Xây dựng năng lực thực hiện Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp
Thứ hai, 16/09/2013
Trong vài thập kỷ qua, nền kinh tế - xã hội Việt Nam đã có những thay đổi sâu sắc. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cục và có lợi cho quốc kế dân sinh, các thành phần kinh tế đều phát triển. Nền công nghiệp đã đạt được bước phát triển mạnh mẽ theo đường lôi công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong vài thập kỷ qua, nền kinh tế - xã hội Việt Nam đã có những thay đổi sâu sắc. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cục và có lợi cho quốc kế dân sinh, các thành phần kinh tế đều phát triển. Nền công nghiệp đã đạt được bước phát triển mạnh mẽ theo đường lôi công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của nền công nghiệp đã gây ra những vấn đề về môi trường, cụ thể như chất lượng tài nguyên đất ngày càng bị suy thoái, đa dạng hóa sinh học bị đe dọa... Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người. Các khu công nghiệp được xây dựng ngày càng nhiều trên cả nước, trong khi đó kiểm soát ô nhiễm môi trường khu công nghiệp không thích họp. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác BVMT, Chính phủ đã phát triển chiến lược môi trường tổng hợp cho những thập kỷ tới trong đó sản xuất sạch hơn (SXSH) đóng vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp bền vững.
Một trong những hoạt động quan trọng và đóng vai trò xuyên suốt của Dự án Quản lý môi trường cấp tỉnh tại Việt Nam (VPEG) là xây dựng và nâng cao năng lực về sản xuất sạch hơn (SXSH) cho các Sở TN&MT, Sở Công Thương, các tổ chức hỗ trợ SXSH và các doanh nghiệp tại các tỉnh mục tiêu của Dự án. Hoạt động tập huấn sẽ trang bị các kiến thức cơ bản về SXSH cho cán bộ quản lý môi trường của tỉnh, lãnh đạo và kỹ thuật viên của các doanh nghiệp trong tỉnh nhằm giúp đội ngũ này hiểu rõ sự cần thiết của việc áp dụng SXSH và nắm được phương pháp luận thực hiện SXSH trong hoạt động sản xuất thường nhật, từ đó có thể quản lý môi trường tốt hơn, hạn chế những tác động tiêu cực tới môi trường trong quá trình sản xuất công nghiệp. Thêm vào đó, các học viên của Sở TN&MT, Sở Công Thương và các tổ chức hỗ trợ SXSH cũng được đào tạo nâng cao về kỹ năng tư vấn và đánh giá SXSH để trở thành nguồn chuyên gia có thể đảm nhận những nhiệm vụ liên quan thực hiện chương trình SXSH của tỉnh.
Cơ quan được chọn để giúp VPEG trong việc xây dựng và nâng cao năng lực về SXSH tại các tỉnh mục tiêu là Công ty TNHH Trung tâm SXSH Việt Nam (VNCPC).
Hàng năm, VNCPC tổ chức tại các tỉnh một khóa tập huấn về SXSH với các nội dung: Khái niệm và lợi ích của SXSH; SXSH và hệ thống quản lý môi trường; Các kỹ thuật SXSH áp dụng trong Công ty; Phương pháp luận đánh giá SXSH...
Sau mỗi đợt tập huấn tập trung, các học viên sẽ được thực hành tại hiện trường thông qua việc tham gia đánh giá SXSH tại các doanh nghiệp tham gia Dự án trình diễn kỹ thuật SXSH với các chuyên gia VNCPC. Thời gian tập huấn và thực hành đánh giá SXSH tại doanh nghiệp kéo dài 6-9 tháng, với 4 modun: Tập huấn về SXSH; Đánh giá chi tiết tại nhà máy; Phát triển các giải pháp, kế hoạch hành động và thực hiện các giải pháp SXSH; Quan trắc kết quả và duy trì SXSH.
Trong thời gian 3 năm (2010 -2012), các học viên cùng với chuyên gia VNCPC đã xây dựng được 19 mô hình trình diễn SXSH tại 5 tỉnh mục tiêu của Dự án. Tổng số các giải pháp SXSH được đề xuất cho các doanh nghiệp là 505 giải pháp. Kết quả thực hiện các giải pháp SXSH đã mang lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp: Tổng vốn đầu tư cho chương trình SXSH tại doanh nghiệp là 3,7 tỷ đồng và 785.000 USD; Lợi ích kinh tế thu được: 86,06 tỷ đồng; Lợi ích về môi trường: giảm phát thải hàng năm 987.000m3 nước thải; 1.136 tấn chất thải rắn; 22,8 tấn hóa chất; 452.025 kg bụi và giâm phát thải khí nhà kính 48.683 tấn CO2.
