Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường
Thứ sáu, 25/08/2017
Với phương châm kinh doanh bền vững, đồng hành với nhà nông làm nên những mùa màng bội thu, Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển (VADFCO) luôn chú trọng tới công tác BVMT, tập trung đầu tư khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ để sản xuất những sản phẩm thân thiện với môi trường. Tạp chí Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Văn Hồng Sơn - Phó Giám Tổng đốc Công ty về vấn đề này.
Với phương châm kinh doanh bền vững, đồng hành với nhà nông làm nên những mùa màng bội thu, Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển (VADFCO) luôn chú trọng tới công tác BVMT, tập trung đầu tư khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ để sản xuất những sản phẩm thân thiện với môi trường. Tạp chí Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Văn Hồng Sơn - Phó Giám Tổng đốc Công ty về vấn đề này.
PV: Xin ông giới thiệu đôi nét về quá trình hoạt động và những kết quả nổi bật của Công ty VADFCO trong thời gian qua ?
Ông Văn Hồng Sơn: Công ty bắt đầu hoạt động từ 10/1963; trước đây công nghệ sản xuất phân lân dùng 100% quặng cục do vậy phải thải bỏ từ 30 đến 35% lượng quặng mịn trong quá trình gia công và sử dụng lượng nước rất lớn 45 m3/tấn sản phẩm; như sản xuất hiện tại hàng năm phải thải bỏ khoảng 100.000 tấn quặng mịn và sử dụng 14.000.000 m3 nước (sử dụng 14.000.000m3, thải ra ngoài 12.000.000 m3 nước/năm).Vì vậy để tồn tại và phát triển Công ty đã có những định hướng cụ thể và phát động phong trào thi đua và triển khai đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học công nghệ và thu được quả nổi bật trong các lĩnh vực sau đây:
Nghiên cứu thành công sử dụng than Antraxit nội địa thay cho than cok nhập ngoại, nhằm sử dụng 100% nguyên liệu, nhiên liệu trong nước để sản xuất phân bón phục vụ nông nghiệp;
Nghiên cứu cải tiến trắc đồ lò cao sản xuất phân lân nung chảy phù hợp với nhiên liệu là than Antraxit nội địa, nhằm nâng cao năng suất, thiết bị, giảm định mức tiêu hao nhiên liệu, điện năng và các chi phí khác;
Nghiên cứu sử dụng nguyên liệu dưới cỡ đưa vào sản xuất để giảm định mức tiêu hao nguyên liệu, giảm ô nhiễm môi trường, tận dụng triệt để nguồn tài nguyên của đất nước; giải quyết vấn đề môi trường và mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp;
Nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm phân lân nung chảy đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu. Kết quả đã sản xuất được phân lân nung chảy ở mức chất lượng 17, 18, 19 % P205 hữu hiệu. Sản phẩm phân lân nung chảy của Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển ngoài việc đáp ứng nhu cầu trong nước còn xuất khẩu sang các nước như: Úc, Nhật Bản, Malaixia, Đài Loan…
Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ giải quyết xử lý chất thải rắn, nước thải, khí thải… đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.
Các giải pháp khoa học công nghệ nghiên cứu chống ăn mòn đường ống thiết bị: Công ty chúng tôi đã nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất; đến nay sau hàng chục năm thiết bị không phải thay thế, tiết kiệm mỗi năm hàng tỷ đồng.
Với phương châm hoạt động “Sản xuất các sản phẩm có chất lượng tốt, thân thiện với môi trường”, Công ty đã cho ra đời các loại phân bón chuyên dùng cho từng loại cây trồng, từng thời gian sinh trưởng của cây, bảo vệ đất, tiết kiệm chi phí phân bón; mang lại hiệu quả cao do phân chìm xuống nước, không tan không bị rửa trôi, không bị gió bay, không ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, sản phẩm phân lân Văn Điển được tiêu thụ rộng khắp trong nước và xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới; khẳng định được vị trí, thương hiệu là người bạn đồng hành đáng tin cậy của nhà nông.
Công ty đã được trao nhiều danh hiệu như: Giải thưởng Môi trường Xanh 2002; Thương hiệu Xanh 2010; Top ten Thương hiệu Việt năm 2011 - 2014; Thương hiệu Vàng công nghiệp Việt Nam 2015, Doanh nghiệp Tiêu biểu tiên phong đổi mới công nghệ phát triển kinh tế xanh 2016… Giải thưởng Nhà nước về KHCN; Giải thưởng Sáng tạo KHKT Việt Nam VIFOTEC…
PV: Để nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường kiểm soát ô nhiễm, Công ty đã ứng dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh như thế nào, thưa ông?
