Điểm sáng từ việc áp dụng sản xuất sạch hơn tại các làng nghề ở Bình Định
Thứ ba, 27/11/2012
Nhiều năm qua, các làng nghề truyền thống đã có đóng góp đáng kể vào nguồn ngân sách địa phương, tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động nhàn rỗi, sản xuất ra nhiều hàng hóa phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đồng thời, lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, do phát triển tự phát, công nghệ lạc hậu, nhận thức về môi trường của người dân chưa cao, nên hoạt động sản xuất của làng nghề đã phát sinh các vấn đề môi trường như: nước thải, khí thải, chất thải rắn…Để giải quyết bài toán ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, việc áp dụng công nghệ sạch, sản xuất sạch hơn (SXSH) là một hướng đi cần thiết, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo phát triển bền vững các làng nghề.
Nhiều năm qua, các làng nghề truyền thống đã có đóng góp đáng kể vào nguồn ngân sách địa phương, tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động nhàn rỗi, sản xuất ra nhiều hàng hóa phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đồng thời, lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, do phát triển tự phát, công nghệ lạc hậu, nhận thức về môi trường của người dân chưa cao, nên hoạt động sản xuất của làng nghề đã phát sinh các vấn đề môi trường như: nước thải, khí thải, chất thải rắn…Để giải quyết bài toán ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, việc áp dụng công nghệ sạch, sản xuất sạch hơn (SXSH) là một hướng đi cần thiết, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo phát triển bền vững các làng nghề.
Là một trong những địa phương có nhiều làng nghề nổi tiếng như: Nem chợ Huyện (Tuy Phước); Rượu Bàu Đá (An Nhơn); Nón ngựa Phú Gia (Phù Cát)…, Bình Định cũng đang phải đối mặt với những vấn đề ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất của các làng nghề. Theo thống kê của Sở Công Thương Bình Định, trên địa bàn tỉnh có 38 làng nghề được công nhận là làng nghề truyền thống. Trong số các làng nghề đó, tình trạng ô nhiễm môi trường phổ biến là ở các làng nghề nấu đúc kim loại, chế biến tinh bột mì, làm gạch ngói, nấu rượu, làm bún, tiện gỗ, tráng bánh tráng… Đặc biệt là làng nghề đúc kim loại Bằng Châu ở thị trấn Đập Đá (An Nhơn) và làng nghề sản xuất tinh bột sắn thuộc xã Hoài Hảo (Hoài Nhơn). Làng nghề đúc kim loại Bằng Châu có trên 200 năm, sản phẩm làng nghề khá đa dạng như: chảo gang, nồi đồng các loại, đồ thờ, tượng, chuông, khuôn ngói… Làng nghề có hơn 10 cơ sở đúc lớn và 30 hộ gia đình, thu hút khoảng 400 lao động, với công nghệ sản xuất lạc hậu, người dân chưa quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Khảo sát tại các cơ sở nấu đúc kim loại cho thấy, phần lớn các cơ sở sản xuất có diện tích nhỏ, nằm trong khu dân cư, sản lượng bình quân từ 0,7 - 1,1 tấn/mẻ; hoạt động sản xuất diễn ra từ 6 – 8 tiếng/ngày. Nhiên liệu phục vụ cho các lò đúc gồm than củi, than đá, dầu nhớt phế thải, trong quá trình sản xuất làm phát sinh các loại khí thải độc hại, bụi kim loại và các khí axít. Khí thải hoàn toàn chưa được xử lý, phát tán trong không khí, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người dân. Trong làng nghề, có 24% cơ sở sản xuất trang bị hệ thống thoát khí thải, các cơ sở quy mô vừa và lớn chưa có biện pháp xử lý khói, bụi triệt để mà chỉ trang bị các ống khói để phát tán khí đi xa. Nồng độ bụi của các cơ sở đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,1 - 1,6 lần, nồng độ SO2 tại các vị trí gần lò nấu chì, gang và lò nấu nhôm cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,12 - 1,81 lần; NO2 cũng vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,32 - 1,37 lần. Lượng tro, xỉ kim loại thải ra mỗi ngày trung bình là 147 kg, tùy thuộc vào quy mô cơ sở. Các loại phế thải được tận dụng làm vật liệu lấp đường, chôn lấp, đổ bỏ hoặc tái chế. Để khắc phục tình trạng ô nhiễm của làng nghề, một số giải pháp đã được đưa ra nhằm đảm bảo giảm thiểu ô nhiễm, SXSH, cụ thể là xây dựng mô hình xử lý khí thải bằng phương pháp lò nấu đúc nhôm, công suất 1tấn /mẻ. Dòng khí thải từ lò đúc được hút vào thiết bị xử lý nhờ quạt ly tâm đặt trên đỉnh tháp. Khí thải theo ống cong xuống đáy, đập vào bề mặt chất lỏng. Sau đó, dòng khí đổi chiều thoát lên trên, các hạt bụi theo quán tính tiếp tục chuyển động theo hướng cũ va đập vào chất lỏng và được giữ lại trong nước, hiệu quả xử lý bụi đạt đến 95%. Dòng khói thải chứa các khí axit khi tiếp xúc với các giọt lỏng chứa dung dịch kiềm sẽ xảy ra quá trình chuyển khối: các chất khí hoà tan vào dung dịch hấp thu và được trung hòa. Hóa chất sử dụng là dung dịch soda (Na2CO3) với nồng độ khoảng 1 - 5 %. Khói thải sau xử lý được thải qua ống khói cao 15m sẽ phát tán. Phương pháp trên giúp xử lý hiệu quả khí thải phát sinh trong hoạt động sản xuất, xử lý bụi đạt 97,7 %, khí thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn thải vào môi trường, nhưng chi phí đầu tư không nhiều (18 triệu đồng), chi phí vận hành thấp. Kết quả sau khi sử dụng mô hình xử lý khí thải mới, các chỉ tiêu như bụi lơ lửng, SO2, CO, NOx đều trong giới hạn cho phép.
