KHUYẾN CÔNG PHÚ THỌ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
Thứ ba, 26/09/2017
Năm 2017, là năm thứ 2 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Kế hoạch phát triển KTXH tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 – 2020, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Những tác động ngày càng sâu rộng của quá trình Hội nhập kinh tế thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến tình hình phát triển KTXH. Bên cạnh đó là sự phục hồi chậm của kinh tế thế giới, những căng thẳng về địa chính trị và xung đột lãnh thổ, sắc tộc, tôn giáo trên thế giới có xu hướng gia tăng... đ
Năm 2017, là năm thứ 2 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Kế hoạch phát triển KTXH tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 – 2020, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Những tác động ngày càng sâu rộng của quá trình Hội nhập kinh tế thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến tình hình phát triển KTXH. Bên cạnh đó là sự phục hồi chậm của kinh tế thế giới, những căng thẳng về địa chính trị và xung đột lãnh thổ, sắc tộc, tôn giáo trên thế giới có xu hướng gia tăng... đ
Mặc dù gặp nhiều khó khăn song do triển khai tốt các chính sách của Nhà nước, sự chỉ đạo điều hành kịp thời của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, và các địa phương đã có nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; bên cạnh đó là sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp trong việc tăng cường công tác quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh nên sản xuất công nghiệp nói chung và công nghiệp nông thôn nói riêng trên địa bàn Tỉnh năm 2016 và nửa đầu năm 2017 đã đạt được nhiều kết quả khả quan, tiếp tục phát triển theo hướng tích cực. Sản xuất công nghiệp có sự tăng trưởng cao và ấn tượng trong nhiều năm qua, xuất khẩu tiếp tục duy trì nhịp độ tăng trưởng cao, cung cầu hàng hóa trong nước được đảm bảo, công tác hội nhập kinh tế quốc tế đạt kết quả quan trọng, góp phần nâng cao vị thế kinh tế của tỉnh trong và ngoài khu vực. Phát triển công nghiệp khu vực nông thôn có nhiều đổi mới, mở rộng cả về quy mô và phương thức sản xuất bao gồm nhiều lĩnh vực như sản xuất phân bón hóa chất; Sản xuất vật liệu xây dựng; Chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; Dệt may, da giầy; Cơ khí, sửa chữa nhỏ… cung cấp cho thị trường nội địa và một số sản phẩm xuất khẩu như chè, gỗ, may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ…;
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất công nghiệp đã được tỉnh Phú Thọ ban hành như: Chương trình Khuyến công tỉnh Phú thọ đến năm 2020, chương trình tiết kiệm năng lượng tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, Kế hoạch thực hiện chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020,…. Đặc biệt chính sách Khuyến công đã được triển khai tại hầu hết các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cho nhiều nội dung và các lĩnh vực ngành nghề khác nhau; tỉnh Phú Thọ đã đưa các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn vào nhóm đối tượng ưu tiên hỗ trợ và thực hiện nhiều chương trình, nội dung hỗ trợ nhằm phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn.
Năm 2016 và nửa đầu năm 2017 kinh phí khuyến công Quốc gia và khuyến công địa phương đã hỗ trợ thực hiện nhiều đề án như: Hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho 02 cụm công nghiệp và lập quy hoạch chi tiết 02 cụm công nghiệp; Hỗ trợ xây dựng 2 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới; Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất công nghiệp cho trên 30 cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất tập trung vào các ngành nghề chế biến nông - lâm sản, sản xuất cơ khí và sản xuất tiểu thủ công nghiệp khác; Hỗ trợ thành lập mới cho 20 doanh nghiệp công nghiệp nông thôn; Hỗ trợ xây dựng 18 thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa; … Trung tâm đã gắn hoạt động khuyến công vào thực hiện Nghị quyết số 35/2016/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, để tư vấn hỗ trợ đầu tư giúp các doanh nghiệp giảm thiểu khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh, lồng ghép các chương trình như chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, chương trình đào tạo, tập huấn, chương trình sản xuất sạch hơn…. để hỗ trợ các doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được hoạt động Khuyến công cũng gặp phải không ít những khó khăn do số lượng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất CNNT của Phú Thọ tăng khá nhanh, tuy nhiên phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư cầm chừng, giãn và kéo dài tiến độ do đó ảnh hưởng rất nhiều đến xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch khuyến công. Nguồn kinh phí hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, ứng dụng, cải tiến đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất còn hạn chế (200-500 triệu đồng) trong khi mức đầu tư của các doanh nghiệp lớn (trên 10 tỷ đồng) do đó chưa đủ sức thuyết phục để các doanh nghiệp xây dựng các mô hình trình diễn. Mặt khác đội ngũ cán bộ, viên chức làm công tác khuyến công còn mỏng, địa bàn hoạt động rộng (13 huyện, thị xã), cán bộ phụ trách công tác khuyến công cấp huyện chủ yếu là kiêm nhiệm, không có cán bộ khuyến công viên cấp xã, vì vậy việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, đề án khuyến công gặp nhiều khó khăn.
