SXSH trong chính sách Bảo vệ môi trường của Việt Nam
Thứ năm, 22/07/2010
Một số bạn đọc đã viết thư về Toà soạn với mong muốn tìm hiểu về khái niệm sản xuất sạch hơn (SXSH) và tình hình áp dụng SXSH tại Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu này, chúng tôi đã đặt vấn đề với Vụ Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hy vọng rằng, bài viết dưới đây của các tác giả Trương Mạnh Tiến, Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Trung Thắng sẽ phần nào giải đáp được yêu cầu của bạn đọc.
Một số bạn đọc đã viết thư về Toà soạn với mong muốn tìm hiểu về khái niệm sản xuất sạch hơn (SXSH) và tình hình áp dụng SXSH tại Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu này, chúng tôi đã đặt vấn đề với Vụ Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hy vọng rằng, bài viết dưới đây của các tác giả Trương Mạnh Tiến, Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Trung Thắng sẽ phần nào giải đáp được yêu cầu của bạn đọc.
SXSH có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi đó là một trong những giải pháp phòng ngừa ô nhiễm công nghiệp hiệu quả nhất. Ngày 22.9.1999, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Bộ trư¬ởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) đã ký Tuyên ngôn Quốc tế về SXSH, cam kết áp dụng SXSH ở nước ta.
Vài nét về SXSH
Không giống như xử lý cuối đường ống chỉ làm giảm tải lượng ô nhiễm một cách thụ động, SXSH chủ động giảm thiểu chất thải và phòng ngừa ô nhiễm tại nguồn, từ đó mang lại các lợi ích kinh tế. Mục tiêu của SXSH là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách hiệu quả nhất, nghĩa là sẽ có một tỷ lệ nguyên vật liệu được chuyển vào thành phẩm thay vì bị loại bỏ. SXSH đáp ứng được một yêu cầu quan trọng của ISO 14001 là chuyển đổi từ tập trung vào các giải pháp cuối đường ống sang việc khảo sát tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất, dịch vụ và vòng đời sản phẩm.
Theo định nghĩa của Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP), SXSH là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.
Đối với quá trình sản xuất: SXSH bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải.
Đối với sản phẩm: SXSH bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.
Đối với dịch vụ: SXSH đưa các yếu tố môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ.
SXSH có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở công nghiệp, không phụ thuộc vào quy mô, mức độ tiêu thụ nguyên, nhiên liệu. Phần lớn các doanh nghiệp áp dụng SXSH đều có thể giảm l¬ượng nguyên nhiên liệu tiêu thụ từ 10 đến 15%.
Các lợi ích chính của việc áp dụng SXSH có thể tóm tắt như sau: Cải thiện hiệu suất sản xuất thông qua việc sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng có hiệu quả hơn và tái sử dụng phần bán thành phẩm; giảm ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý và thải bỏ các chất thải rắn, nước thải, khí thải; tạo cho các cơ sở sản xuất một hình ảnh tốt hơn trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT), từ đó có cơ hội tiếp cận các nguồn tài chính và xâm nhập các thị trường mới dễ dàng hơn; hỗ trợ việc đáp ứng các tiêu chuẩn của Hệ thống quản lý môi trường quốc tế; tạo ra môi trường làm việc tốt hơn, cải thiện sức khoẻ cho người lao động.
Khung chính sách về SXSH ở Việt Nam
Chỉ thị 36/CT-TW ngày 25.6.1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Chỉ thị là văn bản quan trọng thể hiện sự quan tâm của Đảng đối với công tác BVMT. Chỉ thị đã vạch ra các nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường, đề ra các mục tiêu, quan điểm, cũng như các giải pháp cơ bản đối với công tác BVMT, trong đó SXSH đóng vai trò quan trọng. Cụ thể Chỉ thị đã nêu rõ cần thiết phải “ban hành các chính sách về thuế, tín dụng nhằm khuyến khích áp dụng các công nghệ sạch” và “áp dụng công nghệ sạch, ít phế thải, tiêu hao ít nguyên liệu và năng lượng” đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp. Đây là hai giải pháp trọng tâm để thực hiện thành công SXSH.
