[In trang]
Phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam đến năm 2020
Thứ sáu, 02/12/2016
Năng lượng tái tạo được xem là một nguồn năng lượng sạch, giúp giảm phát thải khí nhà kính và là nguồn năng lượng chính cho phát triển bền vững tại bất kỳ quốc gia nào. So với các nguồn năng lượng truyền thống như dầu mỏ và than đá, năng lượng tái tạo còn tương đối mới tại Việt Nam. Bước đầu, nhà nước đã ban hành chính sách liên quan đến phát triển loại năng lượng này.

Năng lượng tái tạo được xem là một nguồn năng lượng sạch, giúp giảm phát thải khí nhà kính và là nguồn năng lượng chính cho phát triển bền vững tại bất kỳ quốc gia nào. So với các nguồn năng lượng truyền thống như dầu mỏ và than đá, năng lượng tái tạo còn tương đối mới tại Việt Nam. Bước đầu, nhà nước đã ban hành chính sách liên quan đến phát triển loại năng lượng này.

Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 2068/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Môt số mục tiêu đến năm 2020 của Quyết định như sau:

- Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng, góp phần giảm nhiên liệu nhập khẩu cho mục đích năng lượng; Tăng tổng các nguồn năng lượng tái tạo sản xuất, sử dụng từ khoảng 25 triệu TOE vào năm 2015 lên đạt khoảng 37 triệu TOE vào năm 2020; 

- Tăng sản lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo tăng từ khoảng 58 tỷ kWh năm 2015 lên đạt khoảng 101 tỷ kWh vào năm 2020. Tỷ lệ điện năng sản xuất từ năng lượng tái tạo trong tổng điện năng sản xuất toàn quốc tăng từ khoảng 35% vào năm 2015 tăng lên khoảng 38% vào năm 2020;

- Tăng diện tích hấp thụ của các dàn nước nóng năng lượng mặt trời từ khoảng 3 triệu m2 vào năm 2015 lên đạt khoảng 8 triệu m2 vào năm 2020. Tăng tỷ lệ số hộ gia đình có các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời (dàn đun nước nóng, bếp nấu ăn, sưởi ấm và làm mát không gian, chưng cất nước,... sử dụng năng lượng mặt trời) từ khoảng 4,3% năm 2015 lên khoảng 12% vào năm 2020;

- Thúc đẩy sự phát triển của công nghệ năng lượng tái tạo và các ngành công nghiệp, xây dựng hệ thống công nghiệp năng lượng tái tạo, đưa tỷ lệ giá trị thiết bị sản xuất trong nước trong lĩnh vực năng lượng tái tạo: Đạt khoảng 30% vào năm 2020; nâng lên đến 60% vào năm 2020;

Trước mắt, một số họa động được nhà nước khuyến khích bao gồm:

- Phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo độc lập nhằm đáp ứng mục tiêu điện khí hóa nông thôn

- Đầu tư phát triển các nhà máy phát điện sử dụng năng lượng tái tạo nối lưới: Khuyến khích đầu tư phát triển nhà máy phát điện từ nguồn năng lượng tái tạo nối lưới khả thi về kinh tế; tập trung nguồn lực cho nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ năng lượng tái tạo, đầu tư khảo sát và xây dựng cơ sở dữ liệu của các nguồn năng lượng tái tạo cho mục đích dài hạn; 

- Phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo để cung cấp nhiệt năng: Tăng cường hỗ trợ hoạt động đầu tư, nghiên cứu, phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, Chính phủ hỗ trợ giai đoạn đầu một phần chi phí để khuyến khích lắp đặt và phát triển các công nghệ năng lượng tái tạo 

- Phát triển và sử dụng nguồn nhiên liệu sinh học.

Văn phòng CPSI