Toạ đàm về Sản xuất sạch hơn và Định hướng phát triển Công nghiệp xanh với đoàn nghiên cứu thực tế của CHDCLB Ethiopia
Thứ năm, 01/06/2017
<div style="text-align: justify;">Ngày 15/5/2017, Cục Kiểm lâm Hoa Kỳ (The US Forest Service) phối hợp với Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC) đã tổ chức tiếp đón đoàn đại biểu cấp Bộ của nước Cộng hoà Dân chủ Liên bang Ethiopia và chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn triển khai Sản xuất sạch hơn và định hướng phát triển Công nghiệp xanh.</div>
Ngày 15/5/2017, Cục Kiểm lâm Hoa Kỳ (The US Forest Service) phối hợp với Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC) đã tổ chức tiếp đón đoàn đại biểu cấp Bộ của nước Cộng hoà Dân chủ Liên bang Ethiopia và chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn triển khai Sản xuất sạch hơn và định hướng phát triển Công nghiệp xanh.
Nằm trong khuôn khổ chuyến đi nghiên cứu thực tiễn của đoàn đại biểu cấp Bộ nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia gồm Bộ Môi trường, Lâm nghiệp và Biến đổi khí hậu (MEFCC), Bộ Công nghiệp (MOI) và Tổng Công ty Phát triển Khu Công nghiệp (IPDC) từ 15 – 19/5 tại Việt Nam, ngày 15/5, đoàn đã có buổi tọa đàm học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với VNCPC và đại diện Bộ Công Thương Việt Nam.
Đại diện trường Đại học Bách Khoa HN, đơn vị chủ nhà buổi tọa đàm, PGS. Nguyễn Phú Khánh, Trưởng phòng HTQT đã có bài chào mừng đoàn và chia sẻ quan điểm của Nhà trường về định hướng phát triển bền vững và công nghiệp xanh.
Ethiopia cũng như Việt Nam được xem là một trong số những quốc gia nhạy cảm nhất với biến đổi khí hậu trên thế giới. Chính vì vậy, với mong muốn học tập thực tế về mô hình phát triển công nghiệp xanh, đoàn đã được nghe các bài tham luận về kinh nghiệm triển khai Sản xuất sạch hơn ở Việt Nam, thực tiếp cận chuỗi giá trị bền vững sản phẩm cá tra (SUPA), cơ chế hỗ trợ tài chính cho đầu tư công nghệ thân thiện hơn với môi trường (GCTF) và đặc biệt là chiến lược Sản xuất sạch của Việt Nam tới năm 2020 cũng như kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh 2015 – 2020 của ngành Công Thương Việt Nam. Đáp lại những thông tin chia sẻ từ phía Việt Nam thông qua các diễn giả là ông Chu Văn Giáp (Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương), bà Kiều Nguyễn Việt Hà (Văn phòng giúp việc Ban Điều hành Chiến lược SXSH trong Công nghiệp), ông Trần Văn Nhân, ông Lê Xuân Thịnh và bà Nguyễn Lê Hằng (VNCPC), các thành viên của đoàn Ethiopia cũng đã giới thiệu về Chiến lược Nền kinh tế xanh phục hồi khí hậu (Ethiopia’s Climate Resilient Green Economy) với tiếp cận theo ngành trong cách thức triển khai.
Trong khuôn khổ hoạt động chuyên sâu về xúc tiến nâng cao hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn, cũng như xây dựng các mẫu hình sản xuất và tiêu thụ bền vững ở Việt Nam, VNCPC luôn chú trọng kết nối mạng lưới với các bên liên quan hoạt động trong cùng lĩnh vực và hỗ trợ lẫn nhau, để góp phần tích cực trong sự nghiệp xanh hóa nền sản xuất công nghiệp, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển nền kinh tế xanh, hướng tới sự phát triển bền vững của đất nước.
Đại diện trường Đại học Bách Khoa HN, đơn vị chủ nhà buổi tọa đàm, PGS. Nguyễn Phú Khánh, Trưởng phòng HTQT đã có bài chào mừng đoàn và chia sẻ quan điểm của Nhà trường về định hướng phát triển bền vững và công nghiệp xanh.
Ethiopia cũng như Việt Nam được xem là một trong số những quốc gia nhạy cảm nhất với biến đổi khí hậu trên thế giới. Chính vì vậy, với mong muốn học tập thực tế về mô hình phát triển công nghiệp xanh, đoàn đã được nghe các bài tham luận về kinh nghiệm triển khai Sản xuất sạch hơn ở Việt Nam, thực tiếp cận chuỗi giá trị bền vững sản phẩm cá tra (SUPA), cơ chế hỗ trợ tài chính cho đầu tư công nghệ thân thiện hơn với môi trường (GCTF) và đặc biệt là chiến lược Sản xuất sạch của Việt Nam tới năm 2020 cũng như kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh 2015 – 2020 của ngành Công Thương Việt Nam. Đáp lại những thông tin chia sẻ từ phía Việt Nam thông qua các diễn giả là ông Chu Văn Giáp (Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương), bà Kiều Nguyễn Việt Hà (Văn phòng giúp việc Ban Điều hành Chiến lược SXSH trong Công nghiệp), ông Trần Văn Nhân, ông Lê Xuân Thịnh và bà Nguyễn Lê Hằng (VNCPC), các thành viên của đoàn Ethiopia cũng đã giới thiệu về Chiến lược Nền kinh tế xanh phục hồi khí hậu (Ethiopia’s Climate Resilient Green Economy) với tiếp cận theo ngành trong cách thức triển khai.
Trong khuôn khổ hoạt động chuyên sâu về xúc tiến nâng cao hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn, cũng như xây dựng các mẫu hình sản xuất và tiêu thụ bền vững ở Việt Nam, VNCPC luôn chú trọng kết nối mạng lưới với các bên liên quan hoạt động trong cùng lĩnh vực và hỗ trợ lẫn nhau, để góp phần tích cực trong sự nghiệp xanh hóa nền sản xuất công nghiệp, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển nền kinh tế xanh, hướng tới sự phát triển bền vững của đất nước.