[In trang]
Khuyến công Đồng Tháp: Lợi ích từ sản xuất sạch hơn
Thứ hai, 27/03/2017
<p style="text-align: justify;">Lâu nay, việc áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH) sẽ giúp doanh nghiệp (DN) nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, giảm phát thải ô nhiễm ra môi trường, góp phần giảm chi phí sản xuất cho DN. Nhận thức được vấn đề này, các DN ngành nước đá trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp dần chuyển biến tích cực trong áp dụng các giải pháp SXSH vào sản xuất.<⁄p>

<p style="text-align: justify;">Lâu nay, việc áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH) sẽ giúp doanh nghiệp (DN) nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, giảm phát thải ô nhiễm ra môi trường, góp phần giảm chi phí sản xuất cho DN. Nhận thức được vấn đề này, các DN ngành nước đá trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp dần chuyển biến tích cực trong áp dụng các giải pháp SXSH vào sản xuất.<⁄p>

Theo Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (KC&TVPTCN) Đồng Tháp, những năm qua, tuy còn gặp khó khăn nhưng đơn vị cũng tranh thủ nguồn kinh phí SXSH để triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ cho các DN trên địa bàn tỉnh.


Trong năm 2017, từ nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch SXSH trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, Trung tâm đã hỗ trợ đánh giá SXSH cho 3 DN, trong đó có 2 DN ngành sản xuất nước đá. Qua khảo sát, đo đạc thực tế, các chuyên gia của Trung tâm chỉ ra những hạn chế trong việc sử dụng nguyên, nhiên liệu của DN và đề xuất các giải pháp SXSH giúp DN tiết kiệm khoảng 20 - 25% chi phí. Ngoài ra, các chuyên gia của Trung tâm còn đề xuất những giải pháp giúp DN giảm phát thải ô nhiễm ra môi trường và đảm bảo an toàn thực phẩm...


Phấn khởi vì những kết quả đạt được sau khi thực hiện quy trình áp dụng SXSH, ông Phan Thanh Tuấn - chủ cơ sở sản xuất nước đá Tân Biên (ấp Dinh Bà, xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng) cho biết: “Trong giai đoạn giá nguyên nhiên liệu có nhiều biến động, dự báo tình hình tiêu thụ điện năng ngày càng tăng, nguy cơ thiếu điện lớn, đơn vị đã nhận thức được hạn chế và có những biện pháp tốt nhằm giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm năng lượng (TKNL). Hiện chúng tôi đã đầu tư cơ bản về nhà xưởng và các trang thiết bị sản xuất cùng việc đầu tư các hệ thống máy nén, hệ thống hầm chứa, bình hạ thế điện...”.


Cũng là đơn vị có thâm niên trong ngành sản xuất nước đá, DN tư nhân Vĩnh Thới (xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung) đã áp dụng giải pháp TKNL trong sản xuất như: tắt bớt một máy biến áp 250 kVA nhằm tiết kiệm được điện năng do tổn thất qua máy biến áp; thay hệ thống máy nén lạnh đã cũ hiệu suất làm lạnh thấp bằng hệ thống máy nén lạnh mới có hệ số COP cao, nâng cao năng suất lạnh, giảm thời gian đông đá và tiết kiệm được điện năng tiêu thụ. Sau khi thực hiện giải pháp, đơn vị tiết kiệm được khoảng 270.000 kWh/năm.


Ông Lê Ngọc Thành - chủ DN tư nhân Vĩnh Thới cho biết: “Quá trình sản xuất nước đá, lượng điện sử dụng rất lớn. Vì vậy, tôi luôn tìm tòi, học hỏi, cập nhật các giải pháp TKNL, áp dụng phù hợp với từng khu vực sản xuất. Bên cạnh việc lắp đặt các hệ thống máy móc hiện đại để đạt mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm, đơn vị cũng chú trọng tuyên truyền cho đội ngũ công nhân về ý thức thực hành TKNL”.


Theo ông Bùi Văn Minh - Trưởng Phòng Tư vấn TKNL và Khoa học công nghệ, Trung tâm KC&TVPTCN Đồng Tháp: “Khi đặt vấn đề hỗ trợ xây dựng các giải pháp cho SXSH, nhìn chung các DN nhận thức và hợp tác rất tốt. Ban đầu, DN có tâm lý e ngại, né tránh đề cập với cán bộ khuyến công về những điểm yếu, hạn chế của mình trong nhà xưởng, quy trình sản xuất, thói quen của người lao động... nhưng dần dần, họ nhìn nhận cởi mở để cùng tìm giải pháp khắc phục tối ưu nhất”.


Bên cạnh những thuận lợi thì việc thực hiện SXSH trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn. Thực tế cho thấy, lợi ích của SXSH rất lớn, trong quá trình sản xuất, nếu thực hiện hiệu quả, DN có thể tiết kiệm nguyên, nhiên liệu khoảng 20 - 35%. Tuy nhiên, nhiều DN lại cho rằng SXSH chỉ đơn thuần liên quan đến quy trình vệ sinh môi trường của DN. Vì vậy, các DN chưa quan tâm hoạt động này và chưa sẵn sàng bố trí nguồn tài chính đầu tư thích hợp.


Đối với DN nhỏ, chi phí đầu tư cho công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu thường lớn so với khả năng và thời gian hoàn vốn dài nên DN khó có thể áp dụng. Mặt khác, một số đơn vị vẫn chưa thực hiện tối ưu nhất về SXSH do đội ngũ công nhân còn yếu tay nghề, đa số chỉ vận hành theo kinh nghiệm “người đi trước truyền cho người đi sau”.


Để việc áp dụng SXSH thực sự mang lại hiệu quả cao hơn, ông Tào Tấn Tài - Phó Giám đốc Trung tâm KC&TVPTCN cho rằng: “Thời gian tới, để tiếp tục hỗ trợ nâng cao hiệu quả chương trình, Trung tâm sẽ nỗ lực thực hiện các giải pháp như nâng cao nhận thức cho DN về SXSH, nhân rộng các mô hình thành công, xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật cho từng ngành...”

 

Theo Khuyến công Đồng Tháp