Hà Nam: Mô hình trình diễn kỹ thuật chế biến nông sản xuất khẩu mang lại nhiều lợi ích
Thứ ba, 20/11/2012
“Mô hình không chỉ mang lại sự gia tăng đáng kể về năng suất, chất lượng và doanh thu cho DN mà sự thành công của mô hình còn tạo nên “tiền đề” cho các DN chế biến nông sản trong tỉnh hướng theo…”, đó là chia sẻ của lãnh đạo Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (TTKC) tỉnh Hà Nam về những lợi ích mà Mô hình trình diễn kỹ thuật chế biến nông sản xuất khẩu mang lại.
“Mô hình không chỉ mang lại sự gia tăng đáng kể về năng suất, chất lượng và doanh thu cho DN mà sự thành công của mô hình còn tạo nên “tiền đề” cho các DN chế biến nông sản trong tỉnh hướng theo…”, đó là chia sẻ của lãnh đạo Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (TTKC) tỉnh Hà Nam về những lợi ích mà Mô hình trình diễn kỹ thuật chế biến nông sản xuất khẩu mang lại.
Lãnh đạo TTKC cho biết thêm: Xác định công nghiệp chế biến là một trong những mũi nhọn phát triển công nghiệp của tỉnh, những năm qua Hà Nam đã dành nhiều sự hỗ trợ cả về chính sách và nguồn lực kinh tế cho các DN hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến, đặc biệt là các DN chế biến nông sản phát triển. Nằm trong định hướng phát triển đó, năm 2012, từ nguồn vốn khuyến công quốc gia TTKC của tỉnh đã phối hợp với Công ty TNHH Minh Hiền (xã Tràng An, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) thực hiện đề án mô hình trình diễn kỹ thuật chế biến nông sản xuất khẩu và mô hình đã thành công vượt kỳ vọng.
Theo đó, trên nền tảng một DN chế biến nông sản xuất khẩu với các sản phẩm chủ yếu là ngô bao tử, cà chua bi, cà chua to, ớt, ngô ngọt, khoai lang cấp đông, rau xúp lơ cấp đông, rau bắp cải cấp đông…xuất khẩu, đề án đã hỗ trợ DN nâng cấp công nghệ sản xuất. Hàng loạt thiết bị hiện đại, khép kín đã được đầu tư cho DN như: Nồi thanh trùng inox, nồi pha chế, nồi thu dịch, máy rửa lọ chai, máy trà dưa, máy chi tiết dán nắp tự động WC250, máy dán Mark, máy sàng dưa, máy tách hạt ngô, máy xoắn nắp hút chân không.... Ngoài ra, đề án còn hỗ trợ DN mở rộng nhà xưởng.
Với đề án này, phần lớn công đoạn sản xuất mỗi sản phẩm sẽ được tự động hóa và khép kín. Ví dụ, với sản phẩm dưa chuột dầm dấm, quy trình sẽ là: Nguyên liệu (quả dưa chuột) - phân loại - lựa chọn - xử lý - cho nguyên liệu vào lọ, rót gia vị dịch - thanh trùng - dán nhãn - thành phẩm - vào kho. Hay, sản phẩm cà chua bóc vỏ sẽ thực hiện theo quy trình: Cà chua to nguyên liệu - phân loại - lựa chọn - bỏ núm - xử lý nguyên liệu - bóc bỏ quả - rót dịch, đóng lọ - thanh trùng - làm nguội, lau khô, dán nhãn - thành phẩm…
Nói về hiệu quả của đề án, lãnh đạo TTKC khẳng định: Đề án Mô hình trình diễn kỹ thuật chế biến nông sản xuất khẩu khi hoàn thành và đi vào hoạt động ổn định đã thành công vượt kỳ vọng. Đề án giúp Công ty TNHH Minh Hiền nâng cao năng suất với tổng sản lượng đạt 54.000 tấn/năm. Dự kiến doanh thu năm 2012 của DN sẽ đạt từ 40-45 tỷ đồng, tăng 50% so với giai đoạn mới đầu tư. Bên cạnh đó, đề án cũng giúp tạo thêm việc làm mới và tăng thu nhập cho 250 lao động tại địa phương.
Cái được lớn hơn của đề án không chỉ ở khía cạnh nâng cao hiệu quả kinh tế cho DN hay những hiệu quả tích cực về mặt an sinh xã hội mà sự thành công của đề án còn là “tiền đề” quan trọng cho các DN chế biến nông sản trong tỉnh học hỏi và làm theo. Bởi, Hà Nam có khá nhiều DN hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản xuất khẩu nhưng hầu hết công nghệ sản xuất của các DN đều rất lạc hậu, sản xuất thủ công chiếm đa số…chất lượng sản phẩm làm ra không đồng đều, và thực tế đã có nhiều DN không xuất khẩu được sản phẩm do chất lượng chưa đạt yêu cầu.
