DN chế biến hải sản xuất khẩu: Tập trung đầu tư công nghệ hiện đại
Thứ ba, 24/09/2013
Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới nên nhiều doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực chế biến hải sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh phải thu hẹp sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, để có thể ổn định hoạt động, một số DN đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, nhất là trong lĩnh vực bảo quản và chế biển thủy sản. Điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn nâng giá trị cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới nên nhiều doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực chế biến hải sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh phải thu hẹp sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, để có thể ổn định hoạt động, một số DN đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, nhất là trong lĩnh vực bảo quản và chế biển thủy sản. Điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn nâng giá trị cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Theo thống kê, có đến hơn 80% thiết bị công nghệ đông lạnh sử dụng ở các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh sản xuất trước năm 2000. Vì vậy, việc bảo quản nguyên liệu sau khai thác và chế biến chưa đạt với yêu cầu thực tế.
Trước thực trạng này, một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ. Kết quả đạt được rõ nét nhất là kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy sản hiện đã tăng dần, trong khi sản lượng hàng xuất khẩu của ngành giảm.
Đi đầu trong đầu tư đổi mới công nghệ có Công ty Cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu Thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu (Baseafood), Công ty Coimex, Công ty CP Tứ Hải.. các đơn vị đã tập trung đầu tư mua hệ thống cấp đông siêu tốc, băng chuyền tự động, xây dựng kho lạnh với công suất cao... Thông qua đó, các DN đã tiết kiệm được nhân công lao động, giảm tiêu hao nguyên liệu và phân loại cụ thể kích cỡ sản phẩm; từ đó giảm chi phí sản xuất và khắc phục được tình trạng thiếu hụt nguồn lao động - ngành vốn dĩ cần số lượng đông.
Bên cạnh việc đầu tư mua các thiết bị mới, các DN còn khuyến khích người lao động nghiên cứu, sáng chế các thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến như: băng tải, hệ thống đóng gói tự động, vòi nước rửa tay tự động, máy sấy tay cảm ứng, hệ thống cân tự động, hệ thống mạ đông….Hoạt động này không chỉ giúp cho công ty tiết kiệm hàng tỷ đồng mỗi năm mà còn góp phần nâng cao năng suất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và tăng giá trị cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Ông Huỳnh Minh Tường, Giám đốc Xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu I cho biết: “Có rất nhiều đề tài phục vụ cho sản xuất của công ty như cải tiến nồi hơi vừa sấy sản phẩm hàng khô, vừa phục vụ cho việc nấu ăn, giảm tiền ga trong quá trình chế biến thực phẩm. Ngoài ra, công ty còn cải tiến máy luộc, máy rửa v.v.. Tất cả những sáng kiến này đều mang lại lợi ích, góp phần vào việc phát triển sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp trong nhiều năm qua".
Ông Đào Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm TGĐ Công ty TNHH thương mại dịch vụ và sản xuất Tứ Hải nói: “Chúng tôi cân nhắc rất nhiều để bỏ đồng vốn trong lúc này ra bởi vốn lưu động cũng còn thiếu. Tuy nhiên, đầu tư cho trang thiết bị và sản xuất là việc bắt buộc để nâng cao chất lượng. Theo đó, mỗi một năm chúng tôi đầu tư khoảng 5 đến 10 tỷ nhằm đảm bảo thiết bị theo yêu cầu sản xuất".
Trên thực tế, các DN sản xuất kinh doanh nói chung, doanh nghiệp chế biến hàng thủy hải sản xuất khẩu nói riêng đều rất nỗ lực đầu tư đổi mới công nghệ. Nhưng do khả năng tài chính có hạn nên DN phải tìm cách vay vốn từ các ngân hàng. Tuy nhiên việc tiếp cận nguồn vốn vay lại không dễ dù lãi suất đã giảm.
Ông Nguyễn Văn Lộc, Giám đốc Công ty TNHH Ngọc Tùng bày tỏ: “Hiện nay, ngân hàng cũng đang sàng lọc các doanh nghiệp để chon ra các đơn vị có đủ năng lực. Các doanh nghiệp không có tài sản thế chấp gặp rất nhiều khó khăn trong việc vay vốn".