Tại Bình Định, những năm qua, tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề là một vấn đề rất nan giải, trong đó có làng nghề sản xuất tinh bột sắn thuộc xã Hoài Hảo. Làng nghề với hơn 250 cơ sở sản xuất, quy mô lớn, nhỏ khác nhau, trung bình mỗi ngày, làng nghề sản xuất khoảng 800 tấn nguyên liệu, cho ra khoảng 300 tấn bột tươi… Nước thải trong quá trình sản xuất tinh bột sắn của các xưởng sản xuất thải trực tiếp ra môi trường, với lưu lượng lớn và hàm lượng chất hữu cơ cao. Mỗi ngày, trung bình cả làng nghề xả ra môi trường khoảng 6.000 m³ nước thải chưa qua xử lý, các chỉ tiêu BOD5, COD, SS vượt xa tiêu chuẩn cho phép. Màu nước thải trắng ngà, đục, bốc mùi chua nồng. Tỷ lệ BOD5, COD trên 70%; nguồn nước mặt tại các kênh, mương của xã bị nhiễm hữu cơ, nồng độ pH thấp. Độc tính của nước thải bột sắn, có tác hại trực tiếp đến hệ thủy sinh vật, làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuôi trồng thủy sản; gây ô nhiễm nước ngầm, ô nhiễm môi trường đất, làm thay đổi đặc tính đất và năng suất cây trồng. Trước những bức xúc của nạn ô nhiễm môi trường của làng nghề, để phát triển bền vững và hiệu quả đòi hỏi phải sớm có biện pháp khắc phục. Áp dụng SXSH chính là chìa khóa giải bài toán ô nhiễm môi trường tại xã Hoài Hảo. Để thực hiện SXSH, hàng loạt các biện pháp đã được triển khai như thay bơm, giảm lượng nước rửa nguyên liệu; cải tạo hố thu bột sắn; cải tạo hố ga thu nước thải; nâng cấp hệ thống xử lý nước thải; lắp thùng chứa trung gian tải bột về hố lắng; điều hòa nước vào bể axit, nuôi cấy lại vi sinh… Để xử lý vấn đề nước thải, hệ thống xử lý nước thải tinh bột sắn được thử nghiệm tại một số cơ sở sản xuất trong làng nghề. Quy trình sản xuất được tiến hành như sau: Củ sắn tươi được cho lên băng chuyền chạy vào cối trục mài, sau đó cả xác lẫn bột được đưa qua cối quậy, từ đây, xác củ sắn được thải ra hồ chứa riêng, bột sắn chảy ra hồ lắng. Nước chua thải ra được chảy vào 3 hố thu gom. Nước thải này chảy qua hồ xử lý rộng có dung tích 80m³. Từ hồ xử lý, nước thải được hệ thống tự động bơm lên một thùng nhựa được đặt trên cao rồi chảy xuống bể axit hoá, chảy qua bể trung hoà, qua bể lọc kỵ khí, tiếp tục chảy qua bể lọc hiếu khí rồi mới thải ra môi trường tự nhiên. Hệ thống xử lý nước thải này đạt tiêu chuẩn thải với các ưu điểm như: Công nghệ đơn giản; Chi phí quản lý và vận hành thấp; Lượng bùn sinh ra thấp, có khả năng chịu biến động về tải lượng ô nhiễm. Theo ông Nguyễn Bá Tài - Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển Công nghiệp Bình Định, thành công từ 2 mô hình làng nghề đúc kim loại tại An Nhơn và làng nghề sản xuất tinh bột sắn tại xã Hoàn Hảo sẽ được nhân rộng tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh, nhằm giảm ô nhiễm và tăng hiệu quả kinh tế tại các khu vực làng nghề.
