[In trang]
Sản xuất sạch hơn tại tỉnh Bến Tre
Chủ nhật, 19/11/2017
Bến Tre là một trong 13 tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Với diện tích 2.321,6 km², Bến Tre được biết đến là vùng sông nước trù phú, nổi tiếng bởi cây dừa, các sản phẩm từ dừa và có thế mạnh là nuôi trồng thủy sản. Trong những năm trở lại đây, cơ cấu kinh tế của tỉnh đang chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và thương mại dịch vụ. Tính đến năm 2011, trên toàn tỉnh đã có hơn 3000 doanh nghiệp đăng ký, trong đó có 142 doanh nghiệp⁄cơ sở sản xuất công nghiệp theo danh sách quản

Bến Tre là một trong 13 tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Với diện tích 2.321,6 km², Bến Tre được biết đến là vùng sông nước trù phú, nổi tiếng bởi cây dừa, các sản phẩm từ dừa và có thế mạnh là nuôi trồng thủy sản. Trong những năm trở lại đây, cơ cấu kinh tế của tỉnh đang chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và thương mại dịch vụ. Tính đến năm 2011, trên toàn tỉnh đã có hơn 3000 doanh nghiệp đăng ký, trong đó có 142 doanh nghiệp⁄cơ sở sản xuất công nghiệp theo danh sách quản

Bến  Tre là một trong 5 tỉnh mục tiêu được Hợp phần sản xuất sạch hơn (SXSH) trong công nghiệp (CPI) - Bộ Công Thương lựa chọn tham gia vào việc thực hiện các mô hình trình diễn SXSH. Từ năm 2008 tới nay, tỉnh đã có rất nhiều hoạt động thiết thực nhằm áp dụng SXSH trong công nghiệp như: Xây dựng các văn bản pháp lý đẩy mạnh thực hiện SXSH trong công nghiệp; Đào tạo, phổ biến thông tin và nâng cao năng lực nhận thức về SXSH; Hỗ trợ trình diễn kỹ thuật đánh giá SXSH tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh; và đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng năng lực về SXSH thông qua các khoá đào tạo, tập huấn

Công tác xây dựng các văn bản pháp lý đẩy mạnh áp dụng SXSH trong công nghiệp


Trong năm 2007, Sở Công Thương tỉnh Bến Tre đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch về việc áp dụng  SXSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong năm 2007. Sau đó, năm 2008 và 2009, theo nhiệm vụ được giao bởi UBND tỉnh, Sở Công Thương xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc áp dụng SXSH cho các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Cho đến nay, 3 văn bản quan trọng trong việc thúc đẩy áp dụng SXSH tại địa bàn tỉnh đã được ban hành, đó là:
 
  1.  
       Hội thảo trình bày việc xây dựng văn bản 
    pháp lý
    Kế hoạch số 3800/KH-UBND ngày 10/10/2007 về việc thực hiện áp dụng SXSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
  2. Kế hoạch số 05/KH-SCN ngày 15/01/2008 về việc tổ chức triển khai áp dụng SXSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh; và
  3. Kế hoạch hành động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp của tỉnh Bến Tre năm 2009-2013, ban hành ngày 20/10/2009.

Theo Kế hoạch số 3800/KH-UBND ngày 10/10/2007, Sở Công Thương được giao nhiệm vụ là cơ quan đầu mối cấp tỉnh, có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường để lập kế hoạch tổ chức thực hiện việc áp dụng SXSH cho các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ở cấp huyện, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo Phòng Kinh tế, Phòng Công Thương, Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai thực hiện. 

Cũng trong năm 2007, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre đã thực hiện Chương trình “Áp dụng SXSH và tiết kiệm năng lượng cho các ngành công nghiệp trọng điểm của tỉnh" bao gồm ngành sản xuất đường, chế biến dừa và thủy sản. Tuy nhiên, do khó khăn về kinh phí nên chỉ mới thực hiện được ở 03 đơn vị: Doanh nghiệp tư nhân Kẹo dừa Thiên Long, cơ sở Thạch dừa Minh Châu và nhà máy chế biến thủy sản Ba Lai.

Theo Kế hoạch hành động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp của tỉnh Bến Tre năm 2009-2013, tỉnh  đã đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2013 là giảm nguyên liệu đầu vào 10%, giảm 15% tổng lượng phát thải tính trên đơn vị sản phẩm, giảm chất thải 20% trong một số công nghiệp nói chung và cụ thể trong một số ngành như chế biến dừa, chế biến thuỷ sản, các khu cụm CN, làng nghề; 60% doanh nghiệp và các cấp quản lý được tập huấn nâng cao năng lực về SXSH. Kế hoạch hành động này có ý nghĩa thiết thực nhằm triển khai thực hiện Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 07/09/2009.

