Bù đắp năng lượng thiếu hụt bằng cách nào?
Thứ hai, 28/11/2016
Tuần trước, tại hội thảo “Năng lượng tái tạo năm 2016”, ông Phạm Trọng Thực – vụ trưởng Vụ Năng lượng tái tạo (Tổng cục Năng lượng, Bộ Công thương) cho biết, theo yêu cầu của Chính phủ, sau năm 2018 sẽ phải có một số dự án điện mặt trời được đưa vào vận hành để bổ sung vào nguồn điện đang thiếu hụt.
Tuần trước, tại hội thảo “Năng lượng tái tạo năm 2016”, ông Phạm Trọng Thực – vụ trưởng Vụ Năng lượng tái tạo (Tổng cục Năng lượng, Bộ Công thương) cho biết, theo yêu cầu của Chính phủ, sau năm 2018 sẽ phải có một số dự án điện mặt trời được đưa vào vận hành để bổ sung vào nguồn điện đang thiếu hụt.
Sẽ có quỹ năng lượng tái tạo
Câu chuyện suất đầu tư vào điện tái tạo cao chưa thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư cũng sẽ được giải quyết bằng quyết định 2068 của Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của VN đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, quy định EVN phải mua tất cả các nguồn năng lượng tái tạo được DN sản xuất.
“Mặt khác, để giải quyết bài toán về giá, giảm áp lực tăng giá điện, trong thời gian tới sẽ thành lập quỹ phát triển năng lượng tái tạo”- ông Thức nói và giải thích rằng dù chưa có mô hình cụ thể về quỹ này, nhưng nguồn quỹ sẽ lấy một phần từ ngân sách; chi phí môi trường mà các DN điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch đóng góp và các nguồn huy động khác.
Việc xây dựng quỹ này là điều cần thiết trong bối cảnh hiện nay, nhưng theo các chuyên gia thì phải nghiên cứu kỹ để triển khai hiệu quả bởi một số quỹ như bình ổn giá xăng dầu cũng được đánh giá là không mang lại hiệu quả, hoặc quỹ cho giá điện xây dựng theo Luật điện lực nhưng cũng không thực hiện, không rõ ai đóng, ai quản lý và hưởng lợi từ các quỹ này.
“Dừng” để “tiến”
Bảy năm về trước, năm 2009, dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận được thông qua, với tổng mức đầu tư lên tới 200.000 tỷ đồng. Theo lộ trình, dự kiến tổng mức đầu tư dự án này sẽ là gần 400.000 tỉ đồng, tổ máy đầu tiên sẽ chạy vào năm 2028 và sẽ có thêm 3-4 tổ máy nữa đến năm 2030, công suất 2 nhà máy trên 4.000 MW. Dự kiến đến năm 2030, nếu hoàn thành, dự án sẽ đóng góp khoảng 3,6% công suất, 5,7% sản lượng điện trong hệ thống điện quốc gia.
Giờ đây, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết về việc dừng thực hiện Dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận và Quốc hội thông qua Nghị quyết dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận với 92% phiếu thuận. Và, quyết định này đã được dư luận, các chuyên gia, nhà khoa học, DN và người dân đồng tình ủng hộ. Thậm chí có thể coi đây là sự sáng suốt, dũng cảm và có trách nhiệm với các thế hệ tương lai.
Tuy nhiên, cũng có những lo ngại về các hạng mục đã triển khai, nguồn nhân lực đi đào tạo… sẽ rất lãng phí. Tại cuộc họp báo Chính phủ chiều thứ ba tuần này, thứ trưởng Công Thương Hoàng Quốc Vượng khẳng định rằng, các công việc đã triển khai tại Ninh Thuận sẽ được tiếp tục sử dụng cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh này. Hệ thống điện đã xây dựng sẽ được bàn giao cho Cty Điện lực Ninh Thuận, 400 sinh viên đào tạo tại Nga, Nhật Bản tiếp tục học tập để về nước tham gia vận hành các nhà máy điện.