Có thể nói, hoạt động Dự án VPEG đã góp phần đáng kể vào việc xây dựng nguồn nhân lực về SXSH cho các tỉnh mục tiêu. Đội ngũ cán bộ này là những hạt nhân tích cực trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 tại các tỉnh Sóc Trăng, Long An, Đà Nắng, Hải Dương và Hà Nam.
Một trong những hoạt động quan trọng và đóng vai trò xuyên suốt của Dự án Quản lý môi trường cấp tỉnh tại Việt Nam (VPEG) là xây dựng và nâng cao năng lực về sản xuất sạch hơn (SXSH) cho các Sở TN&MT, Sở Công Thương, các tổ chức hỗ trợ SXSH và các doanh nghiệp tại các tỉnh mục tiêu của Dự án. Hoạt động tập huấn sẽ trang bị các kiến thức cơ bản về SXSH cho cán bộ quản lý môi trường của tỉnh, lãnh đạo và kỹ thuật viên của các doanh nghiệp trong tỉnh nhằm giúp đội ngũ này hiểu rõ sự cần thiết của việc áp dụng SXSH và nắm được phương pháp luận thực hiện SXSH trong hoạt động sản xuất thường nhật, từ đó có thể quản lý môi trường tốt hơn, hạn chế những tác động tiêu cực tới môi trường trong quá trình sản xuất công nghiệp. Thêm vào đó, các học viên của Sở TN&MT, Sở Công Thương và các tổ chức hỗ trợ SXSH cũng được đào tạo nâng cao về kỹ năng tư vấn và đánh giá SXSH để trở thành nguồn chuyên gia có thể đảm nhận những nhiệm vụ liên quan thực hiện chương trình SXSH của tỉnh.
Cơ quan được chọn để giúp VPEG trong việc xây dựng và nâng cao năng lực về SXSH tại các tỉnh mục tiêu là Công ty TNHH Trung tâm SXSH Việt Nam (VNCPC).
Hàng năm, VNCPC tổ chức tại các tỉnh một khóa tập huấn về SXSH với các nội dung: Khái niệm và lợi ích của SXSH; SXSH và hệ thống quản lý môi trường; Các kỹ thuật SXSH áp dụng trong Công ty; Phương pháp luận đánh giá SXSH...
Sau mỗi đợt tập huấn tập trung, các học viên sẽ được thực hành tại hiện trường thông qua việc tham gia đánh giá SXSH tại các doanh nghiệp tham gia Dự án trình diễn kỹ thuật SXSH với các chuyên gia VNCPC. Thời gian tập huấn và thực hành đánh giá SXSH tại doanh nghiệp kéo dài 6-9 tháng, với 4 modun: Tập huấn về SXSH; Đánh giá chi tiết tại nhà máy; Phát triển các giải pháp, kế hoạch hành động và thực hiện các giải pháp SXSH; Quan trắc kết quả và duy trì SXSH.
Trong thời gian 3 năm (2010 -2012), các học viên cùng với chuyên gia VNCPC đã xây dựng được 19 mô hình trình diễn SXSH tại 5 tỉnh mục tiêu của Dự án. Tổng số các giải pháp SXSH được đề xuất cho các doanh nghiệp là 505 giải pháp. Kết quả thực hiện các giải pháp SXSH đã mang lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp: Tổng vốn đầu tư cho chương trình SXSH tại doanh nghiệp là 3,7 tỷ đồng và 785.000 USD; Lợi ích kinh tế thu được: 86,06 tỷ đồng; Lợi ích về môi trường: giảm phát thải hàng năm 987.000m3 nước thải; 1.136 tấn chất thải rắn; 22,8 tấn hóa chất; 452.025 kg bụi và giâm phát thải khí nhà kính 48.683 tấn CO2.
Có thể nói, hoạt động Dự án VPEG đã góp phần đáng kể vào việc xây dựng nguồn nhân lực về SXSH cho các tỉnh mục tiêu. Đội ngũ cán bộ này là những hạt nhân tích cực trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 tại các tỉnh Sóc Trăng, Long An, Đà Nắng, Hải Dương và Hà Nam.