Thực trạng áp dụng 5S tại xưởng may của Công ty Scavi Huế
Thứ tư, 06/12/2017
5S tạo ra một môi trường sạch sẽ, tiện lợi và giúp cho tổ chức, doanh nghiệp có thể cải tiến, nâng cao năng suất chất lượng.
5S tạo ra một môi trường sạch sẽ, tiện lợi và giúp cho tổ chức, doanh nghiệp có thể cải tiến, nâng cao năng suất chất lượng.
Ngày nay, khái niệm chất lượng và quản lý chất lượng không còn xa lạ với các doanh nghiệp Việt Nam. Muốn nâng cao khả năng cạnh trên thị trường, mỗi doanh nghiệp phải chọn cho mình một hướng đi riêng trong kinh doanh cũng như trong cách thức quản lý. Tuy nhiên, dù doanh nghiệp có chọn cách thức kinh doanh nào, đầu tư loại thiết bị máy móc hay công nghệ nào đi nữa, con người cũng vẫn là yếu tố quyết định đem lại thành công cho doanh nghiệp.
Khái niệm 5S (5S methodology) bắt nguồn từ Nhật Bản vào đầu những năm 1980 thế kỷ XX. Theo định nghĩa 5S là Seiri (Sàng lọc những thứ không cần thiết tại nơi làm việc và bỏ đi), Seiton (Sắp xếp mọi thứ ngăn nắp để dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy), Seiso (Sạch sẽ vệ sinh thiết bị, dụng cụ và nơi làm việc), Seiketsu (Săn sóc nơi làm việc bằng cách luôn thực hiện 3S trên) và Shitsuke (Sẵn sàng giáo dục rèn luyện để mọi người thực hiện 4S trên một cách tự giác).
Việc áp dụng thành công 5S đem đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng thành công phương pháp này. Một số kinh nghiệm trong việc áp dụng thành công 5S tại xưởng may của Công ty Scavi Huế dưới đây sẽ giúp các doanh nghiệp có thể học hỏi, từ đó áp có thể áp dụng thành công 5S vào doanh nghiệp mình.
Được biết, cứ 2 giờ một lần, khi nghe tiếng loa phát thanh báo hiệu, tất cả công nhân ở các chuyền may tại nhà máy may Scavi Huế đều dừng sản xuất để thực hiện công việc vệ sinh máy móc và vải vụn trong khuôn viên làm việc của mình. Hoạt động này trở thành thói quen và xem như công việc thường nhật bắt buộc mỗi công nhân phải thực hiện khi vào làm việc tại các nhà máy. Các hoạt động vệ sinh sạch sẽ, ngăn nắp trong sản xuất là điều kiện đáp ứng các yêu cầu khắt khe của đối tác khi 100% sản phẩm của doanh nghiệp đều xuất khẩu sang thị trường các nước Châu Âu.
Quản lý kỹ thuật, Công ty Scavi Huế, ông Nguyễn Duy Nam thông tin: “Vệ sinh máy móc, quét dọn nhà xưởng hay đơn giản chỉ là sắp xếp lại góc làm việc của mỗi người là một trong những tiêu chí nằm trong chương trình 5S của công ty. Áp dụng 5S, cùng với việc mở rộng, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, Scavi tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt của đối tác, trong đó môi trường nhà máy được xem là yếu tố bắt buộc hàng đầu”.
Cũng theo lãnh đạo doanh nghiệp, không chỉ môi trường làm việc trong nhà máy phải đảm bảo các yếu tố sạch mà quang cảnh, cây xanh trong khuôn viên cũng được doanh nghiệp thực hiện một cách nghiêm túc bằng cách phủ xanh các khu vực công nhân thường xuyên qua lại và nghỉ ngơi.
Với quan điểm làm đến đâu dọn đến đó và không có người xả rác thì không cần người dọn rác, cứ 2 tiếng đồng hồ các nhà máy tổ chức dọn vệ sinh một lần, 1 tuần tổng vệ sinh một lần nhằm tập tính tự giác, nâng cao nhận thức cho người lao động, tạo môi trường làm việc thông thoáng và sạch sẽ”. Ông Nguyễn Văn Phong - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Dệt may Huế cho biết, mỗi tháng công ty bổ sung vào “quỹ 5S” 260.000đ/công nhân, nếu ngày nào công nhân vi phạm sẽ bị trừ 10.000đ, nếu thực hiện tốt cả tháng sẽ được nhận đủ 260.000đ. Số tiền này không lớn, song sẽ là động lực giúp người lao động nỗ lực thực hiện các tiêu chí trong quy trình 5S.
