Tây Nguyên: Tận thu bùn đỏ sản xuất tinh quặng sắt và vật liệu xây dựng thân thiện môi trường
Thứ tư, 23/11/2016
Mỗi năm 2 nhà máy khai thác bauxite ở Tây Nguyên là Nhân Cơ và Tân Rai thải ra khoảng 1,2 - 1,3 triệu tấn bùn đỏ. Việc lưu trữ bùn đỏ với khối lượng lớn tại các hồ chứa có thể gây ra thảm họa môi trường nếu có sự cố xảy ra. Các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tìm ra được hướng giải quyết vấn đề này bằng cách tận thu bùn đỏ để sản xuất quặng sắt và vật liệu xây dựng không nung.
Mỗi năm 2 nhà máy khai thác bauxite ở Tây Nguyên là Nhân Cơ và Tân Rai thải ra khoảng 1,2 - 1,3 triệu tấn bùn đỏ. Việc lưu trữ bùn đỏ với khối lượng lớn tại các hồ chứa có thể gây ra thảm họa môi trường nếu có sự cố xảy ra. Các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tìm ra được hướng giải quyết vấn đề này bằng cách tận thu bùn đỏ để sản xuất quặng sắt và vật liệu xây dựng không nung.
Dù tiềm ẩn nhiều nguy cơ với môi trường nhưng bùn đỏ lại chứa hàm lượng sắt cao, hàm lượng Fe2O3 trong tất cả các mẫu đều trên 50%, hàm lượng tổng sắt T-Fe >35%, được coi là quặng sắt nghèo, có thể phục vụ sản xuất gang thép.
Nguyên lý cơ bản mà các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã sử dụng là dùng khí dư của lò cao với hàm lượng CO khoảng 21% trộn với bùn đỏ, hoàn nguyên có kiểm soát từ dạng sắt không từ tính chuyển sang dạng sắt từ, sau đó thu hồi quặng sắt. Sau đó chúng ta có thể sản xuất được gang, thép từ nguồn nguyên liệu này.
Công nghệ sản xuất tinh quặng sắt thép và vật liệu xây dựng không nung từ bùn đỏ được các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đứng đầu là TS. Vũ Đức Lợi và TS. Nguyễn Văn Tuấn thực hiện từ năm 2008. TS. Lợi đã bắt tay vào nghiên cứu, với sự hợp tác của Công ty cổ phần thép Thái Hưng từng bước hoàn thiện công nghệ để biến bùn đỏ thành một nguồn nguyên liệu hữu ích. Năm 2012, nhóm nghiên cứu do TS. Lợi chủ trì đã nâng trọng lượng mỗi mẻ thử nghiệm trên quy mô phòng thí nghiệm từ 1 tấn lên tới 200 tấn bùn đỏ. Đề tài đã tiến hành sản xuất thử nghiệm với quy mô công nghiệp mẻ 200 tấn, hiệu suất thu hồi 1 tấn tinh quặng sắt/2,4 tấn bùn đỏ khô, sản phẩm tinh quặng sắt đạt 62,7% đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để sản xuất gang và sắt xốp. Công trình nghiên cứu đạt kết quả thu hồi sắt rất tốt, đạt hơn 70%.
Phần tro và xỉ lò có thể làm phụ gia cho sản xuất vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường như xi măng hoặc gạch không nung. Các nhà khoa học đã xây dựng được quy trình công nghệ sản phẩm gạch không nung sản xuất từ bùn đỏ, xỉ luyện thép và sắt xốp theo công nghệ geopolymer sử dụng hai phương pháp là nén ép và đổ khuôn. Các sản phẩm gạch không nung đã đạt các chỉ tiêu về cường độ nén đạt mức cao hơn so với tiêu chuẩn quy định và đảm bảo các quy định về môi trường so với TCVN 6476:1999.
