Công ty Dệt may đạt lợi ích nhờ áp dụng công cụ LEAN
Thứ hai, 12/09/2016
Sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) là tổ hợp các phương pháp, hiện đang được áp dụng ngày càng rộng rãi trên khắp thế giới, nhằm loại bỏ lãng phí và những bất hợp lý trong quá trình sản xuất, để có chi phí thấp hơn và tính cạnh tranh cao hơn đối thủ của người sản xuất.
Sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) là tổ hợp các phương pháp, hiện đang được áp dụng ngày càng rộng rãi trên khắp thế giới, nhằm loại bỏ lãng phí và những bất hợp lý trong quá trình sản xuất, để có chi phí thấp hơn và tính cạnh tranh cao hơn đối thủ của người sản xuất.
Nguyên lý của Lean là giúp cho các doanh nghiệp rút ngắn thời gian sản xuất, thời gian giao hàng từ đó tiết kiệm chi phí tối đa đem lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Áp dụng công nghệ Lean các công đoạn được kết nối thông qua dòng chảy liên tục; kiểm soát chặt chẽ chất lượng tại từng thao tác và công đoạn. Lean sẽ giúp cho việc lập kế hoạch, tính toán chính xác các công đoạn phù hợp với tiến độ sản xuất, giảm thiểu nguyên phụ liệu và hàng tồn từ đó tiết kiệm chi phí quản lý tăng năng suất và chất lượng cải thiện mối quan hệ với nhà cung cấp và nhà nhập khẩu sản phẩm may mặc.
Sản xuất tinh gọn – Lean được giới thiệu đến các công ty Dệt may Việt Nam bắt đầu từ những năm 2006. Một số công ty sau khi áp dụng Lean đã đạt được các kết quả như sau:
- Tại Tổng công ty May 10, sau khi áp dụng Lean, năng suất lao động của đơn vị tăng 52%, tỷ lệ hàng lỗi giảm tới 8%, giảm chi phí sản xuất từ 5-10%/năm.
- Tổng công ty May Hưng Yên, lần đầu tiên áp dụng Lean cho 1 chuyền sản xuất đã cho kết quả năng suất cuối ngày tăng 21% so với công nghệ chuyền thường.
- Tổng Công ty May Nhà Bè – CTCP (NBC), áp dụng Lean từ năm 2013, đã triển khai đồng loạt Lean cho chủng loại sản phẩm Veston Nam, bước sang năm 2014, đơn vị này tiếp tục triển khai và hoàn thành cho tổ cắt, tạo sự đồng bộ trong sản xuất. Kết quả áp dụng Lean giúp năng suất toàn hệ thống của Tổng Công ty May Nhà Bè tăng hơn 20%; Năng suất, chất lượng của từng chuyền đã được ổn định và kiểm soát qua từng giờ sản xuất.
- Tổng công ty CP Dệt May Hòa Thọ, sau khi áp dụng Lean, doanh nghiệp đã sử dụng hiệu quả hơn mặt bằng nhà xưởng, giảm hàng tồn trên chuyền từ 30 sản phẩm xuống còn 3 sản phẩm, hàng lỗi giảm từ 20% xuống còn 8%.
- Tại tổng công ty CP May Việt Tiến, Lean đã thúc đẩy tăng trưởng của đơn vị đạt trên 14% so với cùng kỳ trước khi áp dụng Lean. Ngoài ra, giảm hàng lỗi, tiết kiệm mặt bằng để đầu tư thêm dây chuyền sản xuất mới mà không phải xây dựng nhà xưởng.
Các công ty dệt may nhỏ có nên áp dụng Lean?
Theo ông Andrew Cheah, chuyên viên Công ty Tư vấn Lean Advisors: đừng nên đợi công ty lớn mạnh mới chuyển sang áp dụng Lean, vì khi đó việc chuyển đổi các hình thức quản trị, sản xuất… sẽ rất phức tạp. “Áp dụng Lean đơn giản chỉ là giải thích cho nhân viên về những gì cần làm để tăng thêm giá trị cho khách hàng, những gì ngược với mối quan tâm của khách hàng là lãng phí”.