Luật BVMT năm 1993
Cho dù tại thời điểm ra đời Luật BVMT, khái niệm về SXSH còn là vấn đề mới mẻ, song Luật BVMT cũng đã đưa ra khái niệm và khuyến khích áp dụng công nghệ sạch, là tiền đề cho SXSH sau này. Cụ thể, Luật BVMT đã xác định: “Công nghệ sạch là quy trình công nghệ hoặc giải pháp kỹ thuật không gây ô nhiễm môi trường, thải hoặc phát ra ở mức thấp nhất chất gây ô nhiễm môi trường” (Điều 2) và “Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng và khai thác hợp lý thành phần môi trường, áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, tận dụng chất thải, tiết kiệm nguyên liệu, sử dụng năng lượng tái sinh, chế phẩm sinh học trong nghiên cứu khoa học, sản xuất và tiêu dùng” (Điều 11).
Hiện nay, Luật BVMT năm 1993 đang được nghiên cứu, sửa đổi trong Dự thảo, đã dành hẳn một điều thuộc chương IV "Phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường" quy định việc áp dụng công nghệ sạch và SXSH: "Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân áp dụng công nghệ sạch và thực hiện SXSH; khuyến khích áp dụng dây chuyền sản xuất không có hoặc phát tán ít chất thải. Ưu tiên nhập khẩu công nghệ sạch, máy móc thiết bị sử dụng tiết kiệm nhiên liệu và phát tán ít chất thải. Chủ cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ sạch và thực hiện cơ chế SXSH được hưởng các chế độ ưu đãi về thuế, phí và các cơ chế ưu đãi về tài chính, vốn khác theo quy định của pháp luật". Với nội dung đó, khi được ban hành, Luật BVMT sửa đổi sẽ là một chính sách quan trọng đối với việc áp dụng SXSH ở nước ta trong thời gian tới.
Ngoài ra, còn có các chính sách tác động gián tiếp việc khuyến khích phát triển SXSH như: Quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22.4.2003 của Thủ tướng Chính phủ về xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng; Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13.6.2003 của Chính phủ về việc thu phí BVMT đối với nước thải.
Lộ trình SXSH ở Việt Nam
Chiến lược BVMT quốc gia đến 2010 và định hướng đến 2020, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 3.12.2003, là văn bản hết sức quan trọng trong việc định hướng công tác BVMT nước ta trong hơn một thập kỷ tới. Liên quan đến SXSH, Chiến lược đã nêu rõ các thách thức đối với môi trường Việt Nam trong thời gian tới là "trang thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường ở các cơ sở sản xuất, đặc biệt là ở các xí nghiệp vừa và nhỏ còn rất lạc hậu và thấp kém”, “khả năng tài chính của Nhà nước cũng như của các doanh nghiệp đều rất hạn hẹp, đặt ra thách thức rất lớn đối với môi trường nước ta". Ngoài ra, Chiến lược cũng khẳng định: "Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá, nhiều thị trường tiềm năng trên thế giới, các bạn hàng quốc tế đã đưa ra các yêu cầu ngày càng cao về môi trường trong giao dịch thương mại. Đây là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nước khi muốn mở rộng thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế".
Chiến lược cũng đã đề ra 4 quan điểm chỉ đạo, trong đó "coi khoa học và công nghệ là công cụ hữu hiệu trong BVMT", cụ thể hơn là áp dụng SXSH để phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm: "Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ sạch, dây chuyền SXSH, sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu ít gây ô nhiễm và thân thiện với môi trường".
Chiến lược đã đề ra các mục tiêu cụ thể cho công tác BVMT đến năm 2010 và 2020, trong đó có các mục tiêu về áp dụng SXSH. Có thể coi đây là lộ trình áp dụng SXSH ở nước ta trong thời gian tới.
Mục tiêu đến 2010:
- 100% cơ sở sản xuất xây dựng mới phải có công nghệ sạch hoặc có các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường;
- 50% cơ sở sản xuất, kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Chứng chỉ ISO 14001;
- Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên phạm vi toàn quốc theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22.4.2003 của Thủ tướng Chính phủ;
- Nâng tỷ lệ sử dụng năng lượng sạch đạt 5% tổng năng lượng tiêu thụ hàng năm;
- 100% doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu áp dụng hệ thống quản lý môi trường.
Mục tiêu đến 2020:
- 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Chứng chỉ ISO 14001;
- Hình thành và phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải để tái sử dụng, phấn đấu 30% chất thải thu gom được tái chế;
- 100% sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu và 50% hàng hoá tiêu dùng trong nội địa được ghi nhãn môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14021.