Ông Văn Hồng Sơn: Như đã trả lời ở trên, trước đây Công ty áp dụng công nghệ của Trung Quốc để sản xuất phân lân nung chảy. Từ sau những năm 1978, bằng nội lực phấn đấu nghiên cứu để tồn tại và phát triển Công ty phát minh sáng chế ra công nghệ sản xuất phân lân nung chảy Made in Việt Nam với nhiều tính năng ưu Việt như: Sử dụng than Antra xít nội địa thay cho than cok; năng suất lò tăng; định mức tiêu hao than tại cửa lò cao, định mức tiêu hao điện tại lò cao giảm. Đây là công nghệ tiên tiến so với các nước trong khu vực kể cả Nhật Bản, Trung Quốc…xử lý “triệt tiêu các nguồn thải”, cụ thể như sau:
- Triệt tiêu chất thải rắn: Công ty tiếp tục triển khai sáng chế đóng bánh quặng sử dụng lại 100% nguyên liệu dưới cỡ sản xuất phân lân, tận thu khoảng 100.000 tấn quặng mịn/năm, triệt tiêu hoàn toàn chất thải rắn, mang lại lợi ích hàng chục tỷ đồng/năm.
- Triệt tiêu chất thải lỏng: Từ 2004 đến 2016 Công ty đã triển khai đề tài khoa học “Nghiên cứu xử lý tuần hoàn nước thải” với chi phí hơn 20 tỷ đồng. Đến nay, 100% lượng nước thải công nghiệp và sinh hoạt sau xử lý đã được đưa trở lại sản xuất; tiết kiệm mỗi năm được khoảng 12 - 13 triệu m3 tài nguyên nước, trên 5 triệu kWh điện, thu hồi khoảng 3.500 tấn bán thành phẩm và không phải đóng phí môi trường, triệt tiêu hoàn toàn nước thải,mang lại nguồn lợi trên 10 tỷ đồng/năm.
- Xử lý triệt để khí thải: Công ty hoàn thiện hệ thống xử lý khí thải sau lò, tăng thể tích, lưu lượng nước tưới tháp hấp thụ; tăng dung tích lò đốt CO lên 3 lần và bổ sung thêm dung dịch sữa vôi để hấp thụ và đốt triệt để khí CO tận dụng nhiệt khí thải để nung nóng không khí cấp vào lò. Chính vì vậy, chất lượng khí thải luôn đảm bảo yêu cầu theo quy định. Từ năm 2012 - 2015, Công ty đầu tư hơn 10 tỷ đồng lắp đặt thêm hệ thống lọc bụi tay áo, triệt tiêu bụi, thu hồi sản phẩm, làm lợi trên 1,5 tỷ đồng/năm.
Công ty cũng đã nghiên cứu áp dụng thành công giải pháp sử dụng nhiên liệu trấu ép thay thế than antraxit trong công nghệ sấy phân bón, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường; làm lợi 5 tỷ đồng mỗi năm.
Một trong những khó khăn hiện tại của Công ty đó là theo quy định của pháp luật việc lắp đặt các hệ thống quan trắc khí thải onlie chi phí rất lớn (dự kiến lắp cho 3 ống khói tại Cơ sở sản xuất Văn Điển chi phí hơn 12 tỷ đồng; 5 ống khói lại dự án đầu tư Bỉm Sơn, Thanh Hóa khoảng hơn 20 tỷ đồng), vì vậy cần có lộ trình thời gian để Công ty giảm chi phí, đảm bảo phát triển sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
PV: Xin ông cho biết, định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới?
Ông Văn Hồng Sơn: Để thực hiện tốt công tác BVMT, góp phần phát triển bền vững, Công ty sẽ tập trung giáo dục và đào tạo, nâng cao trình độ nhận thức cho cán bộ công nhân viên để mọi người tự giác chấp hành. Ngoài ra, Công ty sẽ đẩy mạnh các phong trào thi đua, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và công tác BVMT. Bên cạnh đó, Công ty sẽ chú trọng tới công tác vệ sinh môi trường, gắn với trách nhiệm cụ thể cho từng tổ, từng đơn vị sản xuất. Đồng thời, đẩy mạnh nghiên cứu, đổi mới công nghệ; đầu tư khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, cải thiện môi trường. Tiếp tục triển khai áp dụng 7 bằng sáng chế và các giải pháp KHKT, các sáng kiến cải tiến hợp lý hóa sản xuất một số đã áp dụng thành Công ở Văn Điển, một số còn hạn chế chưa áp dụng được do mặt bằng chật hẹp; áp dụng vào dự án đầu tư tại Bỉm Sơn, Thanh Hóa.