Có thể thấy, việc ứng dụng 5S vừa tạo ra môi trường làm việc an toàn, đồng thời là nền tảng cơ bản để thực hiện các hệ thống đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu của đối tác. Nếu áp dụng nghiêm ngặt chương trình 5S, người lao động sẽ làm việc trong môi trường sạch sẽ, tiện lợi và hiệu quả công việc sẽ cao hơn và mức thu nhập sẽ tăng lên.
Khái niệm 5S (5S methodology) bắt nguồn từ Nhật Bản vào đầu những năm 1980 thế kỷ XX. Theo định nghĩa 5S là Seiri (Sàng lọc những thứ không cần thiết tại nơi làm việc và bỏ đi), Seiton (Sắp xếp mọi thứ ngăn nắp để dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy), Seiso (Sạch sẽ vệ sinh thiết bị, dụng cụ và nơi làm việc), Seiketsu (Săn sóc nơi làm việc bằng cách luôn thực hiện 3S trên) và Shitsuke (Sẵn sàng giáo dục rèn luyện để mọi người thực hiện 4S trên một cách tự giác).
Việc áp dụng thành công 5S đem đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng thành công phương pháp này. Một số kinh nghiệm trong việc áp dụng thành công 5S tại xưởng may của Công ty Scavi Huế dưới đây sẽ giúp các doanh nghiệp có thể học hỏi, từ đó áp có thể áp dụng thành công 5S vào doanh nghiệp mình.
Được biết, cứ 2 giờ một lần, khi nghe tiếng loa phát thanh báo hiệu, tất cả công nhân ở các chuyền may tại nhà máy may Scavi Huế đều dừng sản xuất để thực hiện công việc vệ sinh máy móc và vải vụn trong khuôn viên làm việc của mình. Hoạt động này trở thành thói quen và xem như công việc thường nhật bắt buộc mỗi công nhân phải thực hiện khi vào làm việc tại các nhà máy. Các hoạt động vệ sinh sạch sẽ, ngăn nắp trong sản xuất là điều kiện đáp ứng các yêu cầu khắt khe của đối tác khi 100% sản phẩm của doanh nghiệp đều xuất khẩu sang thị trường các nước Châu Âu.
Quản lý kỹ thuật, Công ty Scavi Huế, ông Nguyễn Duy Nam thông tin: “Vệ sinh máy móc, quét dọn nhà xưởng hay đơn giản chỉ là sắp xếp lại góc làm việc của mỗi người là một trong những tiêu chí nằm trong chương trình 5S của công ty. Áp dụng 5S, cùng với việc mở rộng, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, Scavi tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt của đối tác, trong đó môi trường nhà máy được xem là yếu tố bắt buộc hàng đầu”.
Cũng theo lãnh đạo doanh nghiệp, không chỉ môi trường làm việc trong nhà máy phải đảm bảo các yếu tố sạch mà quang cảnh, cây xanh trong khuôn viên cũng được doanh nghiệp thực hiện một cách nghiêm túc bằng cách phủ xanh các khu vực công nhân thường xuyên qua lại và nghỉ ngơi.
Với quan điểm làm đến đâu dọn đến đó và không có người xả rác thì không cần người dọn rác, cứ 2 tiếng đồng hồ các nhà máy tổ chức dọn vệ sinh một lần, 1 tuần tổng vệ sinh một lần nhằm tập tính tự giác, nâng cao nhận thức cho người lao động, tạo môi trường làm việc thông thoáng và sạch sẽ”. Ông Nguyễn Văn Phong - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Dệt may Huế cho biết, mỗi tháng công ty bổ sung vào “quỹ 5S” 260.000đ/công nhân, nếu ngày nào công nhân vi phạm sẽ bị trừ 10.000đ, nếu thực hiện tốt cả tháng sẽ được nhận đủ 260.000đ. Số tiền này không lớn, song sẽ là động lực giúp người lao động nỗ lực thực hiện các tiêu chí trong quy trình 5S.
Có thể thấy, việc ứng dụng 5S vừa tạo ra môi trường làm việc an toàn, đồng thời là nền tảng cơ bản để thực hiện các hệ thống đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu của đối tác. Nếu áp dụng nghiêm ngặt chương trình 5S, người lao động sẽ làm việc trong môi trường sạch sẽ, tiện lợi và hiệu quả công việc sẽ cao hơn và mức thu nhập sẽ tăng lên.