[In trang]
Công nghệ mới thân thiện với môi trường có thể làm chuyển biến ngành công nghiệp Nhôm châu Âu vào năm 2050
Thứ tư, 07/12/2016
Việc áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến - hiện đang trong giai đoạn nghiên cứu ban đầu - có thể trực tiếp cắt giảm khí nhà kính gây ra bởi công nghiệp sản xuất nhôm tới 66% vào năm 2050 và giảm mức tiêu thụ năng lượng liên quan đến 21%, theo một báo cáo của JRC. Mức giảm trong khoảng thời gian từ năm 2010 tới 2050 đối với ngành sản xuất nhôm sơ cấp thậm chí còn cao hơn, lần lượt lên đến 72% và 23%. Những phát hiện này xuất phát từ một phân tích về hiện trạng của ngành công nghiệp nhôm ở EU28 và Iceland.

Việc áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến - hiện đang trong giai đoạn nghiên cứu ban đầu - có thể trực tiếp cắt giảm khí nhà kính gây ra bởi công nghiệp sản xuất nhôm tới 66% vào năm 2050 và giảm mức tiêu thụ năng lượng liên quan đến 21%, theo một báo cáo của JRC. Mức giảm trong khoảng thời gian từ năm 2010 tới 2050 đối với ngành sản xuất nhôm sơ cấp thậm chí còn cao hơn, lần lượt lên đến 72% và 23%. Những phát hiện này xuất phát từ một phân tích về hiện trạng của ngành công nghiệp nhôm ở EU28 và Iceland.

Mục tiêu hiện tại của EU - giảm phát thải khí nhà kính ít nhất 40% vào năm 2030 - sẽ giúp thúc đẩy các mục tiêu dài hạn, đó là giảm được phát thải 80-95% vào năm 2050 trong bối cảnh các nước phát triển đang rất cần đạt được điều này.

Công trình thực hiện cho báo cáo này sẽ giúp Gói Liên minh Năng lượng 2015 của Ủy ban châu Âu nêu bật lên sự cần thiết phải ưu tiên nghiên cứu các công nghệ đem lại hiệu quả, như công nghệ bắt giữ và lưu trữ cacbon (CCS) và công nghệ cực dương trơ (trong quy trình sản xuất nhôm) để có thể đạt được mục tiêu năm 2050. Ngành công nghiệp nhôm châu Âu đã có nhiều cố gắng đáng kể để cải thiện hiệu quả về năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu đầy tham vọng của EU, cần phải nỗ lực cải tiến hơn nữa.

Các nhà khoa học của JRC đã biên soạn dữ liệu về các cơ sở sản xuất nhôm hiện có, đặc điểm sản xuất của họ cũng như những công nghệ sản xuất tiên tiến, có triển vọng và sẵn có nhất. Công nghệ này liên quan tới việc sử dụng từ trường động AC, cực dương trơ, hoặc bắt giữ và lưu trữ cacbon (CCS).

Mô hình được sử dụng sẽ xác định những cải tiến về hiệu quả chi phí trong sản xuất nhôm ở cấp cơ sở và tác động của mô hình đó đối với tiêu thụ năng lượng và phát thải khí nhà kính, dựa trên điều kiện là thu hồi vốn trong vòng 5 năm và trên giả định rằng không có rào cản đối với thương mại hóa các giải pháp công nghệ.

Các phân tích cho thấy hầu hết những kết quả thu được là đều đến từ các công nghệ đang trong giai đoạn đầu của nghiên cứu. Do đó, việc khai thác tiềm năng này đòi hỏi phải có những chính sách thúc đẩy hiệu quả, tạo điều kiện phát triển và thương mại hóa các công nghệ tiên tiến.

Sản xuất nhôm sơ cấp là một quá trình rất tốn năng lượng - nó đòi hỏi khoảng 37 GJ năng lượng nhiệt và 58 GJ năng lượng điện để sản xuất ra mỗi tấn nhôm thỏi.

Tổng đương lượng CO2 trực tiếp của quá trình này lên tới khoảng 3,5 triệu tấn CO2/1 tấn nhôm thỏi. Nếu tính cả lượng CO2 thải ra từ quá trình sản xuất điện sử dụng thì sẽ có thêm 7,4 triệu tấn CO2 đối với mỗi tấn nhôm thỏi. Trong khi đó, sản xuất nhôm thứ cấp chỉ cần dùng 5% lượng năng lượng cần để sản xuất nhôm sơ cấp.

Tổng sản lượng nội bộ của ngành công nghiệp nhôm châu Âu là khoảng 8,9 triệu tấn vào năm 2013, không bao gồm nhôm thỏi nhập khẩu (3,3 triệu tấn) và nhôm tái nung chảy (6.1 triệu tấn). Công nghiệp sản xuất nhôm sơ cấp đóng góp khoảng 4,2 triệu tấn vào tổng sản lượng nhôm và 4,7 triệu tấn vào tái chế.

Văn phòng CPSI