PV: Xin cảm ơn ông!
Ông Văn Hồng Sơn: Công ty bắt đầu hoạt động từ 10/1963; trước đây công nghệ sản xuất phân lân dùng 100% quặng cục do vậy phải thải bỏ từ 30 đến 35% lượng quặng mịn trong quá trình gia công và sử dụng lượng nước rất lớn 45 m3/tấn sản phẩm; như sản xuất hiện tại hàng năm phải thải bỏ khoảng 100.000 tấn quặng mịn và sử dụng 14.000.000 m3 nước (sử dụng 14.000.000m3, thải ra ngoài 12.000.000 m3 nước/năm).Vì vậy để tồn tại và phát triển Công ty đã có những định hướng cụ thể và phát động phong trào thi đua và triển khai đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học công nghệ và thu được quả nổi bật trong các lĩnh vực sau đây:
Nghiên cứu thành công sử dụng than Antraxit nội địa thay cho than cok nhập ngoại, nhằm sử dụng 100% nguyên liệu, nhiên liệu trong nước để sản xuất phân bón phục vụ nông nghiệp;
Nghiên cứu cải tiến trắc đồ lò cao sản xuất phân lân nung chảy phù hợp với nhiên liệu là than Antraxit nội địa, nhằm nâng cao năng suất, thiết bị, giảm định mức tiêu hao nhiên liệu, điện năng và các chi phí khác;
Nghiên cứu sử dụng nguyên liệu dưới cỡ đưa vào sản xuất để giảm định mức tiêu hao nguyên liệu, giảm ô nhiễm môi trường, tận dụng triệt để nguồn tài nguyên của đất nước; giải quyết vấn đề môi trường và mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp;
Nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm phân lân nung chảy đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu. Kết quả đã sản xuất được phân lân nung chảy ở mức chất lượng 17, 18, 19 % P205 hữu hiệu. Sản phẩm phân lân nung chảy của Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển ngoài việc đáp ứng nhu cầu trong nước còn xuất khẩu sang các nước như: Úc, Nhật Bản, Malaixia, Đài Loan…
Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ giải quyết xử lý chất thải rắn, nước thải, khí thải… đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.
Các giải pháp khoa học công nghệ nghiên cứu chống ăn mòn đường ống thiết bị: Công ty chúng tôi đã nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất; đến nay sau hàng chục năm thiết bị không phải thay thế, tiết kiệm mỗi năm hàng tỷ đồng.
Với phương châm hoạt động “Sản xuất các sản phẩm có chất lượng tốt, thân thiện với môi trường”, Công ty đã cho ra đời các loại phân bón chuyên dùng cho từng loại cây trồng, từng thời gian sinh trưởng của cây, bảo vệ đất, tiết kiệm chi phí phân bón; mang lại hiệu quả cao do phân chìm xuống nước, không tan không bị rửa trôi, không bị gió bay, không ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, sản phẩm phân lân Văn Điển được tiêu thụ rộng khắp trong nước và xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới; khẳng định được vị trí, thương hiệu là người bạn đồng hành đáng tin cậy của nhà nông.
Công ty đã được trao nhiều danh hiệu như: Giải thưởng Môi trường Xanh 2002; Thương hiệu Xanh 2010; Top ten Thương hiệu Việt năm 2011 - 2014; Thương hiệu Vàng công nghiệp Việt Nam 2015, Doanh nghiệp Tiêu biểu tiên phong đổi mới công nghệ phát triển kinh tế xanh 2016… Giải thưởng Nhà nước về KHCN; Giải thưởng Sáng tạo KHKT Việt Nam VIFOTEC…
PV: Để nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường kiểm soát ô nhiễm, Công ty đã ứng dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh như thế nào, thưa ông?