Tiến tới việc thực hiện lộ trình, Chiến lược đã xây dựng 36 chương trình đồng bộ về BVMT trong đó có hai chương trình ưu tiên về SXSH được thực hiện từ nay đến 2010 là: "Chương trình áp dụng công nghệ sản xuất sạch và thân thiện với môi trường" và "Xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường". Chương trình thứ hai có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm xây dựng và thực hiện lộ trình áp dụng SXSH, trong đó Bộ Khoa học và Công nghệ giữ vai trò chủ đạo.
Một số khó khăn trong việc áp dụng SXSH
Mặc dù đã có những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về áp dụng SXSH như là một công cụ trong BVMT, song trên thực tế việc áp dụng SXSH còn gặp rất nhiều khó khăn. Thứ nhất, nhận thức của các doanh nghiệp về lợi ích của SXSH còn hạn chế. Việc tuyên truyền phổ biến SXSH cũng như thực hiện các mô hình trình diễn kỹ thuật hiện nay còn đang rất khiêm tốn. Cả nước ta hiện mới chỉ có 100 doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp lớn áp dụng SXSH, trong khi phần lớn trong tổng số 600.000 doanh nghiệp là vừa và nhỏ đã và đang có các hoạt động gây tác động xấu đến môi trường. Thứ hai, nhiều doanh nghiệp không có đủ vốn để đầu tư cho SXSH, trong khi việc tiếp cận các nguồn tài chính còn gặp quá nhiều thủ tục phiền hà, rắc rối. Thứ ba, thiếu một cơ chế chính sách khuyến khích công bằng và thoả đáng. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, mặc dù có đủ vốn để đầu tư, song không mấy mặn mà với SXSH bởi họ không được trích lợi nhuận để tái đầu tư, thu nhập của người lao động không được cải thiện. Cá biệt có doanh nghiệp bỏ ra hàng tỷ đồng để đầu tư cho SXSH trong khi các doanh nghiệp khác tự do xả các chất ô nhiễm ra môi trường cũng chỉ bị xử phạt hành chính với số tiền phạt quá nhỏ, không đủ mức ngăn chặn. Thứ tư, nguồn nhân lực về SXSH còn rất hạn chế. Hiện nay mới chỉ có 150 người được đào tạo chuyên sâu, trong số đó chỉ khoảng 20% thực sự trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này.
Như vậy, để đạt được những mục tiêu đề ra, các chương trình về SXSH của Chiến lược BVMT cần phải được thực hiện nghiêm túc, đồng thời phải có những giải pháp đồng bộ về cơ chế chính sách, giáo dục, đào tạo để giải quyết các khó khăn nêu trên. Có như vậy mới áp dụng thành công SXSH ở nước ta.
Vài nét về SXSH
Không giống như xử lý cuối đường ống chỉ làm giảm tải lượng ô nhiễm một cách thụ động, SXSH chủ động giảm thiểu chất thải và phòng ngừa ô nhiễm tại nguồn, từ đó mang lại các lợi ích kinh tế. Mục tiêu của SXSH là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách hiệu quả nhất, nghĩa là sẽ có một tỷ lệ nguyên vật liệu được chuyển vào thành phẩm thay vì bị loại bỏ. SXSH đáp ứng được một yêu cầu quan trọng của ISO 14001 là chuyển đổi từ tập trung vào các giải pháp cuối đường ống sang việc khảo sát tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất, dịch vụ và vòng đời sản phẩm.
Theo định nghĩa của Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP), SXSH là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.
Đối với quá trình sản xuất: SXSH bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải.
Đối với sản phẩm: SXSH bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.
Đối với dịch vụ: SXSH đưa các yếu tố môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ.
SXSH có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở công nghiệp, không phụ thuộc vào quy mô, mức độ tiêu thụ nguyên, nhiên liệu. Phần lớn các doanh nghiệp áp dụng SXSH đều có thể giảm l¬ượng nguyên nhiên liệu tiêu thụ từ 10 đến 15%.
