Khuyến công Quảng Ninh- Sát cánh cùng doanh nghiệp gỗ
Thứ sáu, 28/07/2017
Sẵn sàng hỗ trợ lần hai cho doanh nghiệp có nhu cầu và đủ điều kiện, khuyến công Quảng Ninh đang tích cực đồng hành với doanh nghiệp công nghiệp nông thôn (CNNT) khai thác thế mạnh, mở rộng sản xuất.
Sẵn sàng hỗ trợ lần hai cho doanh nghiệp có nhu cầu và đủ điều kiện, khuyến công Quảng Ninh đang tích cực đồng hành với doanh nghiệp công nghiệp nông thôn (CNNT) khai thác thế mạnh, mở rộng sản xuất.
Năm 2017, Dự án "Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ván gỗ ghép thanh cao cấp phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu" của Công ty CP Chế biến lâm sản Quảng Ninh có tổng vốn đầu tư trên 5,6 tỷ đồng, đã được khuyến công Quảng Ninh hỗ trợ 400 triệu đồng.
Dự án được triển khai với việc đầu tư xây dựng mới các công trình nhà xưởng, nhà kho, mua sắm lắp đặt toàn bộ máy móc, thiết bị đồng bộ, công nghệ cao cho dây chuyền sản xuất khép kín. Sản phẩm sản xuất ra đạt tiêu chuẩn phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Riêng về phần thiết bị, với tiêu chí hiện đại, tiết kiệm, hiệu quả máy móc sản xuất chính, như: Lò sấy gỗ, máy bào 4 mặt, 6 trục dao, băng tải cấp phối… được lựa chọn từ các nhà cung cấp Đài Loan, Nhật Bản. Một số thiết bị phụ trợ khác, như: Khung, giá lò sấy… được đặt mua tại các đơn vị chế tạo trong nước hoặc liên doanh với nước ngoài để tiết kiệm chi phí.
Nhà máy có tổng công suất 5.000m3 sản phẩm/năm. Năm thứ nhất, với 80% công suất, công ty sẽ đạt khoảng 72,5 tỷ đồng doanh thu, nộp ngân sách nhà nước khoảng 365 triệu đồng. Dự án sẽ tạo việc làm cho 40 lao động, thời gian hoàn vốn gần 6 năm.
Theo ông Phí Bằng Vang - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chế biến lâm sản Quảng Ninh, đây không phải là lần đầu tiên doanh nghiệp được hưởng hỗ trợ từ chương trình khuyến công. Năm 2013, doanh nghiệp đã được hỗ trợ 250 triệu đồng để đầu tư 1 lò sấy tự động công nghệ của Italia và 1 máy bào cao tốc. Sau khi đi vào hoạt động các thiết bị mới đã giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ngày một thuận lợi. Từ đầu năm tới nay, số lượng đơn hàng công ty nhận được tăng khoảng 60% so với năm 2016. Doanh nghiệp phải thường xuyên huy động công nhân tăng ca để đáp ứng các đơn hàng lớn.
"Tuy nguồn kinh phí hỗ trợ của chương trình khuyến công không cao nhưng đã tạo động lực để doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư cho công nghệ mới, cải thiện sản xuất, tăng sức cạnh tranh trên thị trường" - ông Phí Bằng Vang chia sẻ.
Theo đại diện Sở Công Thương Quảng Ninh, hiện toàn tỉnh có 136.262 ha diện tích trồng rừng, sản lượng hàng năm đạt khoảng 2 triệu m3. Nguyên liệu gỗ rừng trồng hiện mới sử dụng số lượng nhỏ cho sản xuất sản phẩm tiêu dùng và xuất khẩu, còn lại chủ yếu được dùng chống lò, làm củi đốt và dăm bào, chưa tạo ra được những sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Nhận thấy những bất cập này, thời gian qua, khuyến công Quảng Ninh đã tích cực tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, chế biến gỗ nhằm tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
Với những doanh nghiệp đã được hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công như Công ty CP Chế biến lâm sản Quảng Ninh có nhu cầu, đủ tiêu chuẩn và có đề án khả thi tỉnh vẫn hỗ trợ. Hy vọng, sự nỗ lực đồng hành của chương trình khuyến công sẽ tạo cú hích và góp phần tích cực cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp CNNT.
