Chính sách đổi mới công nghệ
Thứ sáu, 02/12/2016
Đổi mới công nghệ để phát triển là nhu cầu và đòi hỏi tất yếu cho mỗi quốc gia, mỗi địa phương và từng doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, Chính phủ và các cơ quan ban ngành đã nhận thức rõ và đã có nhiều hành động cụ thể cho vấn đề này.
Đổi mới công nghệ để phát triển là nhu cầu và đòi hỏi tất yếu cho mỗi quốc gia, mỗi địa phương và từng doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, Chính phủ và các cơ quan ban ngành đã nhận thức rõ và đã có nhiều hành động cụ thể cho vấn đề này.
Chính sách về đổi mới công nghệ
Việt Nam đã có nhiều văn bản pháp luật hướng đến khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp (DN) tăng cường các hoạt động KH&CN, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Luật KH&CN sửa đổi được ban hành năm 2013 đã bổ sung những quy định mới, tạo hành lang và thủ tục thuận lợi để DN có thể huy động các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và từ chính DN để thực hiện các hoạt động KH&CN.
Bộ KH&CN đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành nhiều chính sách có trọng tâm hướng vào phát triển năng lực KH&CN trong DN, như Nghị định 119 khuyến khích, ưu đãi cho DN đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển, Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của DN, Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020, Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao, Chương trình quốc gia nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa,… Bộ KH&CN cũng đã trình Chính phủ cho phép thành lập Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, mở thêm kênh tài chính cung cấp các khoản tài trợ, hỗ trợ vốn vay, bảo lãnh tín dụng,… nhằm giúp DN, đặc biệt là DN vừa và nhỏ tiến hành các hoạt động nghiên cứu, đổi mới, phát triển công nghệ phục vụ sản xuất kinh doanh.
Cùng với Bộ KH&CN, nỗ lực thu hút, khuyến khích DN đẩy mạnh các hoạt động KH&CN cũng được các bộ, ngành khác quan tâm và xây dựng thành các chương trình hỗ trợ như: Chương trình nghiên cứu KH&CN trọng điểm quốc gia phát triển công nghiệp hoá dược đến năm 2020 của Bộ Công thương, Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vục nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” của Bộ Thông tin và Truyền thông,…
Chương trình hỗ trợ đổi mới công nghệ
Quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia định hướng ưu tiên tài trợ và hỗ trợ doanh nghiệp thuộc chương trình đổi mới công nghệ quốc gia (Quyết định số 677/2011/QĐ-TTg ngày 10/5/2011); Các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm quốc gia: Lúa gạo, cá da trơn, nấm, vắc xin, động cơ vận tải, sản phẩm siêu trường, siêu trọng, an toanfvaf bảo mật, vi mạch; Doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ thuộc 58 công nghệ cao và 114 sản phẩm CNC được ưu tiên; Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ lực, trọng điểm của các bộ, ngành, khu vực, địa phương trong các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, đề án đã được phê duyệt; Doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo ra sản phẩm mới, dịch vụ mới dựa trên CNC, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, cá nhận và tổ chức thực hiện các đề tài, hoạt động.
Quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia có chức năng cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh để vay vốn, hỗ trợ vốn cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu, chuyển giao, đổi mới và hoàn thiện công nghệ, nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng lấy KH-CN và hoạt động đổi mới sáng tạo làm nền tảng, tạo động lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Văn phòng CPSI