Các lợi ích chính của việc áp dụng SXSH có thể tóm tắt như sau: Cải thiện hiệu suất sản xuất thông qua việc sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng có hiệu quả hơn và tái sử dụng phần bán thành phẩm; giảm ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý và thải bỏ các chất thải rắn, nước thải, khí thải; tạo cho các cơ sở sản xuất một hình ảnh tốt hơn trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT), từ đó có cơ hội tiếp cận các nguồn tài chính và xâm nhập các thị trường mới dễ dàng hơn; hỗ trợ việc đáp ứng các tiêu chuẩn của Hệ thống quản lý môi trường quốc tế; tạo ra môi trường làm việc tốt hơn, cải thiện sức khoẻ cho người lao động.
Khung chính sách về SXSH ở Việt Nam
Chỉ thị 36/CT-TW ngày 25.6.1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Chỉ thị là văn bản quan trọng thể hiện sự quan tâm của Đảng đối với công tác BVMT. Chỉ thị đã vạch ra các nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường, đề ra các mục tiêu, quan điểm, cũng như các giải pháp cơ bản đối với công tác BVMT, trong đó SXSH đóng vai trò quan trọng. Cụ thể Chỉ thị đã nêu rõ cần thiết phải “ban hành các chính sách về thuế, tín dụng nhằm khuyến khích áp dụng các công nghệ sạch” và “áp dụng công nghệ sạch, ít phế thải, tiêu hao ít nguyên liệu và năng lượng” đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp. Đây là hai giải pháp trọng tâm để thực hiện thành công SXSH.
Luật BVMT năm 1993
Cho dù tại thời điểm ra đời Luật BVMT, khái niệm về SXSH còn là vấn đề mới mẻ, song Luật BVMT cũng đã đưa ra khái niệm và khuyến khích áp dụng công nghệ sạch, là tiền đề cho SXSH sau này. Cụ thể, Luật BVMT đã xác định: “Công nghệ sạch là quy trình công nghệ hoặc giải pháp kỹ thuật không gây ô nhiễm môi trường, thải hoặc phát ra ở mức thấp nhất chất gây ô nhiễm môi trường” (Điều 2) và “Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng và khai thác hợp lý thành phần môi trường, áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, tận dụng chất thải, tiết kiệm nguyên liệu, sử dụng năng lượng tái sinh, chế phẩm sinh học trong nghiên cứu khoa học, sản xuất và tiêu dùng” (Điều 11).
Hiện nay, Luật BVMT năm 1993 đang được nghiên cứu, sửa đổi trong Dự thảo, đã dành hẳn một điều thuộc chương IV "Phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường" quy định việc áp dụng công nghệ sạch và SXSH: "Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân áp dụng công nghệ sạch và thực hiện SXSH; khuyến khích áp dụng dây chuyền sản xuất không có hoặc phát tán ít chất thải. Ưu tiên nhập khẩu công nghệ sạch, máy móc thiết bị sử dụng tiết kiệm nhiên liệu và phát tán ít chất thải. Chủ cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ sạch và thực hiện cơ chế SXSH được hưởng các chế độ ưu đãi về thuế, phí và các cơ chế ưu đãi về tài chính, vốn khác theo quy định của pháp luật". Với nội dung đó, khi được ban hành, Luật BVMT sửa đổi sẽ là một chính sách quan trọng đối với việc áp dụng SXSH ở nước ta trong thời gian tới.
Ngoài ra, còn có các chính sách tác động gián tiếp việc khuyến khích phát triển SXSH như: Quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22.4.2003 của Thủ tướng Chính phủ về xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng; Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13.6.2003 của Chính phủ về việc thu phí BVMT đối với nước thải.
Lộ trình SXSH ở Việt Nam
Chiến lược BVMT quốc gia đến 2010 và định hướng đến 2020, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 3.12.2003, là văn bản hết sức quan trọng trong việc định hướng công tác BVMT nước ta trong hơn một thập kỷ tới. Liên quan đến SXSH, Chiến lược đã nêu rõ các thách thức đối với môi trường Việt Nam trong thời gian tới là "trang thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường ở các cơ sở sản xuất, đặc biệt là ở các xí nghiệp vừa và nhỏ còn rất lạc hậu và thấp kém”, “khả năng tài chính của Nhà nước cũng như của các doanh nghiệp đều rất hạn hẹp, đặt ra thách thức rất lớn đối với môi trường nước ta". Ngoài ra, Chiến lược cũng khẳng định: "Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá, nhiều thị trường tiềm năng trên thế giới, các bạn hàng quốc tế đã đưa ra các yêu cầu ngày càng cao về môi trường trong giao dịch thương mại. Đây là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nước khi muốn mở rộng thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế".