Mặt khác, việc này hoàn toàn phù hợp cả tình và lý trong bối cảnh hiện nay. Đặc biệt khi mà hàng loạt sự cố môi trường trong nước đang khiến cho nhiều người lo ngại nếu tiếp tục triển khai. Mặt khác, dù công nghệ là hiện đại nhưng cũng khó có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối, và nhiều quốc gia tiên tiến cũng đã nói không với điện hạt nhân bởi những hệ luỵ mà nó có thể gây ra. Sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản chính là một ví dụ nhãn tiền. Hơn nữa, trong bối cảnh nợ công của VN đang ở mức cao thì việc dừng dự án này sẽ phần nào giảm đi khối nợ đó.
Câu chuyện suất đầu tư vào điện tái tạo cao chưa thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư cũng sẽ được giải quyết bằng quyết định 2068 của Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của VN đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, quy định EVN phải mua tất cả các nguồn năng lượng tái tạo được DN sản xuất.
“Mặt khác, để giải quyết bài toán về giá, giảm áp lực tăng giá điện, trong thời gian tới sẽ thành lập quỹ phát triển năng lượng tái tạo”- ông Thức nói và giải thích rằng dù chưa có mô hình cụ thể về quỹ này, nhưng nguồn quỹ sẽ lấy một phần từ ngân sách; chi phí môi trường mà các DN điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch đóng góp và các nguồn huy động khác.
Việc xây dựng quỹ này là điều cần thiết trong bối cảnh hiện nay, nhưng theo các chuyên gia thì phải nghiên cứu kỹ để triển khai hiệu quả bởi một số quỹ như bình ổn giá xăng dầu cũng được đánh giá là không mang lại hiệu quả, hoặc quỹ cho giá điện xây dựng theo Luật điện lực nhưng cũng không thực hiện, không rõ ai đóng, ai quản lý và hưởng lợi từ các quỹ này.
“Dừng” để “tiến”
Bảy năm về trước, năm 2009, dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận được thông qua, với tổng mức đầu tư lên tới 200.000 tỷ đồng. Theo lộ trình, dự kiến tổng mức đầu tư dự án này sẽ là gần 400.000 tỉ đồng, tổ máy đầu tiên sẽ chạy vào năm 2028 và sẽ có thêm 3-4 tổ máy nữa đến năm 2030, công suất 2 nhà máy trên 4.000 MW. Dự kiến đến năm 2030, nếu hoàn thành, dự án sẽ đóng góp khoảng 3,6% công suất, 5,7% sản lượng điện trong hệ thống điện quốc gia.
Giờ đây, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết về việc dừng thực hiện Dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận và Quốc hội thông qua Nghị quyết dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận với 92% phiếu thuận. Và, quyết định này đã được dư luận, các chuyên gia, nhà khoa học, DN và người dân đồng tình ủng hộ. Thậm chí có thể coi đây là sự sáng suốt, dũng cảm và có trách nhiệm với các thế hệ tương lai.
Tuy nhiên, cũng có những lo ngại về các hạng mục đã triển khai, nguồn nhân lực đi đào tạo… sẽ rất lãng phí. Tại cuộc họp báo Chính phủ chiều thứ ba tuần này, thứ trưởng Công Thương Hoàng Quốc Vượng khẳng định rằng, các công việc đã triển khai tại Ninh Thuận sẽ được tiếp tục sử dụng cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh này. Hệ thống điện đã xây dựng sẽ được bàn giao cho Cty Điện lực Ninh Thuận, 400 sinh viên đào tạo tại Nga, Nhật Bản tiếp tục học tập để về nước tham gia vận hành các nhà máy điện.
Mặt khác, việc này hoàn toàn phù hợp cả tình và lý trong bối cảnh hiện nay. Đặc biệt khi mà hàng loạt sự cố môi trường trong nước đang khiến cho nhiều người lo ngại nếu tiếp tục triển khai. Mặt khác, dù công nghệ là hiện đại nhưng cũng khó có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối, và nhiều quốc gia tiên tiến cũng đã nói không với điện hạt nhân bởi những hệ luỵ mà nó có thể gây ra. Sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản chính là một ví dụ nhãn tiền. Hơn nữa, trong bối cảnh nợ công của VN đang ở mức cao thì việc dừng dự án này sẽ phần nào giảm đi khối nợ đó.