[In trang]
Công Thương Ninh Bình: Hỗ trợ phát triển sản phẩm tiểu thủ công nghiệp
Thứ ba, 24/01/2017
Trong 10 năm trở lại đây, tỉnh Ninh Bình đã có những bước chuyển lớn trong tăng trưởng kinh tế.  Tỉnh đã thực hiện chuyển đổi từ nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào nông nghiệp sang tập trung phát triển tiểu thủ công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây cũng chính là thành quả của công tác khuyến công tỉnh Ninh Bình khi đã đầu tư đúng hướng, tạo động lực phát triển kinh tế từ các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp truyền thống, có ưu thế

Trong 10 năm trở lại đây, tỉnh Ninh Bình đã có những bước chuyển lớn trong tăng trưởng kinh tế.  Tỉnh đã thực hiện chuyển đổi từ nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào nông nghiệp sang tập trung phát triển tiểu thủ công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây cũng chính là thành quả của công tác khuyến công tỉnh Ninh Bình khi đã đầu tư đúng hướng, tạo động lực phát triển kinh tế từ các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp truyền thống, có ưu thế

Cụ thể, công nghiệp tỉnh Ninh Bình có tốc độ và quy mô phát triển cao. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 đạt 32 nghìn tỷ đồng gấp 2 - 3 lần so với năm 2010. Trong đó đóng góp chung vào giá trị sản xuất công nghiệp thì ngành tiểu thủ công nghiệp chiếm 19%. Cùng với sự quan tâm đến công tác môi trường để phát triển bền vững, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được tập trung đều là những ngành nghề thế mạnh của tỉnh. Các sản phẩm nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống nổi bật của tỉnh Ninh Bình có thể kể đến là chế biến cói, thêu ren, chế tác đá, đồ gỗ mỹ nghệ phục vụ du lịch được tập trung đầu tư nâng cao chất lượng.  

Những hộ dân làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay đã và đang được tập trung phát triển kết hợp với phục vụ du lịch. Các sản phẩm của doanh nghiệp không chỉ có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước mà còn xuất khẩu tại nhiều quốc gia như: Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Italia… được khách hàng đánh giá cao về cả chất lượng và mẫu mã. Xác định phát triển nghề truyền thống là mục tiêu chính, việc quảng bá các sản phẩm qua khách du lịch, gắn du lịch với làng nghề đã và đang được doanh nghiệp bước đầu thực hiện hiệu quả. Đồng thời doanh nghiệp cũng không ngừng tham gia quảng bá thương hiệu, sản phẩm tại các hội chợ trong nước và quốc tế.

Các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp truyền thống đặc biệt được hõ trợ duy trì và phát triển. Việc tận dụng sản phẩm tiểu thủ công nghiệp của địa phương vừa thân thiện với môi trường mà giá thành lại rẻ khiến người tiêu dùng nước ngoài nhất là các nước châu Âu ưa chuộng. Trên cơ sở đó, tại huyện Kim Sơn nhiều cơ sở chế biến cói đã được hình thành, giải quyết vấn đề lao động cho nhiều người dân địa phương, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. 

Nhờ có chính sách và nguồn kinh phí khuyến công, các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất sản phẩm từ cói, bèo bồng, bẹ chuối đã dần dần đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh, thay đổi cách quản lý, đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất cũng rất chú trọng tới việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhà xưởng và sử dụng các thiết bị sản xuất hiện đại cho năng suất lao động cao hơn và đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn cả trong nước và quốc tế. 

Khuyến công Ninh Bình hàng năm đã hỗ trợ kinh phí cho đầu tư thiết bị sấy và quảng bá cho thương hiệu sản phẩm cho một số doanh nghiệp như: Công ty TNHH xuất nhập khẩu Thanh Hóa (ở Ninh Bình?)và nhiều doanh nghiệp tiểu thủ công nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ khác trên địa bàn tỉnh. Vì thế, trong những năm qua rất nhiều doanh nghiệp đã nghiên cứu, cải tiến mẫu mã sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm để đem lại những sản phẩm có uy tin cao, góp phần cải thiện đời sống cho người dân.

Theo kế hoạch trong giai đoạn 2010-2015, Chương trình khuyến công quốc gia và địa phương của Ninh Bình hỗ trợ cho các doanh nghiệp và cơ sở nông thôn trên địa bàn trong các công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, nâng sức cạnh tranh và tạo thương hiệu sản phẩm địa phương trên thị trường trong nước và quốc tế sẽ tiếp tục được Sở Công Thương Ninh Bình tập trung chỉ đạo thực hiện. Tổng nguồn kinh phí khuyến công dự kiến lên tới 19 tỷ đồng. 

Văn phòng CPSI