Theo tính toán, chi phí để sản xuất ra 1 tấn tinh quặng sắt từ bùn đỏ thấp hơn so với các sản phẩm thương mại hiện nay. Điều này chứng tỏ tính khả thi của việc áp dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất. Như vậy, lợi ích của công trình nghiên cứu này không chỉ giải quyết bài toán về môi trường cũng như tâm lý người dân sống ở khu vực lân cận các nhà máy khai thác bauxite tại Tây Nguyên mà còn đem đến những lợi ích và hiệu quả cao về kinh tế.
Các kết quả của công trình nghiên cứu sử dụng bùn đỏ để sản xuất quặng sắt và vật liệu xây dựng không nung đã mở ra triển vọng cho việc xử lý và tận dụng triệt để nguồn chất thải bùn đỏ từ các nhà máy khai thác bauxit tại khu vực Tây Nguyên, góp phần nâng cao giá trị kinh tế từ quá trình khai thác và sản xuất, bảo vệ môi trường và hướng tới phát triển bền vững.
Nguyên lý cơ bản mà các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã sử dụng là dùng khí dư của lò cao với hàm lượng CO khoảng 21% trộn với bùn đỏ, hoàn nguyên có kiểm soát từ dạng sắt không từ tính chuyển sang dạng sắt từ, sau đó thu hồi quặng sắt. Sau đó chúng ta có thể sản xuất được gang, thép từ nguồn nguyên liệu này.
Công nghệ sản xuất tinh quặng sắt thép và vật liệu xây dựng không nung từ bùn đỏ được các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đứng đầu là TS. Vũ Đức Lợi và TS. Nguyễn Văn Tuấn thực hiện từ năm 2008. TS. Lợi đã bắt tay vào nghiên cứu, với sự hợp tác của Công ty cổ phần thép Thái Hưng từng bước hoàn thiện công nghệ để biến bùn đỏ thành một nguồn nguyên liệu hữu ích. Năm 2012, nhóm nghiên cứu do TS. Lợi chủ trì đã nâng trọng lượng mỗi mẻ thử nghiệm trên quy mô phòng thí nghiệm từ 1 tấn lên tới 200 tấn bùn đỏ. Đề tài đã tiến hành sản xuất thử nghiệm với quy mô công nghiệp mẻ 200 tấn, hiệu suất thu hồi 1 tấn tinh quặng sắt/2,4 tấn bùn đỏ khô, sản phẩm tinh quặng sắt đạt 62,7% đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để sản xuất gang và sắt xốp. Công trình nghiên cứu đạt kết quả thu hồi sắt rất tốt, đạt hơn 70%.
Phần tro và xỉ lò có thể làm phụ gia cho sản xuất vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường như xi măng hoặc gạch không nung. Các nhà khoa học đã xây dựng được quy trình công nghệ sản phẩm gạch không nung sản xuất từ bùn đỏ, xỉ luyện thép và sắt xốp theo công nghệ geopolymer sử dụng hai phương pháp là nén ép và đổ khuôn. Các sản phẩm gạch không nung đã đạt các chỉ tiêu về cường độ nén đạt mức cao hơn so với tiêu chuẩn quy định và đảm bảo các quy định về môi trường so với TCVN 6476:1999.
Theo tính toán, chi phí để sản xuất ra 1 tấn tinh quặng sắt từ bùn đỏ thấp hơn so với các sản phẩm thương mại hiện nay. Điều này chứng tỏ tính khả thi của việc áp dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất. Như vậy, lợi ích của công trình nghiên cứu này không chỉ giải quyết bài toán về môi trường cũng như tâm lý người dân sống ở khu vực lân cận các nhà máy khai thác bauxite tại Tây Nguyên mà còn đem đến những lợi ích và hiệu quả cao về kinh tế.
Các kết quả của công trình nghiên cứu sử dụng bùn đỏ để sản xuất quặng sắt và vật liệu xây dựng không nung đã mở ra triển vọng cho việc xử lý và tận dụng triệt để nguồn chất thải bùn đỏ từ các nhà máy khai thác bauxit tại khu vực Tây Nguyên, góp phần nâng cao giá trị kinh tế từ quá trình khai thác và sản xuất, bảo vệ môi trường và hướng tới phát triển bền vững.
Văn phòng CPSI