Các công cụ và phương pháp Sản xuất sạch hơn
Thứ ba, 14/11/2017
Sản xuất sạch hơn (SXSH) có thể được phân loại thành 3 nhóm chính (1) Giảm chất thải và giảm tiêu dùng tài nguyên, (2) Tái sử dụng và⁄hoặc tái chế, (3) Thay đổi sản phẩm. Có rất nhiều công cụ và phương pháp trong SXSH. Việc lựa chọn công cụ nào để xác định cơ hội SXSH phụ thuộc vào việc vận hành và công việc thực tế.
Sản xuất sạch hơn (SXSH) có thể được phân loại thành 3 nhóm chính (1) Giảm chất thải và giảm tiêu dùng tài nguyên, (2) Tái sử dụng và⁄hoặc tái chế, (3) Thay đổi sản phẩm. Có rất nhiều công cụ và phương pháp trong SXSH. Việc lựa chọn công cụ nào để xác định cơ hội SXSH phụ thuộc vào việc vận hành và công việc thực tế.
Dưới đây là một số công cụ và phương pháp Sản xuất sạch hơn:
Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM): Đây là một thủ tục xem xét các tác động môi trường trước khi đưa ra quyết định. ĐTM bao gồm xác định các tác động tích cực và tiêu cực của các dự án đối với môi trường, xác định các biện pháp để ngăn chặn, giảm các ảnh hưởng tiêu cực của dự án và giám sát việc thực hiện dự án.
Hệ thống quản lý môi trường: Nhằm quản lý các hoạt động liên quan đến nhau, có tác động hoặc có tiềm năng tác động đến môi trường. Các giai đoạn của hệ thống này gồm: chính sách môi trường, lập kế hoạch, thực hiện và vận hành, kiểm soát và hiệu chỉnh quá trình, kiểm tra công việc quản lý. Công cụ này đưa ra cơ chế cho các doanh nghiệp xem xét về khía cạnh môi trường, từ đó quyết định làm gì và lên kế hoạch thực hiện, thực hiện theo thực tế và hiệu chỉnh kế hoạch phù hợp.
Đánh giá vòng đời (LCA): Hay còn gọi là "phân tích vòng đời", "phương pháp tiếp cận vòng đời", "nguồn gốc của phân tích quan trọng" hoặc "cân bằng sinh thái", bao gồm đánh giá các khía cạnh của một hệ thống sản phẩm nói chung liên quan đến môi trường ở toàn bộ các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm. Nói cách khác, nó là cụm các phương pháp hỗ trợ quản lý môi trường để phát triển bền vững. LCA có thể được sử dụng để phân tích có hệ thống và ngăn ngừa các tác động tiêu cực đến môi trường do hàng hoá và dịch vụ từ khâu sản xuất đến khi thải bỏ và để xác định các nguồn lực được sử dụng trong suốt vòng đời.
Đánh giá công nghệ môi trường: Đánh giá tác động môi trường của các nhà máy và dự án khác nhau bao gồm việc sử dụng các công nghệ khác nhau và xác định những rủi ro của các công nghệ này đối với sức khoẻ con người và các giá trị môi trường bằng các phương pháp định tính và định lượng. Nói tóm lại, nó xem xét tác động của một công nghệ cụ thể đối với sức khoẻ con người và các hệ thống và tài nguyên thiên nhiên.
Đánh giá hoá học: Các tác động bất lợi và số lượng của các chất hóa học được sử dụng trong giai đoạn sản xuất được phân tích để đánh giá nguy cơ về sức khoẻ của con người và môi trường. Nó cũng bao gồm các phương pháp đánh giá rủi ro và phơi nhiễm.
Kiểm kê chất thải: Kiểm kê đầu vào của các quá trình, nguồn, chất lượng và số lượng chất thải phát sinh, hiệu quả và điểm yếu của quy trình hiện tại, các mục tiêu giảm thiểu chất thải để sản xuất sạch hơn được xác định bằng kiểm kê chất thải. Do đó, thiệt hại được giảm/ngăn chặn để tăng hiệu quả quá trình.
Kiểm tra môi trường: Đây là công cụ áp dụng phổ biến nhất và quan trọng nhất của sản xuất sạch hơn. Phạm vi của nó để xác định số lượng và đặc tính của chất thải từ quá trình sản xuất/dịch vụ và để ra quyết định về những gì cần phải làm để giảm ô nhiễm.
Nhãn sinh thái/ghi nhãn môi trường: Nhãn sinh thái cho biết một sản phẩm hoặc dịch vụ nhạy cảm với môi trường. Dán nhãn sinh thái được thực hiện trên toàn thế giới và là một phương pháp tự nguyện để chứng nhận hiệu quả môi trường.
Sự cộng sinh công nghiệp (IS): "Nguyên tắc đằng sau sự cộng sinh công nghiệp khá đơn giản; thay vì bị vứt đi hay tiêu hủy, các nguồn tài nguyên dư thừa được tạo ra bởi quá trình công nghiệp được thu lại, sau đó được chuyển hướng sử dụng như là một đầu vào mới vào một quá trình khác bởi một hoặc nhiều công ty khác, tạo ra một lợi ích chung hoặc cộng sinh ".
Dấu chân nước: Đối với một quá trình hoặc sản phẩm duy nhất, nó đo lượng nước sạch tiêu thụ và/hoặc bị ô nhiễm bởi con người. Nó cũng có thể chỉ ra lượng nước được tiêu thụ từ một lưu vực sông cụ thể hoặc tầng chứa nước từ toàn cầu/quốc gia.
Dấu chân các bon: Dấu chân cacbon mà chúng ta đề cập đến với vấn đề biến đổi khí hậu được mô tả là tổng lượng khí nhà kính phát tán bởi một thể chế, con người, hoạt động hoặc sản phẩm. Theo định nghĩa của Wiedmann và cộng sự thì "Dấu chân cacbon là một thước đo của tổng số lượng phát thải carbon dioxide độc hại trực tiếp hay gián tiếp gây ra bởi một hoạt động hoặc tích lũy qua các giai đoạn cuộc sống của một sản phẩm". CO2 tương đương hoặc Tiềm năng nóng lên toàn cầu (GWP) được mô tả là có bao nhiêu khí nhà kính khác có cùng công suất giữ nhiệt trong khí quyển so với cùng một lượng CO2 trong một khoảng thời gian nhất định. Với đơn vị này, hiệu quả của tất cả các khí nhà kính có thể được thu thập và thể hiện trong một đơn vị chung.
Đánh giá rủi ro: Là phương pháp xác định các rủi ro do sự kiện cụ thể về vệ sinh của con người và các biện pháp phòng ngừa cần được thực hiện. Các công cụ chính sách nhằm khuyến khích sản xuất sạch hơn có thể bao gồm quy định pháp luật, các tiêu chuẩn tự nguyện, các công cụ kinh tế (thuế và hình phạt, viện trợ của nhà nước, cơ chế tài chính vv), thông tin và hỗ trợ kỹ thuật.
Trần Trang