Công tác triển khai đào tạo, phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức về SXSH

   
   Hội thảo phổ biến  SXSH tại tỉnh  Bến  Tre
Từ năm 2008 đến tháng 5/2011, Sở Công Thương/Trung tâm Khuyến công tỉnh Bến Tre đã tổ chức 05 lớp tập huấn, hội thảo, đào tạo về SXSH trong công nghiệp cho gần 400 lượt cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, các doanh nghiệp sản xuất tại địa phương nhằm phổ biến kiến thức về SXSH rộng khắp trên địa bàn tỉnh. Các chương trình đào tạo tập huấn còn được xây dựng phù hợp với từng loại đối tượng, giúp mỗi đối tượng có thể tiếp thu và nắm bắt những thông tin thiết thực cho công tác của mình.

Bên cạnh việc tổ chức Hội thảo và các khóa tập huấn, Sở Công Thương Bến Tre cũng đã xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông về SXSH trên các phương tiện thông tin đại chúng. Từ tháng 7 năm 2009, Sở đã cho in ấn một số tờ rơi tuyên truyền về SXSH và phát rộng rãi đến các doanh nghiệp. Các bài báo tuyên truyền về SXSH cũng đã được đăng trên báo Đồng Khởi từ tháng 8/2008. Sở cũng đã sản xuất 04 phim ngắn tuyên truyền về SXSH (1 phim trong năm 2008 và 3 phim trong năm 2009), đã được phát trên đài truyền hinh địa phương từ tháng 12/2008.

Hỗ trợ trình diễn kỹ thuật đánh giá SXSH tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh

   
 
 Hoạt động sản xuất tại Công ty 
TNHH Thanh Bình
Đến nay, trên toàn tỉnh đã có 06 doanh nghiệp và 01 làng nghề được Hợp phần CPI hỗ trợ thực hiện mô hình trình diễn SXSH, đó là Công ty CP mía đường Bến TreNhà máy chế biến dừa Thành VinhCông ty thuốc lá Bến TreCông ty TNHH Thanh BìnhDNTN Lâm Đồng, Công ty TNHH Vĩnh Tiến và làng nghề chế biến thủy sản xã Bình Thắng.

Sở Công Thương Bến Tre đã phối hợp với chuyên gia tư vấn đánh giá cơ hội và tiềm năng áp dụng SXSH tại các doanh nghiệp này sau đó tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện SXSH qua sự hỗ trợ về mặt tài chính của Hợp phần CPI - Bộ Công Thương. 

Trong năm 2010, Bộ Công Thương đã thực hiện chương trình điều tra cơ bản về tình hình  SXSH tại 53 tỉnh thành trong cả nước. Bến Tre cũng là một trong những tỉnh mục tiêu được tập trung khảo sát. Qua đó cho thấy, trên toàn tỉnh hiện có 50 doanh nghiệp có nhận thức về  SXSH, 16 doanh nghiệp đã áp dụng SXSH vào thực tiễn sản xuất và quản lý môi trường, số doanh nghiệp giảm trên 5% tiêu thụ năng lượng, nguyên nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm là 6 đơn vị. 

Kết quả khảo sát tại tỉnh Bến Tre có thể tham khảo tại đây

Đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng năng lực về SXSH thông qua các khoá đào tạo, tập huấn

   
   Các học viên của lớp tập huấn đi tham quan 
tại doanh nghiệp
Hiện tại Sở Công Thương Bến Tre đang có 15 cán bộ có hiểu biết về SXSH, trong số đó có 3 cán bộ có khả năng hướng dẫn DN, 11 cán bộ có khả năng phổ biến và 01 cán bộ có thêm năng lực đào tạo SXSH cho các doanh nghiệp. 

Trong năm 2009 và 2010, Sở Công Thương Bến Tre đã liên tục cử cán bộ Sở tại tham gia các khóa đào tạo tư vấn (2 cán bộ) và giảng viên hướng dẫn SXSH (2 cán bộ) do Hợp phần  CPI tổ chức.

Cán bộ đầu mối SXSH là ông Trần Văn Đấu - Phó giám đốc Sở Công Thương. 

Với sự hỗ trợ từ Hợp phần CPI - Bộ Công Thương, Sở Công Thương Bến Tre đã từng bước nâng cao năng lực của mình và đẩy mạnh việc phổ biến, triển khai thực hiện SXSH trên địa bàn, góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và giảm phát thải ra môi trường, cải thiện điều kiện lao động tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh./.