Phú Thọ: Nỗ lực xóa bỏ lò gạch thủ công
Thứ ba, 30/08/2016
Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh Phú Thọ về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung (VLXKN); giảm dần sản xuất, sử dụng gạch xây đất sét nung, nhiều năm qua tỉnh đã triển khai các phương án kiên quyết xóa bỏ lò nung gạch thủ công trên địa bàn. Tuy nhiên đến nay, nhiều lò gạch vẫn hiên ngang hoạt động, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường, sức khỏe và đời sống nhân dân.
Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh Phú Thọ về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung (VLXKN); giảm dần sản xuất, sử dụng gạch xây đất sét nung, nhiều năm qua tỉnh đã triển khai các phương án kiên quyết xóa bỏ lò nung gạch thủ công trên địa bàn. Tuy nhiên đến nay, nhiều lò gạch vẫn hiên ngang hoạt động, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường, sức khỏe và đời sống nhân dân.
Chỉ tính riêng trên địa bàn thành phố Việt Trì, hiện đang tồn tại 31 lò gạch thủ công gây ô nhiễm môi trường và bức xúc cho người dân. Hiện tại mới chỉ xóa được 4/31 lò gạch, đạt 13% so với kế hoạch. Các huyện còn lại có hơn 115 lò gạch nung liên tục kiểu đứng và lò vòng đang hoạt động.
Tại những nơi có lò gạch thủ công đang hoạt động, khi được hỏi, người dân hết sức bức xúc và mong mỏi chính quyền có biện pháp xử lý, di rời hoặc đình chỉ hoạt động của các lò gạch này, trả lại bầu không khí trong lành để người dân yên tâm sinh sống, canh tác. Trong khi đó, các cơ quan chức năng lại chưa thực sự kiên quyết trong việc xử lý vấn đề này.
Nếu đúng theo lộ trình, đến hết tháng 12/2015 sẽ hoàn thành việc xóa bỏ 100% cơ sở sản xuất gạch xây đất nung công nghệ lò đứng liên tục tại thành phố Việt Trì, các địa phương khác trong tỉnh giảm dần và chấm dứt hoạt động trước năm 2020. Đồng thời từ năm 2015, không cho phép đầu tư sản xuất gạch xây đất nung công nghệ lò đứng liên tục, công nghệ lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên địa bàn.
Ngoài ra, để đảm bảo nguồn cung cho thị trường, thay thế gạch nung, các loại VLXKN được đầu tư phát triển và khuyến khích sử dụng, bao gồm các loại gạch xi măng - cốt liệu; vật liệu nhẹ (gạch từ bê tông khí chưng áp, gạch từ bê tông khí không chưng áp, gạch từ bê tông bọt, tấm Panel từ bê tông khí chưng áp); tấm tường thạch cao; đá chẻ, gạch đá ong, VLXKN từ đất đồi và phế thải xây dựng, phế thải công nghiệp, gạch silicát…
Để khắc phục tình trạng kế hoạch xóa bỏ lò gạch thủ công vẫn “trên giấy tờ”, đồng thời thực hiện có hiệu quả chủ trương của tỉnh, cần có sự chung tay của cả cộng đồng và chính quyền, bằng nhiều biện pháp thiết thực như tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng lò gạch nung thủ công cũng như các chủ trương, chính sách về lộ trình xóa bỏ sản xuất gạch xây đất nung, chương trình phát triển và sử dụng VLXKN trong các công trình xây dựng; hỗ trợ đầu tư đối với các trường hợp đầu tư sản xuất VLXKN công nghệ tiên tiến; tạo việc làm mới cho các chủ cơ sở sản xuất và lực lượng lao động sản xuất gạch đất nung cũ khi tiến hành xóa bỏ sản xuất; tăng cường công tác kiểm tra hoạt động khai thác, mua bán đất sét làm nguyên liệu để sản xuất gạch trên địa bàn và xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm.
Tại những nơi có lò gạch thủ công đang hoạt động, khi được hỏi, người dân hết sức bức xúc và mong mỏi chính quyền có biện pháp xử lý, di rời hoặc đình chỉ hoạt động của các lò gạch này, trả lại bầu không khí trong lành để người dân yên tâm sinh sống, canh tác. Trong khi đó, các cơ quan chức năng lại chưa thực sự kiên quyết trong việc xử lý vấn đề này.
Nếu đúng theo lộ trình, đến hết tháng 12/2015 sẽ hoàn thành việc xóa bỏ 100% cơ sở sản xuất gạch xây đất nung công nghệ lò đứng liên tục tại thành phố Việt Trì, các địa phương khác trong tỉnh giảm dần và chấm dứt hoạt động trước năm 2020. Đồng thời từ năm 2015, không cho phép đầu tư sản xuất gạch xây đất nung công nghệ lò đứng liên tục, công nghệ lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên địa bàn.
Ngoài ra, để đảm bảo nguồn cung cho thị trường, thay thế gạch nung, các loại VLXKN được đầu tư phát triển và khuyến khích sử dụng, bao gồm các loại gạch xi măng - cốt liệu; vật liệu nhẹ (gạch từ bê tông khí chưng áp, gạch từ bê tông khí không chưng áp, gạch từ bê tông bọt, tấm Panel từ bê tông khí chưng áp); tấm tường thạch cao; đá chẻ, gạch đá ong, VLXKN từ đất đồi và phế thải xây dựng, phế thải công nghiệp, gạch silicát…
Để khắc phục tình trạng kế hoạch xóa bỏ lò gạch thủ công vẫn “trên giấy tờ”, đồng thời thực hiện có hiệu quả chủ trương của tỉnh, cần có sự chung tay của cả cộng đồng và chính quyền, bằng nhiều biện pháp thiết thực như tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng lò gạch nung thủ công cũng như các chủ trương, chính sách về lộ trình xóa bỏ sản xuất gạch xây đất nung, chương trình phát triển và sử dụng VLXKN trong các công trình xây dựng; hỗ trợ đầu tư đối với các trường hợp đầu tư sản xuất VLXKN công nghệ tiên tiến; tạo việc làm mới cho các chủ cơ sở sản xuất và lực lượng lao động sản xuất gạch đất nung cũ khi tiến hành xóa bỏ sản xuất; tăng cường công tác kiểm tra hoạt động khai thác, mua bán đất sét làm nguyên liệu để sản xuất gạch trên địa bàn và xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm.
Theo Báo Xây dựng