Trong xu thế phát triển hiện nay, để phát triển làng nghề bền vững, mỗi doanh nghiệp phải ý thức được trách nhiệm của mình với môi trường, áp dụng SXSH, sử dụng năng lượng tiết kiệm; chủ động đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường. Việc chọn lựa giải pháp SXSH chính là cách để các doanh nghiệp đạt được mục tiêu nâng cao năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh và chất lượng sản phẩm.
Tại Bình Định, những năm qua, tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề là một vấn đề rất nan giải, trong đó có làng nghề sản xuất tinh bột sắn thuộc xã Hoài Hảo. Làng nghề với hơn 250 cơ sở sản xuất, quy mô lớn, nhỏ khác nhau, trung bình mỗi ngày, làng nghề sản xuất khoảng 800 tấn nguyên liệu, cho ra khoảng 300 tấn bột tươi… Nước thải trong quá trình sản xuất tinh bột sắn của các xưởng sản xuất thải trực tiếp ra môi trường, với lưu lượng lớn và hàm lượng chất hữu cơ cao. Mỗi ngày, trung bình cả làng nghề xả ra môi trường khoảng 6.000 m³ nước thải chưa qua xử lý, các chỉ tiêu BOD5, COD, SS vượt xa tiêu chuẩn cho phép. Màu nước thải trắng ngà, đục, bốc mùi chua nồng. Tỷ lệ BOD5, COD trên 70%; nguồn nước mặt tại các kênh, mương của xã bị nhiễm hữu cơ, nồng độ pH thấp. Độc tính của nước thải bột sắn, có tác hại trực tiếp đến hệ thủy sinh vật, làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuôi trồng thủy sản; gây ô nhiễm nước ngầm, ô nhiễm môi trường đất, làm thay đổi đặc tính đất và năng suất cây trồng. Trước những bức xúc của nạn ô nhiễm môi trường của làng nghề, để phát triển bền vững và hiệu quả đòi hỏi phải sớm có biện pháp khắc phục. Áp dụng SXSH chính là chìa khóa giải bài toán ô nhiễm môi trường tại xã Hoài Hảo. Để thực hiện SXSH, hàng loạt các biện pháp đã được triển khai như thay bơm, giảm lượng nước rửa nguyên liệu; cải tạo hố thu bột sắn; cải tạo hố ga thu nước thải; nâng cấp hệ thống xử lý nước thải; lắp thùng chứa trung gian tải bột về hố lắng; điều hòa nước vào bể axit, nuôi cấy lại vi sinh… Để xử lý vấn đề nước thải, hệ thống xử lý nước thải tinh bột sắn được thử nghiệm tại một số cơ sở sản xuất trong làng nghề. Quy trình sản xuất được tiến hành như sau: Củ sắn tươi được cho lên băng chuyền chạy vào cối trục mài, sau đó cả xác lẫn bột được đưa qua cối quậy, từ đây, xác củ sắn được thải ra hồ chứa riêng, bột sắn chảy ra hồ lắng. Nước chua thải ra được chảy vào 3 hố thu gom. Nước thải này chảy qua hồ xử lý rộng có dung tích 80m³. Từ hồ xử lý, nước thải được hệ thống tự động bơm lên một thùng nhựa được đặt trên cao rồi chảy xuống bể axit hoá, chảy qua bể trung hoà, qua bể lọc kỵ khí, tiếp tục chảy qua bể lọc hiếu khí rồi mới thải ra môi trường tự nhiên. Hệ thống xử lý nước thải này đạt tiêu chuẩn thải với các ưu điểm như: Công nghệ đơn giản; Chi phí quản lý và vận hành thấp; Lượng bùn sinh ra thấp, có khả năng chịu biến động về tải lượng ô nhiễm. Theo ông Nguyễn Bá Tài - Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển Công nghiệp Bình Định, thành công từ 2 mô hình làng nghề đúc kim loại tại An Nhơn và làng nghề sản xuất tinh bột sắn tại xã Hoàn Hảo sẽ được nhân rộng tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh, nhằm giảm ô nhiễm và tăng hiệu quả kinh tế tại các khu vực làng nghề.
Trong xu thế phát triển hiện nay, để phát triển làng nghề bền vững, mỗi doanh nghiệp phải ý thức được trách nhiệm của mình với môi trường, áp dụng SXSH, sử dụng năng lượng tiết kiệm; chủ động đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường. Việc chọn lựa giải pháp SXSH chính là cách để các doanh nghiệp đạt được mục tiêu nâng cao năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh và chất lượng sản phẩm.