Cần Thơ: Tập huấn SXSH trong công nghiệp chế biến gạo, nông sản và thực phẩm
Thứ hai, 15/05/2017
Phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm là một trong những nội dung quan trọng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững. Nhận thức được điều này, Sở Công thương TP Cần Thơ phối hợp với Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp tổ chức lớp tập huấn "Nâng cao hiệu quả sản xuất sạch và năng lực xuất khẩu gạo, nông sản và thực phẩm chế biến", nhằm nâng cao năng lực chuyên môn trong quản lý nhà
Phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm là một trong những nội dung quan trọng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững. Nhận thức được điều này, Sở Công thương TP Cần Thơ phối hợp với Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp tổ chức lớp tập huấn "Nâng cao hiệu quả sản xuất sạch và năng lực xuất khẩu gạo, nông sản và thực phẩm chế biến", nhằm nâng cao năng lực chuyên môn trong quản lý nhà
Lớp tập huấn có 100 học viên tham gia, thành phần học viên chủ yếu bao gồm: các cán bộ quản lý nhà nước, lãnh đạo các doanh nghiệp và cán bộ quản trị của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố. Trong 1 ngày, các học viên được nghiên cứu 2 chuyên đề: "Nâng cao năng lực xuất khẩu gạo, nông sản và thực phẩm chế biến"; "Lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn đối với các nhà máy sản xuất gạo, nông sản và thực phẩm chế biến".
Giai đoạn sơ chế bảo quản là một vấn đề được nhấn mạnh trong đợt tập huấn. Việc sơ chế, bảo quản được tiến hành ngay sau khi thi hoạch, bao gồm: phơi, sấy, lựa chọn, lưu kho,… Những công việc của giai đoạn này chủ yếu sử dụng nguồn lao động thủ công ngoài doanh nghiệp nhưng lại quyết định mức độ tổn thất sau thu hoạch và chất lượng nguyên liệu đầu vào chế biến. Đây là giai đoạn quan trọng có ý nghĩa xác định thứ hạng sản phẩm ở giai đoạn sau. Giai đoạn thứ tiếp theo diễn ra trong các xí nghiệp công nghiệp chế biến, sử dụng lao động kỹ thuật cùng với máy móc, thiết bị công nghệ cần thiết. Đây là giai đoạn có ý nghĩa quyết định mức độ chất lượng sản phẩm chế biến và mức độ tăng giá trị của sản phẩm và là thời điểm để doanh nghiệp áp dụng SXSH đạt hiệu quả cao.
Các chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp đã giới thiệu kiến thức cơ bản về SXSH đưa ra và lợi ích cụ thể của việc thực hiện SXSH trong các giai đoạn của quy trình sản xuất, chế biến gạo, nông sản nói riêng và các loại thực phẩm nói chung; khẳng định tầm quan trọng của sản xuất sạch hơn với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
Bên cạnh đó, khóa tập huấn cũng cho học viên cái nhìn tổng quan, định hướng tiêu dùng các mặt hàng từ gạo và nông sản ở các thị trường có tham gia Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam; xu hướng sản xuất sạch hơn, kinh doanh của các công ty lương thực và nông sản chế biến thế giới; Tiềm năng trong đầu tư sản xuất và kinh doanh đối với một số sản phẩm chế biến từ gạo và nông sản trong giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030; Định hướng của nhà nước trong quản lý, xây dựng và phát triển ngành hàng sản xuất và kinh doanh gạo và nông sản 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030.
Văn phòng CPSI