trợ thúc đẩy hoạt động sản xuất sạch hơn (SXSH).
Ở giai đoạn 2008-2012, trong tổng số 770 tỷ đồng dành cho hoạt động khuyến công thì đã có 204 tỷ đồng, chiếm 26% tổng kinh phí chi cho các hoạt động hỗ trợ DN để góp phần xanh hóa sản xuất thông qua một loạt những hoạt động như tư vấn, nâng cao nhận thức, hỗ trợ DN thay đổi công nghệ mới, thân thiện với môi trường…
Trước đây, tại Công ty CP chè Thái Bình (Lạng Sơn), việc đốn chè, hái chè vẫn được làm thủ công, sử dụng lượng nhân công rất lớn nhưng năng suất thấp, chỉ vào khoảng 9 tấn chè búp tươi/năm. Chất lượng chè cũng chưa được đảm bảo bởi khâu chế biến chủ yếu làm thủ công. Để nâng cao năng suất thu hái chè, năm 2009, nhân việc được hỗ trợ 90 triệu đồng từ nguồn vốn khuyến công công ty tập trung thêm vốn đầu tư 10 máy hái chè (1,2 tấn chè/ngày/máy); 4 máy đốn chè (2000m2/ngày/máy); 2 máy xào diệt men (5 tấn chè/ngày/máy); 2 máy tách sản phẩm (5 tấn chè/ngày/máy). Những thiết bị được đầu tư mới này đã giúp nâng công suất thu hái chè lên đáng kể, tiết kiệm nhân công, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.
Còn tại Công ty TNHH Thanh Bình - Bến Tre - DN chuyên sản xuất chỉ xơ dừa suông, trước đây, DN chủ yếu sản xuất thủ công. Trong quá trình sản xuất, công ty còn bị thất thoát nguyên, phụ liệu quá cao; phế phẩm nhiều, người lao động làm việc chưa hiệu quả. Năm 2008, nhận được 80 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công, công ty bổ sung thêm vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua thiết bị, công nghệ như máy cán, máy tước chỉ suông, máy tước chỉ phế phẩm, máy sàng và hệ thống điện. Tiếp đó, cùng với sự hỗ trợ của Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, năm 2009, công ty tiến hành thêm một số giải pháp như khuyến khích người lao động tham gia thực hiện tốt SXSH và 5S (nâng cao điều kiện, môi trường làm việc, thay đổi cách nghĩ, thói quen làm việc...), lập kế hoạch theo dõi việc thực hiện, có kế hoạch đào tạo 5S cho cán bộ, công nhân viên…. Nhờ những giải pháp trên, sau 3 năm, tổng sản lượng của công ty đã lên đến 480 tấn chỉ xơ dừa rối, doanh thu đạt 3 tỷ đồng, lợi nhuận 126 triệu đồng/năm, tăng gấp đôi so với thời gian trước đó. Không chỉ năng suất, chất lượng sản phẩm tăng lên, nguyên liệu cũng được tận dụng đáng kể.
Chứng minh được việc mang lại lợi ích lớn cho DN, tuy nhiên, rào cản lớn nhất cho hoạt động SXSH chính là kinh phí đầu tư cho công nghệ khá lớn. Những mô hình thành công trên đã cho thấy hiệu quả của nguồn kinh phí khuyến công góp phần bổ sung thêm nguồn vốn tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp trong hoạt động xanh hóa sản xuất.
Nhằm phát huy hiệu quả của nguồn kinh phí khuyến công, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 45/2012/NĐ-CP về khuyến công thay thế cho Nghị định số 134/2012/NĐ-CP ngày 9/6/2004 về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn. Cùng với việc kế thừa những nội dung tích cực trong Nghị định cũ, một trong những điểm nổi bật nhất của Nghị định mới này là đẩy mạnh sản xuất sạch hơn (SXSH) trong hoạt động sản xuất công nghiệp nông thôn. Theo ông Đào Hồng Thái – Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Hà Nội – đơn vị thực hiện các hoạt động SXSH trên địa bàn Hà Nội, đây được cho là một trong những giải pháp “đòn bẩy” hữu hiệu nhất nhằm đẩy mạnh hoạt động SXSH tại khu vực còn đầy tiềm năng này./.