Với mục tiêu phát triển sản xuất công nghiệp khu vực nông thôn tương xứng với tiểm năng và lợi thế sẵn có của địa phương, trong thời gian tới công tác Khuyến công cần phải tập trung vào các nội dung sau: Cần phải có giải pháp tăng nguồn kinh phí, nhất là kinh phí hỗ trợ máy móc thiết bị, đào tạo nghề và xây dựng mô hình trình diễn; đổi mới cơ chế chính sách cho hoạt động khuyến công, đơn giản hóa thủ tục giải ngân kinh phí khuyến công; xây dựng Quỹ khuyến công để hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn có điều kiện vay vốn ưu đãi… nhằm phát huy tối đa hiệu quả công tác khuyến công góp phần phát triển công nghiệp địa phương. Thực hiện hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm; hỗ trợ các ngành nghề, sản phẩm tiêu biểu, chủ lực trên cơ sở tận dụng mọi nguồn lực của mỗi địa phương về tiềm năng lao động, vùng nguyên liệu, thị trường tiêu thụ… Chú trọng khuyến khích các đề án ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và tăng cường công tác chuyển giao công nghệ mới nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Việc xây dựng các chương trình, đề án khuyến công phải cụ thể, phù hợp với điều kiện của địa phương, nhất là năng lực thực hiện của cơ sở. Giảm thiểu việc xây dựng chương trình, đề án dàn trải, nhỏ lẻ, tăng cường xây dựng đề án mang tính liên kết, mở rộng. Tiếp tục xây dựng và triển khai các hoạt động khuyến công nhằm kịp thời hỗ trợ các cơ sở sản xuất, cơ sở công nghiệp nông thôn về đào tạo nghề, nâng cao năng lực quản lý, xây dựng mô hình trình diễn, xây dựng thương hiệu sản phẩm; tìm kiếm, mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm, khôi phục nghề truyền thống, du nhập, nhân cấy nghề mới…
Bên cạnh việc làm tốt công tác Khuyến công cần phải tăng cường khai thác lồng ghép nhiều chương trình nhiều nguồn lực thực hiện chương trình khuyến công. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ làm công tác khuyến công cho cán bộ theo dõi khuyến công cấp cơ sở. Ngoài nguồn kinh phí ngân sách hỗ trợ cho hoạt động khuyến công, lồng ghép với các chương trình khác như chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chương trình sử dụng năng nượng tiết kiệm và hiệu quả và một số chương trình khác để khuyến khích, thu hút nguồn vốn của các cá nhân, tổ chức xã hội đầu tư phát triển CNNT.
Để khuyến công thực sự có những đổi mới thiết thực và hiệu quả cần phải đổi mới trong tổ chức thực hiện và nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công; linh hoạt trong vận dụng chính sách khuyến công để vừa đảm bảo các yêu cầu theo quy định đồng thời thực hiện phương châm "Tư vấn - hướng dẫn - hỗ trợ và phát triển, nhân rộng mô hình". Để làm được điều đó đòi hỏi mỗi một cán bộ, viên chức làm công tác Khuyến công phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, tâm huyết với nghề vì sự nghiệp phát triển CNNT; Cùng đoàn kết, thống nhất, vượt qua khó khăn, quyết tâm thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động khuyến công, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá công nghiệp nông thôn, nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế./.
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất công nghiệp đã được tỉnh Phú Thọ ban hành như: Chương trình Khuyến công tỉnh Phú thọ đến năm 2020, chương trình tiết kiệm năng lượng tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, Kế hoạch thực hiện chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020,…. Đặc biệt chính sách Khuyến công đã được triển khai tại hầu hết các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cho nhiều nội dung và các lĩnh vực ngành nghề khác nhau; tỉnh Phú Thọ đã đưa các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn vào nhóm đối tượng ưu tiên hỗ trợ và thực hiện nhiều chương trình, nội dung hỗ trợ nhằm phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn.
