Hà Giang ban hành Kế hoạch hành động Sản xuất sạch hơn giai đoạn 2016-2020
Thứ ba, 29/11/2016
Ngày 11/5/2016, UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành Kế hoạch hành động áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu tổng quát là áp dụng rộng rãi sản xuất sạch hơn (SXSH) tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, nguyên nhiên liệu, giảm phát thải và cải thiện chất lượng môi trường.
Ngày 11/5/2016, UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành Kế hoạch hành động áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu tổng quát là áp dụng rộng rãi sản xuất sạch hơn (SXSH) tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, nguyên nhiên liệu, giảm phát thải và cải thiện chất lượng môi trường.
Mục tiêu cụ thể kế hoạch đề ra đến năm 2020, như sau:
- 90% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp
- 50% cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng SXSH và các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng SXSH tiết kiệm được từ 8-13% mức tiêu thụ năng lương, nguyên nhiên vật liệu trên đơn vị sản phẩm. 50% doanh nghiệp có cán bộ kỹ thuật được tập huấn về SXSH.
- Sở Công Thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng SXSH cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.
Kế hoạch đưa ra một số nhiệm vụ chính Tỉnh cần tập trung trong thời gian tới là
1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về SXSH trong công nghiệp cho các cấp, ngành, địa phương, cơ sở sản xuất công nghiệp và cộng đồng dân cư
2. Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật thúc đẩy sản xuất sạch hơn trong công nghiệp
3. Nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý, tổ chức tư vấn và cơ sở sản xuất công nghiệp trong việc áp dụng sản xuất sạch hơn
4. Phát triển mạng lưới các tổ chức hỗ trợ sản xuất sạch hơn trong công nghiệp
Các giải pháp thực hiện các nhiệm vụ trong thời gian tới như sau:
- Giải pháp về truyền thông nâng cao nhận thức: Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; Phổ biến các cơ sở dữ liệu, trang thông tin điện tử về áp dụng SXSH; Phổ biến nhân rộng các mô hình áp dụng SXSH trong công nghiệp.
- Giải pháp về tổ chức quản lý và cơ chế chính sách: Rà soát lại cơ chế, chính sách đã ban hành để điều chỉnh hoàn thiện; Ủy ban nhân dân các cấp, các sở ngành liên quan tăng cường hướng dẫn, kiểm tra giám sát; Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các chủ trường chính sách của nhà nước đến người dân, doanh nghiệp; Nâng cao năng lực cán bộ và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật.
- Giải pháp về nguồn nhân lực: Tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo; Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất công nghiệp; Cử cán bộ tư vấn về SXSH tham gia các lớp tập huấn.
- Giải pháp về khoa học công nghệ: Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ; Tăng cường hướng dẫn các cơ sở thực hiện các quy định về môi trường
- Giải pháp về công tác thi đua khen thưởng: Khen thưởng các cá nhân, đơn vị có thành tích trong hoạt động áp dụng SXSH nhằm khuyến khích thi đua áp dụng SXSH, góp phần thực hiện mục tiêu của kế hoạch đề ra.
Sở Công Thương là đầu mối chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng có liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vị của Kế hoạch.
Văn phòng CPSI (viết)