Về nguồn nguyên liệu phục vụ cho đề án cũng như các DN chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh có mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến công cho đổi mới công nghệ sản xuất, lãnh đạo TTKC tỉnh Hà Nam cho biết: Chưa kể tới việc DN Minh Hiền đã tự mở rộng nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất ngay từ giai đoạn 1 của đề án, trên địa bàn tỉnh Hà Nam hiện có lực lượng đông đảo DN chuyên cung cấp nguyên liệu cho các DN chế biến nông sản. Hơn thế, dư địa nguồn nguyên liệu nông sản phục vụ cho sản xuất còn rất lớn khi các DN trên địa bàn tỉnh đã liên kết và xây dựng được mạng lưới cung cấp nguyên liệu với một số tỉnh lân cận như: Hưng Yên, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định…
Từ hiệu quả đạt được và chứng minh trong thực tế, có thể khẳng định đề án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật chế biến nông sản tại Hà Nam đã thành công và hoạt động khuyến công tại tỉnh Hà Nam thực sự khẳng định vai trò là động lực thúc đẩy ngành công nghiệp nông thôn địa phương phát triển.
Theo đó, trên nền tảng một DN chế biến nông sản xuất khẩu với các sản phẩm chủ yếu là ngô bao tử, cà chua bi, cà chua to, ớt, ngô ngọt, khoai lang cấp đông, rau xúp lơ cấp đông, rau bắp cải cấp đông…xuất khẩu, đề án đã hỗ trợ DN nâng cấp công nghệ sản xuất. Hàng loạt thiết bị hiện đại, khép kín đã được đầu tư cho DN như: Nồi thanh trùng inox, nồi pha chế, nồi thu dịch, máy rửa lọ chai, máy trà dưa, máy chi tiết dán nắp tự động WC250, máy dán Mark, máy sàng dưa, máy tách hạt ngô, máy xoắn nắp hút chân không.... Ngoài ra, đề án còn hỗ trợ DN mở rộng nhà xưởng.
Với đề án này, phần lớn công đoạn sản xuất mỗi sản phẩm sẽ được tự động hóa và khép kín. Ví dụ, với sản phẩm dưa chuột dầm dấm, quy trình sẽ là: Nguyên liệu (quả dưa chuột) - phân loại - lựa chọn - xử lý - cho nguyên liệu vào lọ, rót gia vị dịch - thanh trùng - dán nhãn - thành phẩm - vào kho. Hay, sản phẩm cà chua bóc vỏ sẽ thực hiện theo quy trình: Cà chua to nguyên liệu - phân loại - lựa chọn - bỏ núm - xử lý nguyên liệu - bóc bỏ quả - rót dịch, đóng lọ - thanh trùng - làm nguội, lau khô, dán nhãn - thành phẩm…
Nói về hiệu quả của đề án, lãnh đạo TTKC khẳng định: Đề án Mô hình trình diễn kỹ thuật chế biến nông sản xuất khẩu khi hoàn thành và đi vào hoạt động ổn định đã thành công vượt kỳ vọng. Đề án giúp Công ty TNHH Minh Hiền nâng cao năng suất với tổng sản lượng đạt 54.000 tấn/năm. Dự kiến doanh thu năm 2012 của DN sẽ đạt từ 40-45 tỷ đồng, tăng 50% so với giai đoạn mới đầu tư. Bên cạnh đó, đề án cũng giúp tạo thêm việc làm mới và tăng thu nhập cho 250 lao động tại địa phương.
Cái được lớn hơn của đề án không chỉ ở khía cạnh nâng cao hiệu quả kinh tế cho DN hay những hiệu quả tích cực về mặt an sinh xã hội mà sự thành công của đề án còn là “tiền đề” quan trọng cho các DN chế biến nông sản trong tỉnh học hỏi và làm theo. Bởi, Hà Nam có khá nhiều DN hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản xuất khẩu nhưng hầu hết công nghệ sản xuất của các DN đều rất lạc hậu, sản xuất thủ công chiếm đa số…chất lượng sản phẩm làm ra không đồng đều, và thực tế đã có nhiều DN không xuất khẩu được sản phẩm do chất lượng chưa đạt yêu cầu.
Về nguồn nguyên liệu phục vụ cho đề án cũng như các DN chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh có mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến công cho đổi mới công nghệ sản xuất, lãnh đạo TTKC tỉnh Hà Nam cho biết: Chưa kể tới việc DN Minh Hiền đã tự mở rộng nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất ngay từ giai đoạn 1 của đề án, trên địa bàn tỉnh Hà Nam hiện có lực lượng đông đảo DN chuyên cung cấp nguyên liệu cho các DN chế biến nông sản. Hơn thế, dư địa nguồn nguyên liệu nông sản phục vụ cho sản xuất còn rất lớn khi các DN trên địa bàn tỉnh đã liên kết và xây dựng được mạng lưới cung cấp nguyên liệu với một số tỉnh lân cận như: Hưng Yên, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định…
Từ hiệu quả đạt được và chứng minh trong thực tế, có thể khẳng định đề án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật chế biến nông sản tại Hà Nam đã thành công và hoạt động khuyến công tại tỉnh Hà Nam thực sự khẳng định vai trò là động lực thúc đẩy ngành công nghiệp nông thôn địa phương phát triển.