Tây Ninh: Tập huấn SXSH và TKNL cho cho các cơ sở sản xuất tinh bột khoai mì
Thứ ba, 26/09/2017
Dự án “Đánh giá tiềm năng sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng trong ngành chế biến tinh bột khoai mì trên địa bàn tỉnh Tây Ninh” do Sở Tài nguyên và Môi trường Tây Ninh chỉ đạo thực hiện đã bước đầu đạt được hiệu quả trong giai đoạn đầu tiên thực hiện.
Dự án “Đánh giá tiềm năng sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng trong ngành chế biến tinh bột khoai mì trên địa bàn tỉnh Tây Ninh” do Sở Tài nguyên và Môi trường Tây Ninh chỉ đạo thực hiện đã bước đầu đạt được hiệu quả trong giai đoạn đầu tiên thực hiện.
Với mục tiêu đề xuất các giải pháp về sản xuất sạch hơn; tiết kiệm và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng; tổ chức huấn luyện, chuyển giao, xây dựng sổ tay Sản xuất sạch hơn – Tiết kiệm năng lượng cho các doanh nghiệp trên địa bàn, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh cùng Viện Môi trường và Tài nguyên đã kêu gọi được gần 60 Doanh nghiệp sản xuất tinh bột khoai mì trên địa bàn tỉnh Tây Ninh tham gia khóa tập huấn “Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng cho các cơ sở sản xuất tinh bột khoai mì trên địa bàn tỉnh Tây Ninh”.
Buổi tập huấn được tổ chức vào Ngày 13/04/2017 tại Khách sạn Sunrise với sự tham gia của lãnh đạo và cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường Tây Ninh, nhóm thực hiện của Viện Môi trường và Tài nguyên và các doanh nghiệp. Trong buổi tập huấn, PGS.TS Lê Thanh Hải, chủ nhiệm Dự án đã giới thiệu về Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng cho các Doanh nghiệp. Ông Trần Văn Thanh trình bày các kết quả đạt được, giới thiệu mô hình mẫu Sản xuất sạch hơn – Tiết kiệm năng lượng cho ngành sản xuất tinh bột khoai mì và các giải pháp để đạt được, giới thiệu các sổ tay hướng dẫn Sản xuất sạch hơn – Tiết kiệm năng lượng,… Cuối buổi tập huấn diễn ra cuộc trao đổi, đóng góp ý kiến đối với các giải pháp Sản xuất sạch hơn – Tiết kiệm năng lượng cho ngành tinh bột khoai mì. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất tinh bột khoai mì trên địa bàn tỉnh Tây Ninh cũng có cơ hôi chia sẻ kinh nghiệm sản xuất và các thành tựu của chính mình, giúp tìm ra được hướng giải quyết tốt nhất cho sự phát triển của ngành mì trên địa bàn tỉnh.
Mặc dù đã đạt được kết quả như mong đợi nhưng tỉnh Tây Ninh vẫn còn phải đi những bước dài trong công cuộc tuyên truyền, tập huấn và đào tạo cán bộ sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng cho các doanh nghiệp. Đồng thời Sở cũng cần hoàn thành các mục tiêu khác của dự án như: điều tra, khảo sát tổng quát, chi tiết, tổng hợp số liệu và đánh giá sơ bộ tình hình hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp; xác định mức tiêu thụ năng lượng chi tiết tại doanh nghiệp; lấy đó làm tiền đề đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn, tiết kiệm, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng; hướng đến xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000.
Văn phòng CPSI