Nguyên tắc chủ đạo của Lean là gia tăng giá trị cho khách hàng thông qua việc liên tục loại bỏ lãng phí trong suốt quá trình cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Lãng phí ở đây được hiểu là “tất cả các hoạt động của doanh nghiệp không giúp tạo ra giá trị mong muốn cho khách hàng”. Vì thế, muốn áp dụng Lean, doanh nghiệp phải hiểu đâu là những điều khách hàng thật sự quan tâm, những giá trị từ sản phẩm và dịch vụ cung cấp được khách hàng sẵn sàng trả tiền… Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ biết cách giảm thiểu, hoặc loại bỏ, những hoạt động nào làm phát sinh chi phí và kéo dài thời gian chờ đợi của khách hàng.
Sản xuất tinh gọn – Lean được giới thiệu đến các công ty Dệt may Việt Nam bắt đầu từ những năm 2006. Một số công ty sau khi áp dụng Lean đã đạt được các kết quả như sau:
- Tại Tổng công ty May 10, sau khi áp dụng Lean, năng suất lao động của đơn vị tăng 52%, tỷ lệ hàng lỗi giảm tới 8%, giảm chi phí sản xuất từ 5-10%/năm.
- Tổng công ty May Hưng Yên, lần đầu tiên áp dụng Lean cho 1 chuyền sản xuất đã cho kết quả năng suất cuối ngày tăng 21% so với công nghệ chuyền thường.
- Tổng Công ty May Nhà Bè – CTCP (NBC), áp dụng Lean từ năm 2013, đã triển khai đồng loạt Lean cho chủng loại sản phẩm Veston Nam, bước sang năm 2014, đơn vị này tiếp tục triển khai và hoàn thành cho tổ cắt, tạo sự đồng bộ trong sản xuất. Kết quả áp dụng Lean giúp năng suất toàn hệ thống của Tổng Công ty May Nhà Bè tăng hơn 20%; Năng suất, chất lượng của từng chuyền đã được ổn định và kiểm soát qua từng giờ sản xuất.
- Tổng công ty CP Dệt May Hòa Thọ, sau khi áp dụng Lean, doanh nghiệp đã sử dụng hiệu quả hơn mặt bằng nhà xưởng, giảm hàng tồn trên chuyền từ 30 sản phẩm xuống còn 3 sản phẩm, hàng lỗi giảm từ 20% xuống còn 8%.
- Tại tổng công ty CP May Việt Tiến, Lean đã thúc đẩy tăng trưởng của đơn vị đạt trên 14% so với cùng kỳ trước khi áp dụng Lean. Ngoài ra, giảm hàng lỗi, tiết kiệm mặt bằng để đầu tư thêm dây chuyền sản xuất mới mà không phải xây dựng nhà xưởng.
Các công ty dệt may nhỏ có nên áp dụng Lean?
Theo ông Andrew Cheah, chuyên viên Công ty Tư vấn Lean Advisors: đừng nên đợi công ty lớn mạnh mới chuyển sang áp dụng Lean, vì khi đó việc chuyển đổi các hình thức quản trị, sản xuất… sẽ rất phức tạp. “Áp dụng Lean đơn giản chỉ là giải thích cho nhân viên về những gì cần làm để tăng thêm giá trị cho khách hàng, những gì ngược với mối quan tâm của khách hàng là lãng phí”.
Nguyên tắc chủ đạo của Lean là gia tăng giá trị cho khách hàng thông qua việc liên tục loại bỏ lãng phí trong suốt quá trình cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Lãng phí ở đây được hiểu là “tất cả các hoạt động của doanh nghiệp không giúp tạo ra giá trị mong muốn cho khách hàng”. Vì thế, muốn áp dụng Lean, doanh nghiệp phải hiểu đâu là những điều khách hàng thật sự quan tâm, những giá trị từ sản phẩm và dịch vụ cung cấp được khách hàng sẵn sàng trả tiền… Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ biết cách giảm thiểu, hoặc loại bỏ, những hoạt động nào làm phát sinh chi phí và kéo dài thời gian chờ đợi của khách hàng.
Theo Văn phòng NSLC