“Rào cản” nào trong công tác khuyến công?
Thứ ba, 20/11/2012
Mức kinh phí hỗ trợ quá thấp không hấp dẫn được DN, cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia, đồng thời khiến công tác khuyến công chưa tạo được điểm nhấn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đấy chính là một trong những “rào cản” lớn trong công tác khuyến công vùng. Điều này vừa được lãnh đạo Sở Công thương các địa phương chỉ ra tại Hội nghị khuyến công 28 tỉnh, thành phố phía Bắc, diễn ra cuối tháng 10.
Mức kinh phí hỗ trợ quá thấp không hấp dẫn được DN, cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia, đồng thời khiến công tác khuyến công chưa tạo được điểm nhấn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đấy chính là một trong những “rào cản” lớn trong công tác khuyến công vùng. Điều này vừa được lãnh đạo Sở Công thương các địa phương chỉ ra tại Hội nghị khuyến công 28 tỉnh, thành phố phía Bắc, diễn ra cuối tháng 10.
Kinh phí đã tăng
Theo số liệu thống kê của Cục Công nghiệp địa phương, tổng kế hoạch kinh phí khuyến công năm 2012 được duyệt của 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc là 108,989 tỷ đồng, tăng 27,97% so với kế hoạch năm 2011, trong đó kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ 44,485 tỷ đồng, tăng 35,02% so với cùng kỳ và chiếm 55,86% tổng kinh phí khuyến công quốc gia của cả nước.
Tính đến hết tháng 9/2012 đã có 28/28 tỉnh, thành phố trong khu vực phê duyệt kế hoạch kinh phí khuyến công địa phương với 64,504 tỷ đồng tăng 23,51% so với cùng kỳ và chiếm 45,56% tổng kinh phí khuyến công địa phương của cả nước. Một số địa phương có nguồn kinh phí khuyến công địa phương lớn là: Hà Nội (13,699 tỷ đồng), Nam Định (6,350 tỷ đồng), Thanh Hóa (6,02 tỷ đồng)...
Từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ, 9 tháng đầu năm hoạt động khuyến công của 28 tỉnh, thành phố trong khu vực đã đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho 30.097 lao động; đào tạo nâng cao năng lực quản lý và khởi sự DN cho 4.250 lượt người; xây dựng được 34 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất và hỗ trợ chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc hiện đại trong sản xuất cho 122 cơ sở công nghiệp nông thôn. 9 tháng đầu năm hoạt động khuyến công vùng cũng đã tư vấn được 206 dự án phát triển công nghiệp với doanh thu đạt 5,677 tỷ đồng.
Nhưng giải ngân chậm, vì sao?
Có thể thấy nguồn kinh phí dành cho công tác khuyến công của khu vực năm 2012 đã tăng đáng kể. Tuy nhiên, có một thực tế rất mẫu thuẫn là mặc dù nguồn kinh phí hỗ trợ tăng nhưng tốc độ giải ngân của công tác khuyến công vùng 9 tháng đầu năm rất chậm và không đạt kế hoạch đã đề ra, điển hình như: Chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn chỉ giải ngân được 54,49% kế hoạch, chương trình hỗ trợ ứng dụng máy móc chỉ giải ngân được 51,24% kế hoạch, chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu chỉ giải ngân đạt 30,19% kế hoạch hay chương trình hoạt động tư vấn và cung cấp thông tin cũng chỉ giải ngân được 35,47% kế hoạch…
Theo lý giải của lãnh đạo Sở Công thương các địa phương, sở dĩ có tình trạng nguồn kinh phí dành cho công tác khuyến công năm 2012 tăng mạnh nhưng kết quả thực hiện 9 tháng đầu năm rất khiêm tốn là do mức hỗ trợ cho các đề án quá thấp, chưa sát với thực tế, không hấp dẫn được DN tham gia và đây cũng chính là “rào cản” lớn khiến hoạt động khuyến công chưa phát huy hết được hiệu quả và chưa tạo được điểm nhấn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Lấy ví dụ từ mức hỗ trợ cho công tác đào tạo nghề, ông Lê Trọng Hân, Phó Giám đốc Sở Công thương Thanh Hóa nhấn mạnh: với mức hỗ trợ 300.000 đồng/lao động/khóa học người dân không hứng thú với việc tham dự các khoa học bởi để tham dự các khóa học người dân phải bỏ công việc, thời gian điều đó cũng đồng nghĩa với việc mất công sức, tiền bạc. Cũng theo ông Hân hiện mức hỗ trợ cho người học nghề của khuyến công thấp hơn đến 3-4 lần so với mức hỗ trợ đào tạo nghề theo Quyết định 1956 vì vậy người dân không mặn mà.