Chiến lược cũng đã đề ra 4 quan điểm chỉ đạo, trong đó "coi khoa học và công nghệ là công cụ hữu hiệu trong BVMT", cụ thể hơn là áp dụng SXSH để phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm: "Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ sạch, dây chuyền SXSH, sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu ít gây ô nhiễm và thân thiện với môi trường".
Chiến lược đã đề ra các mục tiêu cụ thể cho công tác BVMT đến năm 2010 và 2020, trong đó có các mục tiêu về áp dụng SXSH. Có thể coi đây là lộ trình áp dụng SXSH ở nước ta trong thời gian tới.
Mục tiêu đến 2010:
- 100% cơ sở sản xuất xây dựng mới phải có công nghệ sạch hoặc có các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường;
- 50% cơ sở sản xuất, kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Chứng chỉ ISO 14001;
- Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên phạm vi toàn quốc theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22.4.2003 của Thủ tướng Chính phủ;
- Nâng tỷ lệ sử dụng năng lượng sạch đạt 5% tổng năng lượng tiêu thụ hàng năm;
- 100% doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu áp dụng hệ thống quản lý môi trường.
Mục tiêu đến 2020:
- 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Chứng chỉ ISO 14001;
- Hình thành và phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải để tái sử dụng, phấn đấu 30% chất thải thu gom được tái chế;
- 100% sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu và 50% hàng hoá tiêu dùng trong nội địa được ghi nhãn môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14021.
Tiến tới việc thực hiện lộ trình, Chiến lược đã xây dựng 36 chương trình đồng bộ về BVMT trong đó có hai chương trình ưu tiên về SXSH được thực hiện từ nay đến 2010 là: "Chương trình áp dụng công nghệ sản xuất sạch và thân thiện với môi trường" và "Xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường". Chương trình thứ hai có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm xây dựng và thực hiện lộ trình áp dụng SXSH, trong đó Bộ Khoa học và Công nghệ giữ vai trò chủ đạo.
Một số khó khăn trong việc áp dụng SXSH
Mặc dù đã có những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về áp dụng SXSH như là một công cụ trong BVMT, song trên thực tế việc áp dụng SXSH còn gặp rất nhiều khó khăn. Thứ nhất, nhận thức của các doanh nghiệp về lợi ích của SXSH còn hạn chế. Việc tuyên truyền phổ biến SXSH cũng như thực hiện các mô hình trình diễn kỹ thuật hiện nay còn đang rất khiêm tốn. Cả nước ta hiện mới chỉ có 100 doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp lớn áp dụng SXSH, trong khi phần lớn trong tổng số 600.000 doanh nghiệp là vừa và nhỏ đã và đang có các hoạt động gây tác động xấu đến môi trường. Thứ hai, nhiều doanh nghiệp không có đủ vốn để đầu tư cho SXSH, trong khi việc tiếp cận các nguồn tài chính còn gặp quá nhiều thủ tục phiền hà, rắc rối. Thứ ba, thiếu một cơ chế chính sách khuyến khích công bằng và thoả đáng. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, mặc dù có đủ vốn để đầu tư, song không mấy mặn mà với SXSH bởi họ không được trích lợi nhuận để tái đầu tư, thu nhập của người lao động không được cải thiện. Cá biệt có doanh nghiệp bỏ ra hàng tỷ đồng để đầu tư cho SXSH trong khi các doanh nghiệp khác tự do xả các chất ô nhiễm ra môi trường cũng chỉ bị xử phạt hành chính với số tiền phạt quá nhỏ, không đủ mức ngăn chặn. Thứ tư, nguồn nhân lực về SXSH còn rất hạn chế. Hiện nay mới chỉ có 150 người được đào tạo chuyên sâu, trong số đó chỉ khoảng 20% thực sự trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này.
Như vậy, để đạt được những mục tiêu đề ra, các chương trình về SXSH của Chiến lược BVMT cần phải được thực hiện nghiêm túc, đồng thời phải có những giải pháp đồng bộ về cơ chế chính sách, giáo dục, đào tạo để giải quyết các khó khăn nêu trên. Có như vậy mới áp dụng thành công SXSH ở nước ta.