Trong xu thế phát triển chung, các doanh nghiệp luôn đứng trước áp lực cạnh tranh rất cao về chất lượng sản phẩm. Nên dẫu việc thực hiện đầu tư cho đổi mới công nghệ, nâng chất lượng sản phẩm khá khó khăn, nhưng không vì thế mà DN lơ là. Bởi đây là điều kiện tiên quyết mang tính sống còn của các doanh nghiệp nói chung, DN chế biến thủy hải sản nói riêng.
Trước thực trạng này, một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ. Kết quả đạt được rõ nét nhất là kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy sản hiện đã tăng dần, trong khi sản lượng hàng xuất khẩu của ngành giảm.
Đi đầu trong đầu tư đổi mới công nghệ có Công ty Cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu Thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu (Baseafood), Công ty Coimex, Công ty CP Tứ Hải.. các đơn vị đã tập trung đầu tư mua hệ thống cấp đông siêu tốc, băng chuyền tự động, xây dựng kho lạnh với công suất cao... Thông qua đó, các DN đã tiết kiệm được nhân công lao động, giảm tiêu hao nguyên liệu và phân loại cụ thể kích cỡ sản phẩm; từ đó giảm chi phí sản xuất và khắc phục được tình trạng thiếu hụt nguồn lao động - ngành vốn dĩ cần số lượng đông.
Bên cạnh việc đầu tư mua các thiết bị mới, các DN còn khuyến khích người lao động nghiên cứu, sáng chế các thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến như: băng tải, hệ thống đóng gói tự động, vòi nước rửa tay tự động, máy sấy tay cảm ứng, hệ thống cân tự động, hệ thống mạ đông….Hoạt động này không chỉ giúp cho công ty tiết kiệm hàng tỷ đồng mỗi năm mà còn góp phần nâng cao năng suất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và tăng giá trị cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Ông Huỳnh Minh Tường, Giám đốc Xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu I cho biết: “Có rất nhiều đề tài phục vụ cho sản xuất của công ty như cải tiến nồi hơi vừa sấy sản phẩm hàng khô, vừa phục vụ cho việc nấu ăn, giảm tiền ga trong quá trình chế biến thực phẩm. Ngoài ra, công ty còn cải tiến máy luộc, máy rửa v.v.. Tất cả những sáng kiến này đều mang lại lợi ích, góp phần vào việc phát triển sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp trong nhiều năm qua".
Ông Đào Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm TGĐ Công ty TNHH thương mại dịch vụ và sản xuất Tứ Hải nói: “Chúng tôi cân nhắc rất nhiều để bỏ đồng vốn trong lúc này ra bởi vốn lưu động cũng còn thiếu. Tuy nhiên, đầu tư cho trang thiết bị và sản xuất là việc bắt buộc để nâng cao chất lượng. Theo đó, mỗi một năm chúng tôi đầu tư khoảng 5 đến 10 tỷ nhằm đảm bảo thiết bị theo yêu cầu sản xuất".
Trên thực tế, các DN sản xuất kinh doanh nói chung, doanh nghiệp chế biến hàng thủy hải sản xuất khẩu nói riêng đều rất nỗ lực đầu tư đổi mới công nghệ. Nhưng do khả năng tài chính có hạn nên DN phải tìm cách vay vốn từ các ngân hàng. Tuy nhiên việc tiếp cận nguồn vốn vay lại không dễ dù lãi suất đã giảm.
Ông Nguyễn Văn Lộc, Giám đốc Công ty TNHH Ngọc Tùng bày tỏ: “Hiện nay, ngân hàng cũng đang sàng lọc các doanh nghiệp để chon ra các đơn vị có đủ năng lực. Các doanh nghiệp không có tài sản thế chấp gặp rất nhiều khó khăn trong việc vay vốn".
Trong xu thế phát triển chung, các doanh nghiệp luôn đứng trước áp lực cạnh tranh rất cao về chất lượng sản phẩm. Nên dẫu việc thực hiện đầu tư cho đổi mới công nghệ, nâng chất lượng sản phẩm khá khó khăn, nhưng không vì thế mà DN lơ là. Bởi đây là điều kiện tiên quyết mang tính sống còn của các doanh nghiệp nói chung, DN chế biến thủy hải sản nói riêng.