[In trang]
Ấn Độ hướng tới ngành công nghiệp dệt may không tiêu thụ nước
Thứ ba, 11/07/2017
<p style="text-align: justify;">Tham vọng về ng&agrave;nh dệt may kh&ocirc;ng ti&ecirc;u thụ nước được đưa ra mới đ&acirc;y tại một hội thảo do Li&ecirc;n Hợp Quốc t&agrave;i trợ tại Ấn Độ. Hội thảo n&agrave;y tập trung v&agrave;o việc l&agrave;m thế n&agrave;o để &aacute;p dụng Sản xuất sạch hơn v&agrave; sử dụng hiệu quả t&agrave;i nguy&ecirc;n (RECP) v&agrave;o chuỗi gi&aacute; trị ng&agrave;nh dệt may Ấn Độ, nhằm n&acirc;ng cao lợi nhuận v&agrave; bảo vệ m&ocirc;i trường.</p>

Tham vọng về ngành dệt may không tiêu thụ nước được đưa ra mới đây tại một hội thảo do Liên Hợp Quốc tài trợ tại Ấn Độ. Hội thảo này tập trung vào việc làm thế nào để áp dụng Sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên (RECP) vào chuỗi giá trị ngành dệt may Ấn Độ, nhằm nâng cao lợi nhuận và bảo vệ môi trường.

Theo Sajid Hussain từ Công ty TNHH Đầu tư nước Tamilnadu, công nghệ nhuộm không sử dụng nước vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu với vải tổng hợp. Hiệu suất và chi phí là những vấn đề chính cần giải quyết của công nghệ này. Hiện nay, ngành dệt may Ấn Độ tiêu thụ 300 lít nước để nhuộm 1 kg cotton so với công nghệ tốt nhất là 50 lít nước/kg, đây là cơ hội rất lớn để giảm lượng nước tiêu thụ.

Khai mạc hội thảo, Thủ tướng Narendra Modi kỳ vọng vào việc phát triển chuỗi giá trị dệt may bền vững: từ trang trại tới sơ sợi, từ sơ sợi tới vải, từ vải tới sản phẩm may mặc xuất khẩu.

Để đạt được mục tiêu này, ngành dệt may cần áp dụng các kinh nghiệm môi trường tốt nhất (BEP) và đáp ứng những nhu cầu liên tục thay đổi từ phía khách hàng.

Chuyển dịch sang ngành dệt may không tiêu thụ nước bắt đầu bằng việc giảm tiêu thụ nước thông qua việc áp dụng chương trình sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn (RECP). Việc áp dụng RECP sẽ giảm tiêu thụ nước, năng lượng và hóa chất, cũng như giảm thiểu chất thải phát sinh. Công nghệ đang phát triển rất nhanh hướng tới sử dụng ít nước hơn, giảm thiểu phát thải CO2 trong công đoạn nhuộm, và sử dụng ít nước hơn trong quá trình may bằng công nghệ in 3D.

Trung tâm sản xuất sạch hơn Gujarat (GCPC) và Gujarat Eco-Textile Park Limited đã ký kết hợp đồng triển khai áp dụng sản xuất sạch hơn cho ngành dệt may. Đánh giá RECP sẽ được triển khai theo phương pháp luận và các công cụ được phát triển bởi UNIDO và mạng lưới RECP toàn cầu (RECPnet). Chương trình RECP được tài trợ bởi Chính phủ Thụy Sỹ và UNIDO hỗ trợ Ấn Độ nhân rộng chương trình RECP bằng việc hỗ trợ xây dựng khu công nghiệp sinh thái và giới thiệu các phương pháp và công cụ sáng tạo.

Ngành dệt may có vị trí quan trọng đối với Ấn Độ. Ngành này tạo ra hơn 105 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp, đứng thứ 2 sau nông nghiệp về số lượng việc làm tạo ra ở Ấn Độ.

Theo SCP News