[In trang]
Đà Nẵng: Sản xuất sạch hơn - hướng phát triển tất yếu của doanh nghiệp
Thứ ba, 12/09/2017
<p style="text-align: justify;">S&aacute;ng 18/8, tại Đ&agrave; Nẵng, Viện Nghi&ecirc;n cứu chiến lược ch&iacute;nh s&aacute;ch c&ocirc;ng nghiệp - Bộ C&ocirc;ng Thương tổ chức tập huấn &ldquo;&Aacute;p dụng sản xuất sạch hơn v&agrave; kỹ năng nghi&ecirc;n cứu thị trường, x&acirc;y dựng thương hiệu cho doanh nghiệp c&ocirc;ng nghiệp tr&ecirc;n địa b&agrave;n TP. Đ&agrave; Nẵng&rdquo;.</p>

Sáng 18/8, tại Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp - Bộ Công Thương tổ chức tập huấn “Áp dụng sản xuất sạch hơn và kỹ năng nghiên cứu thị trường, xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn TP. Đà Nẵng”.

Đây là hoạt động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tiếp cận với mô hình sản xuất sạch hơn theo hướng phòng ngừa giảm thiểu tối đa chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, từ đó giúp doanh nghiệp giảm thiểu đến mức tối đa những chi phí để xử lý chất thải công nghiệp.


Tại buổi tập huấn, ông Cao Duy Bảo - Phó Giám đốc Trung tâm Môi trường và sản xuất sạch, Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp - Bộ Công Thương đã giới thiệu đến các doanh nghiệp tham gia những vấn đề liên quan đến sản xuất sạch hơn. Theo đó, sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.


Quá trình sản xuất bình thường trong sản xuất kinh doanh gây phát sinh nhiều chất thải và trong bối cảnh hiện tại, doanh nghiệp sản xuất phải đi đôi với bảo vệ môi trường vì thế doanh nghiệp cần phải tốn rất nhiều kinh phí cho việc xử lý chất thải, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.


Sản xuất sạch hơn giúp nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và năng lượng, giảm phác thải ra môi trường, giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, tăng tuần hoàn tái sử dụng, giảm tải lượng dòng thải và đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường từ đó hài hòa các lợi ích kinh tế - môi trường - xã hội. Sản xuất sạch hơn áp dụng ở mọi quy mô doanh nghiệp, tuy nhiên, mức độ hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô, nguồn lực, công nghệ…. Nếu áp dụng có hiệu quả doanh nghiệp có thể giảm đến 50% chi phí cho việc xử lý hóa chất.


Chi phí áp dụng sản xuất sạch hơn nhiều hay ít phụ thuộc vào các giải pháp mà doanh nghiệp lựa chọn. Sản xuất sạch hơn không khó đối với doanh nghiệp, mà doanh nghiệp phải có cam kết thực hiện, đặc biệt là lãnh đạo doanh nghiệp phải kiên trì thực hiện.


Để áp dụng thành công phương pháp sản xuất sạch hơn doanh nghiệp cần thực hiện theo đúng 4 nguyên tắc về tiếp cận hệ thống; tập trung vào các biện pháp phòng ngừa; thực hiện thường xuyên và cải tiến liên tục; huy động sự tham gia của mọi người. Có 3 nhóm kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn đó là giảm thải tại nguồn; tuần hoàn và tái sử dụng; cải tiến sản phẩm.


Ông Cao Duy Bảo nhấn mạnh: “Áp dụng sản xuất sạch hơn trước hết mang lại lợi ích và hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa chi phí và lượng chất thải công nghiệp phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đó cũng là hướng phát triển tất yếu của doanh nghiệp trong thời gian tới.”


Một số điển hình áp dụng thành công và có hiệu quả mô hình sản xuất sạch hơn có thể kể đến như: Công ty Bia - Rượu Sài Gòn - Đồng Xuân; Công ty Cổ phần Fococev Quảng Nam; Cơ sở sản xuất mây tre Âu Cơ Quảng Nam….


Cũng trong chương trình tập huấn, các chuyên gia Bộ Công Thương đã giới thiệu đến doanh nghiệp công cụ quản lý nội vi 5S để thực hiện mô hình sản xuất sạch hơn; kỹ năng nghiên cứu thị trường và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.

 

Theo Năng lượng sạch Việt Nam