Tái chế nhôm: Bước đi khôn ngoan năm 2018
Thứ năm, 05/07/2018
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu tái chế nhôm từ các sản phẩm được sản xuất từ nhôm hoàn toàn hay một phần bị thải loại
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu tái chế nhôm từ các sản phẩm được sản xuất từ nhôm hoàn toàn hay một phần bị thải loại
Các ứng dụng từ nhôm
Mãi đến những năm cuối thập niên 1960s, khi mà sự bùng nổ của việc sử dụng nhôm đề làm vỏ các loại đồ uống, sử lý nước, đóng gói, các mặt hàng tiêu dùng, chế tạo máy móc,... Có thể tham khảo bảng danh sách các ứng dụng nhôm tại trang wikipedia tại đây. Cho nên, việc tái chế nhôm nhận được nhiều sự chú ý của mọi người hơn. Các nguồn tái chế nhôm bao gồm: Ô tô cũ, các thiết bị gai đình, cửa sổ nhôm cũ, … và các sản phẩm đã qua sử dụng.
Không thể phủ nhận lợi ích về mặt môi trường từ việc sử dụng nhôm phế liệu để tái chế, chỉ có 5% lượng CO2 được thải ra trong quá trình xuyên suốt tái chế so với việc tinh luyện nhôm mới từ quặng bô-xít. Bên cạnh đó, việc sử dụng nhôm phế liệu góp phần hạn chế việc mở rộng mỏ khai thác, giúp môi trường đất đỡ bì tàn phá hơn.
Tình hình sản xuất nhôm hiện nay
Ngành công nghiệp nhôm là ngành sản xuất sử dụng nhiều điện năng và yêu cầu vốn đầu tư lớn. Chi phí đầu nhà máy điện phân nhôm trung bình cần khoảng 4500 – 5000 USD/tấn công suất, còn tiêu hao điện năng cho 1 tấn nhôm điện phân tốn khoảng 13.000 – 14.000 USD/kWh/tấn công suất.
Vai trò nhôm phế liệu trong việc tái chế ngày nay
Từ năm 1980 đến 2004, tổng lượng nhôm phế liệu được sử dụng lại đã tăng cao đáng kể (từ 1,4 triệu tấn lên 6,8 triệu tấn). Trong đó, ngày vận tải là một nguồn cung cấp nhôm phế liệu quan trọng nhất.
Tuy nhiên, theo dự đoán trong 5 năm tới, nhôm phế liệu từ ngành xây dựng sẽ tăng 33% còn phế thải nhôm từ ngành vận tải sẽ giảm xuống còn 32%.
Việc sử dụng nhôm phế liệu mang lại lợi ích gì cho môi trường
Việc tái sử dụng phế liệu nhôm giúp tiếp kiệm 80% nhu cầu năng lượng so với quá trình sản xuất nhôm tinh chế từ nguyên liệu thô. Giúp giảm thải những chất độc vào môi trường tự nhiên, trong đó có hiệu ứng nhà kính, do tái chế nhôm phế liệu còn giúp giảm 80 triệu tấn khí gây hiệu ứng nhà kính mỗi năm, tương đương việc phát thải của 15 triệu ô tô.
Triển vọng tái chế nhôm ở Việt Nam
Không một ai phủ nhận vai trò của nhôm trong nhiều lĩnh vực và người ta cũng chưa tìm được kim loại nào thay thế nhôm mặc dù các quy trình sản xuất nhôm gây nhiều tác động xấu đến môi trường, văn hóa xã hội của những cư dân bản địa đặc biệt tại những vùng mỏ quặng bô-xít.
Nhưng những tác động xấu đó có thể được hạn chế rất nhiều thông qua việc tái chế nhôm, bên cạnh thói quen tiêu dùng có trách nhiệm của người sử dụng. Tại sao chúng ta phải lãng phí nhôm phế thải và chỉ chú trọng vào khai thác quặng trong khi nhôm được tái chế không bị giảm chất lượng?
Hiện nay chưa có con số chính thức về lượng nhôm được tái chế ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo một số thống kê sơ bộ, ở các làng nghề có đến 95,2% lượng phế thải kim loại được tái chế, mang lại tổng số 700.000 tấn sản phẩm mỗi năm. Tái sử dụng và tái chế ở Việt Nam được đánh giá là rất tốt. Riêng trong lĩnh vực công nghiệp, một số ngành có khả năng thực hiện tái chế 80% lượng chất thải.
Trong khi ngành công nghiệp khai khoáng đòi hỏi tính chuyên môn và kỹ thuật của lực lượng lao động tham gia, ngành tái chế hiện đang là sinh kế của rất nhiều người nghèo đô thị. Bên cạnh đó, một số làng nghề cũng đã và đang giàu lên nhờ tham gia vào tái chế rác thải. Nhôm chắc chắn nằm trong danh sách kim loại được ưu tiên thu gom, tái chế.