Tích cực triển khai các chương trình, dự án khuyến công năm 2017
Thứ sáu, 16/06/2017
Trong năm 2016, Sở Công thương đã phối hợp với UBND các huyện, Thành phố Nam Định tổ chức thực hiện 31 chương trình, dự án khuyến công với tổng kinh phí (từ nguồn khuyến công địa phương) trên 4,3 tỷ đồng cho 4 chương trình hỗ trợ kinh phí (cho đối tượng doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn) tham gia hội chợ, triển lãm để quảng bá sản phẩm, phát triển hệ thống đại lý, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa; 5 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới; 11 chương
Trong năm 2016, Sở Công thương đã phối hợp với UBND các huyện, Thành phố Nam Định tổ chức thực hiện 31 chương trình, dự án khuyến công với tổng kinh phí (từ nguồn khuyến công địa phương) trên 4,3 tỷ đồng cho 4 chương trình hỗ trợ kinh phí (cho đối tượng doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn) tham gia hội chợ, triển lãm để quảng bá sản phẩm, phát triển hệ thống đại lý, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa; 5 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới; 11 chương
Để có được kết quả đó, căn cứ vào kế hoạch UBND tỉnh phê duyệt, Sở Công thương đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo Phòng Công thương, Phòng Kinh tế phối hợp với Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Nam Định tổ chức khảo sát, rà soát, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ cá thể xin hỗ trợ kinh phí khuyến công xây dựng kế hoạch, lựa chọn các cơ sở triển khai thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước đã ban hành. Các đề án, chương trình khuyến công được xây dựng chặt chẽ, chính xác đúng đối tượng, đúng nội dung nên đã được triển khai nhanh gọn, hiệu quả. Bên cạnh đó, Sở Công thương và các địa phương đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ như: tăng cường tuyên truyền về hoạt động khuyến công và công nghiệp nông thôn; tổ chức các khoá tập huấn nâng cao năng lực quản lý, thực hiện hoạt động khuyến công cho cán bộ làm công tác khuyến công; đẩy mạnh hoạt động hợp tác với các ngành, đặc biệt là tìm kiếm các nguồn tài trợ từ các tổ chức phi Chính phủ cho hoạt động khuyến công; tăng cường công tác hỗ trợ trực tiếp giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có dự án đầu tư thuận lợi trong lập dự án xin hỗ trợ kinh phí chuyển giao công nghệ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; hỗ trợ các địa phương lập quy hoạch chi tiết các cụm, điểm công nghiệp nông thôn đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch; tổ chức tốt các chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.
Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Nam Định đã chủ động tham mưu cho Sở Công thương phối hợp với các huyện, thành phố nắm bắt tình hình sản xuất suất CN-TTCN từng địa bàn, tuyên truyền cơ chế chính sách giúp các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, các tổ chức dịch vụ khuyến công sớm đăng ký các chương trình, đề án khuyến công để triển khai lập hồ sơ xin hỗ trợ kinh phí khuyến công địa phương theo quy định. Tuy nhiên, các chương trình, dự án khuyến công năm 2016 vẫn còn bộc lộ một số điểm yếu như chủ yếu tập trung vào xây dựng mô hình sản xuất sản phẩm mới, tham gia các hội chợ triển lãm (chiếm 70%), các nội dung khác còn chưa đa dạng; việc huy động kinh phí từ các nguồn ngoài ngân sách được cấp còn hạn chế (chưa có nguồn hỗ trợ khác); đội ngũ cán bộ kế toán của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ, lập đề án còn chưa đầy đủ, chính xác, thanh quyết toán chậm, nhiều nơi còn lúng túng; các doanh nghiệp được hưởng hỗ trợ từ kinh phí khuyến công, nhất là kinh phí hỗ trợ trình diễn mô hình kỹ thuật; hoá đơn chứng từ về xây dựng cơ bản, máy móc thiết bị thiếu nhiều, không hợp lệ dẫn đến một số dự án chưa thực hiện được; công tác thông tin tuyên truyền về chính sách khuyến công còn bất cập, một số cơ sở sản xuất chưa nhận thức hết nội dung ý nghĩa của công tác khuyến công nên các doanh nghiệp chưa mạnh dạn tiếp cận các nguồn vốn.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, phát huy tối đa hiệu quả từ nguồn hỗ trợ của UBND tỉnh, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của UBND tỉnh giao, trong năm 2017, Sở Công thương đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Nam Định triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện công tác khuyến công, dự kiến khoảng 27 chương trình, dự án; tổng kinh phí trình UBND tỉnh hỗ trợ là 4,5 tỷ đồng. Cụ thể gồm: 3 chương trình hỗ trợ kinh phí tham gia hội chợ, triển lãm; 4 chương trình tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về quản trị cho các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn, 5 chương trình mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới; 8 chương trình ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất. Ngoài ra, Trung tâm còn xây dựng kế hoạch thực hiện một số nội dung khác như: triển khai từ 4-7 chương trình hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết CCN; bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh…
Trong tháng 5-2017, Trung tâm đã khảo sát thực tế, lập tờ trình để Sở Công thương trình UBND tỉnh quyết định hỗ trợ kinh phí khuyến công đợt I-2017 cho 2 chương trình xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới của các Cty: TNHH Chế tạo điện cơ AXUZU, huyện Xuân Trường (kỹ thuật sản xuất chấn lưu kép của động cơ điện) và CP Dược AVA GREEN (kỹ thuật sản xuất nước súc miệng hương trầu) với mức 400 triệu đồng/mô hình; 1 chương trình hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại (máy chạm khắc gỗ CNC) trong chế biến gỗ của Doanh nghiệp tư nhân Phú Khánh, huyện Nghĩa Hưng. Theo kế hoạch, dự kiến trong đợt II-2017 sẽ triển khai 2-3 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới; 3 mô hình ứng dụng thiết bị hiện đại vào sản xuất và một số chương trình tham gia hội chợ, triển lãm trong khu vực với tổng kinh phí (dự kiến) khoảng 1,6 tỷ đồng. Các đợt III, IV năm 2017 sẽ có 2 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, 6 mô hình ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất với tổng kinh phí dự kiến khoảng 2 tỷ đồng.