Ông Văn Hồng Sơn: Như đã trả lời ở trên, trước đây Công ty áp dụng công nghệ của Trung Quốc để sản xuất phân lân nung chảy. Từ sau những năm 1978, bằng nội lực phấn đấu nghiên cứu để tồn tại và phát triển Công ty phát minh sáng chế ra công nghệ sản xuất phân lân nung chảy Made in Việt Nam với nhiều tính năng ưu Việt như: Sử dụng than Antra xít nội địa thay cho than cok; năng suất lò tăng; định mức tiêu hao than tại cửa lò cao, định mức tiêu hao điện tại lò cao giảm. Đây là công nghệ tiên tiến so với các nước trong khu vực kể cả Nhật Bản, Trung Quốc…xử lý “triệt tiêu các nguồn thải”, cụ thể như sau:
- Triệt tiêu chất thải rắn: Công ty tiếp tục triển khai sáng chế đóng bánh quặng sử dụng lại 100% nguyên liệu dưới cỡ sản xuất phân lân, tận thu khoảng 100.000 tấn quặng mịn/năm, triệt tiêu hoàn toàn chất thải rắn, mang lại lợi ích hàng chục tỷ đồng/năm.
- Triệt tiêu chất thải lỏng: Từ 2004 đến 2016 Công ty đã triển khai đề tài khoa học “Nghiên cứu xử lý tuần hoàn nước thải” với chi phí hơn 20 tỷ đồng. Đến nay, 100% lượng nước thải công nghiệp và sinh hoạt sau xử lý đã được đưa trở lại sản xuất; tiết kiệm mỗi năm được khoảng 12 - 13 triệu m3 tài nguyên nước, trên 5 triệu kWh điện, thu hồi khoảng 3.500 tấn bán thành phẩm và không phải đóng phí môi trường, triệt tiêu hoàn toàn nước thải,mang lại nguồn lợi trên 10 tỷ đồng/năm.
- Xử lý triệt để khí thải: Công ty hoàn thiện hệ thống xử lý khí thải sau lò, tăng thể tích, lưu lượng nước tưới tháp hấp thụ; tăng dung tích lò đốt CO lên 3 lần và bổ sung thêm dung dịch sữa vôi để hấp thụ và đốt triệt để khí CO tận dụng nhiệt khí thải để nung nóng không khí cấp vào lò. Chính vì vậy, chất lượng khí thải luôn đảm bảo yêu cầu theo quy định. Từ năm 2012 - 2015, Công ty đầu tư hơn 10 tỷ đồng lắp đặt thêm hệ thống lọc bụi tay áo, triệt tiêu bụi, thu hồi sản phẩm, làm lợi trên 1,5 tỷ đồng/năm.
Công ty cũng đã nghiên cứu áp dụng thành công giải pháp sử dụng nhiên liệu trấu ép thay thế than antraxit trong công nghệ sấy phân bón, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường; làm lợi 5 tỷ đồng mỗi năm.
Một trong những khó khăn hiện tại của Công ty đó là theo quy định của pháp luật việc lắp đặt các hệ thống quan trắc khí thải onlie chi phí rất lớn (dự kiến lắp cho 3 ống khói tại Cơ sở sản xuất Văn Điển chi phí hơn 12 tỷ đồng; 5 ống khói lại dự án đầu tư Bỉm Sơn, Thanh Hóa khoảng hơn 20 tỷ đồng), vì vậy cần có lộ trình thời gian để Công ty giảm chi phí, đảm bảo phát triển sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
PV: Xin ông cho biết, định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới?
Ông Văn Hồng Sơn: Để thực hiện tốt công tác BVMT, góp phần phát triển bền vững, Công ty sẽ tập trung giáo dục và đào tạo, nâng cao trình độ nhận thức cho cán bộ công nhân viên để mọi người tự giác chấp hành. Ngoài ra, Công ty sẽ đẩy mạnh các phong trào thi đua, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và công tác BVMT. Bên cạnh đó, Công ty sẽ chú trọng tới công tác vệ sinh môi trường, gắn với trách nhiệm cụ thể cho từng tổ, từng đơn vị sản xuất. Đồng thời, đẩy mạnh nghiên cứu, đổi mới công nghệ; đầu tư khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, cải thiện môi trường. Tiếp tục triển khai áp dụng 7 bằng sáng chế và các giải pháp KHKT, các sáng kiến cải tiến hợp lý hóa sản xuất một số đã áp dụng thành Công ở Văn Điển, một số còn hạn chế chưa áp dụng được do mặt bằng chật hẹp; áp dụng vào dự án đầu tư tại Bỉm Sơn, Thanh Hóa.
PV: Xin cảm ơn ông!