Đồng quan điểm với ông Hân, ông Phan Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở Công thương Bắc Giang cũng cho rằng: Mức hỗ trợ cho mỗi đề án khuyến công hiện quá thấp so với mức đầu tư của DN. Cụ thể, với nội dung hỗ trợ trình diễn mô hình kỹ thuật, mức hỗ trợ tối đa theo quy định chỉ là 250 triệu đồng/mô hình trong khi DN, cơ sở công nghiệp nông thôn phải bỏ ra nhiều tỷ đồng để đầu tư cho một dự án. Mức hỗ trợ quá thấp đồng nghĩa với việc không tạo đủ nguồn lực hấp dẫn cho DN, đó còn chưa kể tới hàng loạt thủ tục hành chính phức tạp DN cần phải hoàn thành khi thụ hưởng đề án... Tất cả những điều đó dẫn tới tình trạng bất hợp lý nguồn kinh phí tăng nhưng DN không được hưởng và DN khó vẫn cứ hoàn khó.
Vấn đề mức hỗ trợ cho mỗi đề án cụ thể thấp và chưa sát với thực tế tồn tại đã lâu, đây cũng là vấn đề được lãnh đạo Sở Công thương các địa phương khẳng định nếu không tháo bỏ “rào cản” này hoạt động khuyến công khó có thể hoàn thành nhiệm vụ khuyến khích ngành công nghiệp nông thôn phát triển. Phát biểu tại Hội nghị Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải nhấn mạnh: Được sự quan tâm của các địa phương công tác khuyến công của khu vực đã có sự cải thiện rõ rệt khi nguồn kinh phí hỗ trợ tăng, chính sách về khuyến công đã được thông tin rộng rãi. Tuy nhiên, với những hạn chế còn tồn tại như: Đội ngũ làm công tác khuyến công còn yếu, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động khuyến công còn thiếu đặc biệt là mức hỗ trợ cho từng đề án cụ thể chưa sát với thực tế…cần được khắc phục ngay. Theo đó, Thứ trưởng yêu cầu Cục Công nghiệp địa phương nhanh chóng hoàn thành các thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 45/2012/NĐ-CP tạo cơ sở cho các địa phương xây dựng chính sách, điều chỉnh mức hỗ trợ hợp lý theo đúng quy định…
Theo số liệu thống kê của Cục Công nghiệp địa phương, tổng kế hoạch kinh phí khuyến công năm 2012 được duyệt của 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc là 108,989 tỷ đồng, tăng 27,97% so với kế hoạch năm 2011, trong đó kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ 44,485 tỷ đồng, tăng 35,02% so với cùng kỳ và chiếm 55,86% tổng kinh phí khuyến công quốc gia của cả nước.
Tính đến hết tháng 9/2012 đã có 28/28 tỉnh, thành phố trong khu vực phê duyệt kế hoạch kinh phí khuyến công địa phương với 64,504 tỷ đồng tăng 23,51% so với cùng kỳ và chiếm 45,56% tổng kinh phí khuyến công địa phương của cả nước. Một số địa phương có nguồn kinh phí khuyến công địa phương lớn là: Hà Nội (13,699 tỷ đồng), Nam Định (6,350 tỷ đồng), Thanh Hóa (6,02 tỷ đồng)...
Từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ, 9 tháng đầu năm hoạt động khuyến công của 28 tỉnh, thành phố trong khu vực đã đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho 30.097 lao động; đào tạo nâng cao năng lực quản lý và khởi sự DN cho 4.250 lượt người; xây dựng được 34 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất và hỗ trợ chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc hiện đại trong sản xuất cho 122 cơ sở công nghiệp nông thôn. 9 tháng đầu năm hoạt động khuyến công vùng cũng đã tư vấn được 206 dự án phát triển công nghiệp với doanh thu đạt 5,677 tỷ đồng.
Nhưng giải ngân chậm, vì sao?
