Phụ phẩm trong nông nghiệp là một tài nguyên
Thứ bảy, 04/03/2017
Nhiều người dân, doanh nghiệp vẫn xem nguồn phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp là rác thải nên bỏ đi, gây ô nhiễm môi trường, trong khi chúng có thể là một nguồn tài nguyên giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào.
Nhiều người dân, doanh nghiệp vẫn xem nguồn phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp là rác thải nên bỏ đi, gây ô nhiễm môi trường, trong khi chúng có thể là một nguồn tài nguyên giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào.
Đó là một phần nội dung được đưa ra tại Hội thảo hướng đến hệ sinh thái công-nông nghiệp bền vững, tập trung vào chuỗi giá trị lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long, do Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO), Công ty Trung tâm sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNPC), Trường đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức ngày 3-3-2017 tại TPHCM.
Theo ông Miroslav Delporte - Cục Kinh tế hợp tác của Thụy Sĩ (SECO) - đơn vị tài trợ cho dự án Giảm thiểu chất thải công nghiệp vì một nền sản xuất các-bon thấp - hiện tại, trong các lĩnh vực nông nghiệp, ngành chế biến lúa gạo của Việt Nam là một mắt xích rất cần những cải tiến để nâng cao hiệu quả sử dụng, đặc biệt là vấn đề giảm thải khí thải thông qua ứng dụng những công nghệ tiên tiến.
Ông Martin Fritsh, một chuyên gia của dự án, cho rằng sản xuất sạch hơn là kiểm soát quy trình tốt hơn và làm sao có thể thu hồi được phụ phẩm.
Theo SECO, trong bốn năm thực hiện dự án trên, các bên có liên quan đã chứng minh được những phụ phẩm trong nông nghiệp là một nguồn tài nguyên. Các chuyên gia phát hiện ra rằng, có rất nhiều nhà máy xay xát lúa gạo đã lãng phí rất nhiều điện năng. Điều này làm cho giá thành một tấn gạo thành phẩm cao hơn. Vấn đề này có thể khắc phục được nếu những người đứng đầu các doanh nghiệp muốn tận dụng phụ phẩm để giảm thiểu chi phí đầu vào.
Dự án đã thực hiện đánh giá hiệu quản tài nguyên và sản xuất sạch hơn (RECP) cho 16 nhà máy chế biến gạo và 10 công ty chế biến cà phê, giúp tiết kiệm gần 1,1 triệu kWh điện/năm, tương đương 80.000 đô la Mỹ, cắt giảm 621 tấn CO2/năm. Qua đó, giúp giảm chi phí đầu vào, nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng lúa gạo, đặc biệt trong bối cảnh, xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam đang gặp khó về thị trường như hiện nay.
Theo ông Miroslav Delporte - Cục Kinh tế hợp tác của Thụy Sĩ (SECO) - đơn vị tài trợ cho dự án Giảm thiểu chất thải công nghiệp vì một nền sản xuất các-bon thấp - hiện tại, trong các lĩnh vực nông nghiệp, ngành chế biến lúa gạo của Việt Nam là một mắt xích rất cần những cải tiến để nâng cao hiệu quả sử dụng, đặc biệt là vấn đề giảm thải khí thải thông qua ứng dụng những công nghệ tiên tiến.
Ông Martin Fritsh, một chuyên gia của dự án, cho rằng sản xuất sạch hơn là kiểm soát quy trình tốt hơn và làm sao có thể thu hồi được phụ phẩm.
Theo SECO, trong bốn năm thực hiện dự án trên, các bên có liên quan đã chứng minh được những phụ phẩm trong nông nghiệp là một nguồn tài nguyên. Các chuyên gia phát hiện ra rằng, có rất nhiều nhà máy xay xát lúa gạo đã lãng phí rất nhiều điện năng. Điều này làm cho giá thành một tấn gạo thành phẩm cao hơn. Vấn đề này có thể khắc phục được nếu những người đứng đầu các doanh nghiệp muốn tận dụng phụ phẩm để giảm thiểu chi phí đầu vào.
Dự án đã thực hiện đánh giá hiệu quản tài nguyên và sản xuất sạch hơn (RECP) cho 16 nhà máy chế biến gạo và 10 công ty chế biến cà phê, giúp tiết kiệm gần 1,1 triệu kWh điện/năm, tương đương 80.000 đô la Mỹ, cắt giảm 621 tấn CO2/năm. Qua đó, giúp giảm chi phí đầu vào, nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng lúa gạo, đặc biệt trong bối cảnh, xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam đang gặp khó về thị trường như hiện nay.