Đánh giá SXSH tại Xí nghiệp chế biến Lâm sản Hòa Nhơn
Thứ sáu, 01/12/2017
Xí nghiệp Chế biến Lâm sản Hòa Nhơn được thành lập năm 2006, là một công ty thành viên của Công ty Cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam. Xí nghiệp tọa lạc tại Xã Hoà Nhơn, Huyện Hoà Vang, Thành phố Đà Nẵng, chuyên sản xuất-kinh doanh hàng mộc cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Công ty có nhiều cơ hội thực hiện các giải pháp SXSH.
Xí nghiệp Chế biến Lâm sản Hòa Nhơn được thành lập năm 2006, là một công ty thành viên của Công ty Cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam. Xí nghiệp tọa lạc tại Xã Hoà Nhơn, Huyện Hoà Vang, Thành phố Đà Nẵng, chuyên sản xuất-kinh doanh hàng mộc cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Công ty có nhiều cơ hội thực hiện các giải pháp SXSH.
Nguyên liệu chính của quá trình sản xuất là gỗ. Ngoài ra, để các sản phẩm đa dạng về chủng loại và mẫu mã, xí nghiệp có sử dụng các loại dầu, giấy nhám, đinh các loại, để đa dạng hóa sản phẩm tạo mẫu mã đẹp. Quy trình công nghệ sản xuất gồm các công đoạn: Tập kết nguyên liệu, xẻ gỗ, phơi, sấy, sơ chế, tinh chế, ngâm dầu, lắp ráp, kiểm tra sản phẩm, đóng gói, nhập kho bảo quản.
Công ty có 3 dòng thải chính:
- Dòng thải lỏng: nước thải sinh hoạt hiện đang được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại trước khi xả vào môi trường.
- Dòng thải rắn: Gỗ nguyên liệu bị hư hỏng, mối mọt, dư thừa, mùn cưa…thải ra hàng năm là 44% nguyên liệu, một phần được đem đốt phục vụ lò sấy, lò hơi, phần còn lại được Xí nghiệp bán cho các Công ty trên địa bàn Đà Nẵng.
- Dòng thải khí: Khói lò do đốt nhiên liệu, thành phần chủ yếu là CO2 và SO2.
Về sử dụng nước, tổng lượng nước sử dụng hiện nay của Xí nghiệp là khoảng 2,3m3/ngày, nhỏ hơn rất nhiều so với lượng nước ước tính cho hoạt động sinh hoạt là 5,1 m3/ngày. Do đó, tổn thất nước không được đề cập đến trong bài viết này.
Điện được sử dụng tại Công ty phục vụ cho các hoạt động văn phòng, chiếu sáng, và cho sản xuất (hút bụi chà nhám, đục…). Định mức tiêu hao điện/m3 sản phẩm năm 2016 của Công ty là 294,8 kWh/m3, số liệu này được đánh giá là cao so với các Công ty tương đương. Điều này cho thấy Xí nghiệp vẫn còn tiềm năng tiết kiệm điện năng.
Về hệ thống chiếu sáng, trong quá trình khảo sát, đo đạc nhận thấy Xí nghiệp sử dụng một lượng vừa đủ bóng đèn huỳnh quang. Tuy nhiên, hiện trạng các bóng đèn là cũ và bị bám bụi phát ra từ hệ thống sản xuất và không được bảo dưỡng thường xuyên. Bên cạnh đó, hệ thống tôn lớp của nhà xưởng đã cũ, góp phần gây hiện tượng tối trong xưởng sản xuất.
Sản xuất thiếu ánh sáng
Giải pháp đề xuất là thay bóng đến huỳnh quang T8-36W hiện tại của Xí nghiệp bằng bóng đèn led có quang thông và hiệu suất cao hơn; Cải tạo lại hệ thống tôn sáng của nhà xưởng để tận dụng ánh sáng tự nhiên nhằm giảm thời gian bật đèn. Bên cạnh đó, chống nóng cho nhà xưởng bằng hệ thống hút khí tự nhiên. Việc thay thế toàn bộ đèn huỳnh quang T8 sử dụng ballast điện từ sang đèn led 19W ước tính sẽ tiết tiệm chi phí điện mỗi năm là hơn 7 triệu đồng mỗi năm, thời gian hoàn vốn là 14 tháng.
Đối với hệ thống lò hơi, lò hơi hiện sử dụng nguồn nhiên liệu là củi để phục vụ nhu cầu sản xuất. Hệ thống dẫn hơi không được bảo ôn đúng cách, nhiều vị trí không được bảo ôn do đó việc thất thoát một lượng nhiệt khá lớn là điều không tránh khỏi. Hiệu suất của lò hiện là 75%. Giải pháp đưa ra là cần xây dựng nhà kho chứa củi hoặc bố trí bạt che đậy củi khi trời mưa tránh củi để ngoài trời và không được che đậy như hiện nay. Bảo ôn lại đường ống, van hơi nơi lớp bảo ôn đã bị hỏng. Đầu tư mới hệ thống mạng nhiệt, cải tạo 09 hầm sấy từ sấy khói sang sử dụng sấy bằng hơi nước.
Thực tế, xí nghiệp đang có dự định cải tạo 9 hầm sấy từ 15m3/hầm lên 25m3/hầm, sau đó mở rộng thêm 5 hầm sấy 25 m3/hầm thay thế hoàn toàn phương pháp sấy sử dụng khói lò đốt dẫn nhiệt qua các đường ống để sấy như hiện nay bằng hệ thống sấy hơi nước. Việc chuyển đổi công nghệ sấy nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm gỗ sau sấy và giảm thiểu nguy cơ rủi ro cháy nổ.
Dự kiến khi triển khai áp dụng các giải pháp SXSH đã đề xuất, Xí nghiệp chế biến lâm sản Hòa Nhơn sẽ đạt được nhiều lợi ích về kinh tế, kỹ thuật và môi trường.
Trần Trang