[In trang]
Hỗ trợ đổi mới công nghệ: Cơ chế, chính sách đã thuận lợi
Thứ sáu, 02/12/2016
Hiện nay, nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ rất lớn để có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Trả lời báo giới ngày 25-8, bà Trương Thị Chí Bình – Giám đốc Trung tâm phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, Bộ Công Thương cho biết: Xác định được vai trò quan trọng của ngành công nghiệp hỗ trợ, thời gian qua Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để giúp ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển, đặc biệt là Nghị định 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ... được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ.

Hiện nay, nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ rất lớn để có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Trả lời báo giới ngày 25-8, bà Trương Thị Chí Bình – Giám đốc Trung tâm phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, Bộ Công Thương cho biết: Xác định được vai trò quan trọng của ngành công nghiệp hỗ trợ, thời gian qua Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để giúp ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển, đặc biệt là Nghị định 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ... được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ.

Nghị định 111/2015/NĐ-CP đã đưa ra các chính sách ưu tiên hỗ trợ về nghiên cứu phát triển ứng dụng chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, thị trường và ưu đãi thuế để khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển. Đồng thời, Nghị định cũng quy định 6 danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được ưu tiên phát triển và điều chỉnh theo từng thời kỳ gồm: ngành dệt may; ngành da giày; ngành điện tử; ngành sản xuất lắp ráp ô-tô; ngành cơ khí chế tạo; các sản phẩm công nghệ hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao... Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đã ban hành Thông tư 55/2015/TT-BTC quy định trình tự, thủ tục ưu đãi và hậu kiểm đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên và các Thông tư hướng dẫn cho vay, hỗ trợ ưu đãi về thuế về đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

Bà Trương Thị Chí Bình Có cho rằng, chính sách đã thuận lợi để ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đổi mới công nghệ và phát triển. Bên cạnh các giải pháp như tạo môi trường khuyến khích sản xuất, kinh doanh, phát triển hạ tầng, đào tạo nhân lực, liên kết doanh nghiệp thì giải pháp khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia được mạng lưới sản xuất toàn cầu. Bộ Công Thương cùng với Bộ Khoa học và Công nghệ cùng với các đơn vị liên quan xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn cơ sở, làm căn cứ để định hướng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.