Trước đây, tại Công ty CP chè Thái Bình (Lạng Sơn), việc đốn chè, hái chè vẫn được làm thủ công, sử dụng lượng nhân công rất lớn nhưng năng suất thấp, chỉ vào khoảng 9 tấn chè búp tươi/năm. Chất lượng chè cũng chưa được đảm bảo bởi khâu chế biến chủ yếu làm thủ công. Để nâng cao năng suất thu hái chè, năm 2009, nhân việc được hỗ trợ 90 triệu đồng từ nguồn vốn khuyến công công ty tập trung thêm vốn đầu tư 10 máy hái chè (1,2 tấn chè/ngày/máy); 4 máy đốn chè (2000m2/ngày/máy); 2 máy xào diệt men (5 tấn chè/ngày/máy); 2 máy tách sản phẩm (5 tấn chè/ngày/máy). Những thiết bị được đầu tư mới này đã giúp nâng công suất thu hái chè lên đáng kể, tiết kiệm nhân công, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.
Còn tại Công ty TNHH Thanh Bình - Bến Tre - DN chuyên sản xuất chỉ xơ dừa suông, trước đây, DN chủ yếu sản xuất thủ công. Trong quá trình sản xuất, công ty còn bị thất thoát nguyên, phụ liệu quá cao; phế phẩm nhiều, người lao động làm việc chưa hiệu quả. Năm 2008, nhận được 80 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công, công ty bổ sung thêm vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua thiết bị, công nghệ như máy cán, máy tước chỉ suông, máy tước chỉ phế phẩm, máy sàng và hệ thống điện. Tiếp đó, cùng với sự hỗ trợ của Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, năm 2009, công ty tiến hành thêm một số giải pháp như khuyến khích người lao động tham gia thực hiện tốt SXSH và 5S (nâng cao điều kiện, môi trường làm việc, thay đổi cách nghĩ, thói quen làm việc...), lập kế hoạch theo dõi việc thực hiện, có kế hoạch đào tạo 5S cho cán bộ, công nhân viên…. Nhờ những giải pháp trên, sau 3 năm, tổng sản lượng của công ty đã lên đến 480 tấn chỉ xơ dừa rối, doanh thu đạt 3 tỷ đồng, lợi nhuận 126 triệu đồng/năm, tăng gấp đôi so với thời gian trước đó. Không chỉ năng suất, chất lượng sản phẩm tăng lên, nguyên liệu cũng được tận dụng đáng kể.
Chứng minh được việc mang lại lợi ích lớn cho DN, tuy nhiên, rào cản lớn nhất cho hoạt động SXSH chính là kinh phí đầu tư cho công nghệ khá lớn. Những mô hình thành công trên đã cho thấy hiệu quả của nguồn kinh phí khuyến công góp phần bổ sung thêm nguồn vốn tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp trong hoạt động xanh hóa sản xuất.
Nhằm phát huy hiệu quả của nguồn kinh phí khuyến công, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 45/2012/NĐ-CP về khuyến công thay thế cho Nghị định số 134/2012/NĐ-CP ngày 9/6/2004 về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn. Cùng với việc kế thừa những nội dung tích cực trong Nghị định cũ, một trong những điểm nổi bật nhất của Nghị định mới này là đẩy mạnh sản xuất sạch hơn (SXSH) trong hoạt động sản xuất công nghiệp nông thôn. Theo ông Đào Hồng Thái – Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Hà Nội – đơn vị thực hiện các hoạt động SXSH trên địa bàn Hà Nội, đây được cho là một trong những giải pháp “đòn bẩy” hữu hiệu nhất nhằm đẩy mạnh hoạt động SXSH tại khu vực còn đầy tiềm năng này./.