Có thể thấy nguồn kinh phí dành cho công tác khuyến công của khu vực năm 2012 đã tăng đáng kể. Tuy nhiên, có một thực tế rất mẫu thuẫn là mặc dù nguồn kinh phí hỗ trợ tăng nhưng tốc độ giải ngân của công tác khuyến công vùng 9 tháng đầu năm rất chậm và không đạt kế hoạch đã đề ra, điển hình như: Chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn chỉ giải ngân được 54,49% kế hoạch, chương trình hỗ trợ ứng dụng máy móc chỉ giải ngân được 51,24% kế hoạch, chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu chỉ giải ngân đạt 30,19% kế hoạch hay chương trình hoạt động tư vấn và cung cấp thông tin cũng chỉ giải ngân được 35,47% kế hoạch…
Theo lý giải của lãnh đạo Sở Công thương các địa phương, sở dĩ có tình trạng nguồn kinh phí dành cho công tác khuyến công năm 2012 tăng mạnh nhưng kết quả thực hiện 9 tháng đầu năm rất khiêm tốn là do mức hỗ trợ cho các đề án quá thấp, chưa sát với thực tế, không hấp dẫn được DN tham gia và đây cũng chính là “rào cản” lớn khiến hoạt động khuyến công chưa phát huy hết được hiệu quả và chưa tạo được điểm nhấn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Lấy ví dụ từ mức hỗ trợ cho công tác đào tạo nghề, ông Lê Trọng Hân, Phó Giám đốc Sở Công thương Thanh Hóa nhấn mạnh: với mức hỗ trợ 300.000 đồng/lao động/khóa học người dân không hứng thú với việc tham dự các khoa học bởi để tham dự các khóa học người dân phải bỏ công việc, thời gian điều đó cũng đồng nghĩa với việc mất công sức, tiền bạc. Cũng theo ông Hân hiện mức hỗ trợ cho người học nghề của khuyến công thấp hơn đến 3-4 lần so với mức hỗ trợ đào tạo nghề theo Quyết định 1956 vì vậy người dân không mặn mà.
Đồng quan điểm với ông Hân, ông Phan Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở Công thương Bắc Giang cũng cho rằng: Mức hỗ trợ cho mỗi đề án khuyến công hiện quá thấp so với mức đầu tư của DN. Cụ thể, với nội dung hỗ trợ trình diễn mô hình kỹ thuật, mức hỗ trợ tối đa theo quy định chỉ là 250 triệu đồng/mô hình trong khi DN, cơ sở công nghiệp nông thôn phải bỏ ra nhiều tỷ đồng để đầu tư cho một dự án. Mức hỗ trợ quá thấp đồng nghĩa với việc không tạo đủ nguồn lực hấp dẫn cho DN, đó còn chưa kể tới hàng loạt thủ tục hành chính phức tạp DN cần phải hoàn thành khi thụ hưởng đề án... Tất cả những điều đó dẫn tới tình trạng bất hợp lý nguồn kinh phí tăng nhưng DN không được hưởng và DN khó vẫn cứ hoàn khó.
Vấn đề mức hỗ trợ cho mỗi đề án cụ thể thấp và chưa sát với thực tế tồn tại đã lâu, đây cũng là vấn đề được lãnh đạo Sở Công thương các địa phương khẳng định nếu không tháo bỏ “rào cản” này hoạt động khuyến công khó có thể hoàn thành nhiệm vụ khuyến khích ngành công nghiệp nông thôn phát triển. Phát biểu tại Hội nghị Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải nhấn mạnh: Được sự quan tâm của các địa phương công tác khuyến công của khu vực đã có sự cải thiện rõ rệt khi nguồn kinh phí hỗ trợ tăng, chính sách về khuyến công đã được thông tin rộng rãi. Tuy nhiên, với những hạn chế còn tồn tại như: Đội ngũ làm công tác khuyến công còn yếu, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động khuyến công còn thiếu đặc biệt là mức hỗ trợ cho từng đề án cụ thể chưa sát với thực tế…cần được khắc phục ngay. Theo đó, Thứ trưởng yêu cầu Cục Công nghiệp địa phương nhanh chóng hoàn thành các thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 45/2012/NĐ-CP tạo cơ sở cho các địa phương xây dựng chính sách, điều chỉnh mức hỗ trợ hợp lý theo đúng quy định…