Với mức hỗ trợ được nâng lên, hình thức hỗ trợ đa dạng theo chỉ đạo của UBND tỉnh đã khuyến khích các doanh nghiệp, hộ sản xuất mạnh dạn đầu tư hoàn thiện hệ thống máy móc, thiết bị sản xuất và tổ chức hội nghị trình diễn kỹ thuật sản xuất các sản phẩm mới đảm bảo các yếu tố: thiết thực, đảm bảo chất lượng, được thị trường chấp nhận và tiêu thụ tốt. Nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh đã tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất CN-TTCN đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, tạo thêm việc làm mới và thu nhập cho nhiều lao động nông thôn./.
Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Nam Định đã chủ động tham mưu cho Sở Công thương phối hợp với các huyện, thành phố nắm bắt tình hình sản xuất suất CN-TTCN từng địa bàn, tuyên truyền cơ chế chính sách giúp các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, các tổ chức dịch vụ khuyến công sớm đăng ký các chương trình, đề án khuyến công để triển khai lập hồ sơ xin hỗ trợ kinh phí khuyến công địa phương theo quy định. Tuy nhiên, các chương trình, dự án khuyến công năm 2016 vẫn còn bộc lộ một số điểm yếu như chủ yếu tập trung vào xây dựng mô hình sản xuất sản phẩm mới, tham gia các hội chợ triển lãm (chiếm 70%), các nội dung khác còn chưa đa dạng; việc huy động kinh phí từ các nguồn ngoài ngân sách được cấp còn hạn chế (chưa có nguồn hỗ trợ khác); đội ngũ cán bộ kế toán của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ, lập đề án còn chưa đầy đủ, chính xác, thanh quyết toán chậm, nhiều nơi còn lúng túng; các doanh nghiệp được hưởng hỗ trợ từ kinh phí khuyến công, nhất là kinh phí hỗ trợ trình diễn mô hình kỹ thuật; hoá đơn chứng từ về xây dựng cơ bản, máy móc thiết bị thiếu nhiều, không hợp lệ dẫn đến một số dự án chưa thực hiện được; công tác thông tin tuyên truyền về chính sách khuyến công còn bất cập, một số cơ sở sản xuất chưa nhận thức hết nội dung ý nghĩa của công tác khuyến công nên các doanh nghiệp chưa mạnh dạn tiếp cận các nguồn vốn.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, phát huy tối đa hiệu quả từ nguồn hỗ trợ của UBND tỉnh, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của UBND tỉnh giao, trong năm 2017, Sở Công thương đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Nam Định triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện công tác khuyến công, dự kiến khoảng 27 chương trình, dự án; tổng kinh phí trình UBND tỉnh hỗ trợ là 4,5 tỷ đồng. Cụ thể gồm: 3 chương trình hỗ trợ kinh phí tham gia hội chợ, triển lãm; 4 chương trình tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về quản trị cho các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn, 5 chương trình mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới; 8 chương trình ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất. Ngoài ra, Trung tâm còn xây dựng kế hoạch thực hiện một số nội dung khác như: triển khai từ 4-7 chương trình hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết CCN; bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh…
Trong tháng 5-2017, Trung tâm đã khảo sát thực tế, lập tờ trình để Sở Công thương trình UBND tỉnh quyết định hỗ trợ kinh phí khuyến công đợt I-2017 cho 2 chương trình xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới của các Cty: TNHH Chế tạo điện cơ AXUZU, huyện Xuân Trường (kỹ thuật sản xuất chấn lưu kép của động cơ điện) và CP Dược AVA GREEN (kỹ thuật sản xuất nước súc miệng hương trầu) với mức 400 triệu đồng/mô hình; 1 chương trình hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại (máy chạm khắc gỗ CNC) trong chế biến gỗ của Doanh nghiệp tư nhân Phú Khánh, huyện Nghĩa Hưng. Theo kế hoạch, dự kiến trong đợt II-2017 sẽ triển khai 2-3 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới; 3 mô hình ứng dụng thiết bị hiện đại vào sản xuất và một số chương trình tham gia hội chợ, triển lãm trong khu vực với tổng kinh phí (dự kiến) khoảng 1,6 tỷ đồng. Các đợt III, IV năm 2017 sẽ có 2 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, 6 mô hình ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất với tổng kinh phí dự kiến khoảng 2 tỷ đồng.
Với mức hỗ trợ được nâng lên, hình thức hỗ trợ đa dạng theo chỉ đạo của UBND tỉnh đã khuyến khích các doanh nghiệp, hộ sản xuất mạnh dạn đầu tư hoàn thiện hệ thống máy móc, thiết bị sản xuất và tổ chức hội nghị trình diễn kỹ thuật sản xuất các sản phẩm mới đảm bảo các yếu tố: thiết thực, đảm bảo chất lượng, được thị trường chấp nhận và tiêu thụ tốt. Nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh đã tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất CN-TTCN đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, tạo thêm việc làm mới và thu nhập cho nhiều lao động nông thôn./.