Năm 2016 và nửa đầu năm 2017 kinh phí khuyến công Quốc gia và khuyến công địa phương đã hỗ trợ thực hiện nhiều đề án như: Hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho 02 cụm công nghiệp và lập quy hoạch chi tiết 02 cụm công nghiệp; Hỗ trợ xây dựng 2 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới; Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất công nghiệp cho trên 30 cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất tập trung vào các ngành nghề chế biến nông - lâm sản, sản xuất cơ khí và sản xuất tiểu thủ công nghiệp khác; Hỗ trợ thành lập mới cho 20 doanh nghiệp công nghiệp nông thôn; Hỗ trợ xây dựng 18 thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa; … Trung tâm đã gắn hoạt động khuyến công vào thực hiện Nghị quyết số 35/2016/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, để tư vấn hỗ trợ đầu tư giúp các doanh nghiệp giảm thiểu khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh, lồng ghép các chương trình như chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, chương trình đào tạo, tập huấn, chương trình sản xuất sạch hơn…. để hỗ trợ các doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được hoạt động Khuyến công cũng gặp phải không ít những khó khăn do số lượng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất CNNT của Phú Thọ tăng khá nhanh, tuy nhiên phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư cầm chừng, giãn và kéo dài tiến độ do đó ảnh hưởng rất nhiều đến xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch khuyến công. Nguồn kinh phí hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, ứng dụng, cải tiến đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất còn hạn chế (200-500 triệu đồng) trong khi mức đầu tư của các doanh nghiệp lớn (trên 10 tỷ đồng) do đó chưa đủ sức thuyết phục để các doanh nghiệp xây dựng các mô hình trình diễn. Mặt khác đội ngũ cán bộ, viên chức làm công tác khuyến công còn mỏng, địa bàn hoạt động rộng (13 huyện, thị xã), cán bộ phụ trách công tác khuyến công cấp huyện chủ yếu là kiêm nhiệm, không có cán bộ khuyến công viên cấp xã, vì vậy việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, đề án khuyến công gặp nhiều khó khăn.
Với mục tiêu phát triển sản xuất công nghiệp khu vực nông thôn tương xứng với tiểm năng và lợi thế sẵn có của địa phương, trong thời gian tới công tác Khuyến công cần phải tập trung vào các nội dung sau: Cần phải có giải pháp tăng nguồn kinh phí, nhất là kinh phí hỗ trợ máy móc thiết bị, đào tạo nghề và xây dựng mô hình trình diễn; đổi mới cơ chế chính sách cho hoạt động khuyến công, đơn giản hóa thủ tục giải ngân kinh phí khuyến công; xây dựng Quỹ khuyến công để hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn có điều kiện vay vốn ưu đãi… nhằm phát huy tối đa hiệu quả công tác khuyến công góp phần phát triển công nghiệp địa phương. Thực hiện hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm; hỗ trợ các ngành nghề, sản phẩm tiêu biểu, chủ lực trên cơ sở tận dụng mọi nguồn lực của mỗi địa phương về tiềm năng lao động, vùng nguyên liệu, thị trường tiêu thụ… Chú trọng khuyến khích các đề án ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và tăng cường công tác chuyển giao công nghệ mới nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Việc xây dựng các chương trình, đề án khuyến công phải cụ thể, phù hợp với điều kiện của địa phương, nhất là năng lực thực hiện của cơ sở. Giảm thiểu việc xây dựng chương trình, đề án dàn trải, nhỏ lẻ, tăng cường xây dựng đề án mang tính liên kết, mở rộng. Tiếp tục xây dựng và triển khai các hoạt động khuyến công nhằm kịp thời hỗ trợ các cơ sở sản xuất, cơ sở công nghiệp nông thôn về đào tạo nghề, nâng cao năng lực quản lý, xây dựng mô hình trình diễn, xây dựng thương hiệu sản phẩm; tìm kiếm, mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm, khôi phục nghề truyền thống, du nhập, nhân cấy nghề mới…
Bên cạnh việc làm tốt công tác Khuyến công cần phải tăng cường khai thác lồng ghép nhiều chương trình nhiều nguồn lực thực hiện chương trình khuyến công. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ làm công tác khuyến công cho cán bộ theo dõi khuyến công cấp cơ sở. Ngoài nguồn kinh phí ngân sách hỗ trợ cho hoạt động khuyến công, lồng ghép với các chương trình khác như chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chương trình sử dụng năng nượng tiết kiệm và hiệu quả và một số chương trình khác để khuyến khích, thu hút nguồn vốn của các cá nhân, tổ chức xã hội đầu tư phát triển CNNT.
Để khuyến công thực sự có những đổi mới thiết thực và hiệu quả cần phải đổi mới trong tổ chức thực hiện và nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công; linh hoạt trong vận dụng chính sách khuyến công để vừa đảm bảo các yêu cầu theo quy định đồng thời thực hiện phương châm "Tư vấn - hướng dẫn - hỗ trợ và phát triển, nhân rộng mô hình". Để làm được điều đó đòi hỏi mỗi một cán bộ, viên chức làm công tác Khuyến công phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, tâm huyết với nghề vì sự nghiệp phát triển CNNT; Cùng đoàn kết, thống nhất, vượt qua khó khăn, quyết tâm thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động khuyến công, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá công nghiệp nông thôn, nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế./.