Ông Phí Bằng Vang - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chế biến lâm sản Quảng Ninh: Nguồn vốn tuy không lớn, nhưng đã khuyến khích được doanh nghiệp bố trí vốn đối ứng cho mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Dự án được triển khai với việc đầu tư xây dựng mới các công trình nhà xưởng, nhà kho, mua sắm lắp đặt toàn bộ máy móc, thiết bị đồng bộ, công nghệ cao cho dây chuyền sản xuất khép kín. Sản phẩm sản xuất ra đạt tiêu chuẩn phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Riêng về phần thiết bị, với tiêu chí hiện đại, tiết kiệm, hiệu quả máy móc sản xuất chính, như: Lò sấy gỗ, máy bào 4 mặt, 6 trục dao, băng tải cấp phối… được lựa chọn từ các nhà cung cấp Đài Loan, Nhật Bản. Một số thiết bị phụ trợ khác, như: Khung, giá lò sấy… được đặt mua tại các đơn vị chế tạo trong nước hoặc liên doanh với nước ngoài để tiết kiệm chi phí.
Nhà máy có tổng công suất 5.000m3 sản phẩm/năm. Năm thứ nhất, với 80% công suất, công ty sẽ đạt khoảng 72,5 tỷ đồng doanh thu, nộp ngân sách nhà nước khoảng 365 triệu đồng. Dự án sẽ tạo việc làm cho 40 lao động, thời gian hoàn vốn gần 6 năm.
Theo ông Phí Bằng Vang - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chế biến lâm sản Quảng Ninh, đây không phải là lần đầu tiên doanh nghiệp được hưởng hỗ trợ từ chương trình khuyến công. Năm 2013, doanh nghiệp đã được hỗ trợ 250 triệu đồng để đầu tư 1 lò sấy tự động công nghệ của Italia và 1 máy bào cao tốc. Sau khi đi vào hoạt động các thiết bị mới đã giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ngày một thuận lợi. Từ đầu năm tới nay, số lượng đơn hàng công ty nhận được tăng khoảng 60% so với năm 2016. Doanh nghiệp phải thường xuyên huy động công nhân tăng ca để đáp ứng các đơn hàng lớn.
"Tuy nguồn kinh phí hỗ trợ của chương trình khuyến công không cao nhưng đã tạo động lực để doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư cho công nghệ mới, cải thiện sản xuất, tăng sức cạnh tranh trên thị trường" - ông Phí Bằng Vang chia sẻ.
Theo đại diện Sở Công Thương Quảng Ninh, hiện toàn tỉnh có 136.262 ha diện tích trồng rừng, sản lượng hàng năm đạt khoảng 2 triệu m3. Nguyên liệu gỗ rừng trồng hiện mới sử dụng số lượng nhỏ cho sản xuất sản phẩm tiêu dùng và xuất khẩu, còn lại chủ yếu được dùng chống lò, làm củi đốt và dăm bào, chưa tạo ra được những sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Nhận thấy những bất cập này, thời gian qua, khuyến công Quảng Ninh đã tích cực tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, chế biến gỗ nhằm tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
Với những doanh nghiệp đã được hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công như Công ty CP Chế biến lâm sản Quảng Ninh có nhu cầu, đủ tiêu chuẩn và có đề án khả thi tỉnh vẫn hỗ trợ. Hy vọng, sự nỗ lực đồng hành của chương trình khuyến công sẽ tạo cú hích và góp phần tích cực cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp CNNT.
Ông Phí Bằng Vang - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chế biến lâm sản Quảng Ninh: Nguồn vốn tuy không lớn, nhưng đã khuyến khích được doanh nghiệp bố trí vốn đối ứng cho mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.