Nhà máy điện sử dụng than có thể cắt giảm một nửa khí thải
Thứ tư, 07/12/2016
Than là nguồn cung cấp nhiên liệu cho 40% điện năng sản xuất ra trên toàn thế giới. Sự suy thoái kinh tế hiện tại đã khiến cho sự tăng trưởng của than trở nên chậm lại, tuy nhiên, từ năm 2010 tới năm 2014, mỗi ngày vẫn có đến 200 MW năng lượng tạo ra từ việc đốt than được sản xuất ra. Xu hướng điện khí hóa lĩnh vực giao thông vận tải và các lĩnh vực khác nhằm hạn chế việc đốt nhiên liệu, sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu đối với các nhà máy điện tập trung.
Than là nguồn cung cấp nhiên liệu cho 40% điện năng sản xuất ra trên toàn thế giới. Sự suy thoái kinh tế hiện tại đã khiến cho sự tăng trưởng của than trở nên chậm lại, tuy nhiên, từ năm 2010 tới năm 2014, mỗi ngày vẫn có đến 200 MW năng lượng tạo ra từ việc đốt than được sản xuất ra. Xu hướng điện khí hóa lĩnh vực giao thông vận tải và các lĩnh vực khác nhằm hạn chế việc đốt nhiên liệu, sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu đối với các nhà máy điện tập trung.
Hiện nay, khi thảo luận về vấn đề cắt giảm khí nhà kính, phương pháp “Bắt giữ và lưu trữ cacbon (CCS)” thường hay được nhắc tới. Nhưng trên thực tế, việc thực hiện CCS không có mấy tiến triển.
Tại Viện Công nghệ Massachusetts, Giáo sư Ahmed Ghoniem và sinh viên của ông đã đề xuất một phương pháp thông minh hơn. Họ đã xuất bản một bài báo có tên “Mô hình hóa các hệ thống tế bào nhiên liệu cacbon gián tiếp với hơi nước và khí hóa khô” trên Tạp chí Nguồn Năng lượng, trong đó chỉ ra rằng phương pháp sản xuất năng lượng mới có thể tăng gấp đôi hiệu quả sản sinh năng lượng của than.
Tăng gấp đôi hiệu quả có nghĩa là giảm được một nửa lượng khí thải đối với cùng một lượng điện tạo ra. Khí thải ở đây bao gồm cả khói bụi, kim loại bay vào không khí, và các tạp chất gây ô nhiễm khác ngoài những loại khí nhà kính như CO2.
"Ở phía đáy, hơi nước (mũi tên màu hồng) đi qua khu vực than vụn, giải phóng nhiên liệu dạng khí (mũi tên đỏ) được cấu thành từ khí H2 và khí CO. Nhiên liệu này đi vào một khoang nhiên liệu oxit rắn (đĩa hình tròn nằm gần đỉnh), nơi mà nó phản ứng với oxy từ không khí (mũi tên màu xanh) để sản xuất điện (vòng tuần hoàn ở phía bên phải)".
Ngày nay, rất nhiều nhà máy than sử dụng công nghệ khí hóa, nhưng trong cách làm của họ thì nhiên liệu khí sẽ đi qua một quá trình đốt cháy và tuabin hơi nước để thu hồi năng lượng. Theo đề xuất của Viện Công nghệ Massachusetts, nhiên liệu khí nên được cho đi qua khoang nhiên liệu.
Các nhà máy than thông thường chỉ đạt được hiệu quả gần 30%, những nhà máy được tích hợp đầy đủ công nghệ tối ưu hóa thu hồi nhiệt thì hiệu quả tăng lên 38%. Mô hình của nhóm nghiên cứu Viện Công nghệ Massachusetts cho thấy rằng hiệu quả có thể được nâng lên tới 55 – 60% nếu các nhà máy sử dụng công nghệ mới.
Ban đầu khi mới áp dụng, công nghệ này có khả năng sẽ gây tốn kém chi phí. Tuy nhiên, nó sẽ giúp doanh nghiệp hoàn vốn chỉ trong vài năm nhờ đem lại hiệu suất cao.
Văn phòng CPSI
Theo Treehugger